Ứng Cử Viên Tổng Thống Hứa Gì Về Di Trú Năm 2020? Texas Từ Chối Người Tỵ Nạn - Lịch Cấp Chiếu Khán Tháng 2-2020

Chủ Nhật, 19 Tháng Giêng 202022:53(Xem: 14481)
Ứng Cử Viên Tổng Thống Hứa Gì Về Di Trú Năm 2020? Texas Từ Chối Người Tỵ Nạn - Lịch Cấp Chiếu Khán Tháng 2-2020
Mục di trú và bảo lãnh do Văn Phòng tham vấn di trú Robert Mullins International đảm trách hằng tuần, rất hữu ích cho quý vị nào quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân. Đề tài trên đây cũng được thảo luận trực tiếp trên www.Facebook.com/rmiodp vào mỗi tối thứ Tư, từ 7:00-8:00 giờ, hoặc sáng thứ Năm lúc 10:00 sáng, giờ Việt Nam.

(Robert Mullins International) Vào ngày 10 tháng Giêng năm 2020 vừa qua, Thống đốc Greg Abbott của tiểu bang Texas đã trở thành vị thống đốc đầu tiên của Hoa Kỳ từ chối nhận người tỵ nạn. Việc này xảy ra sau khi một lệnh hành pháp của Tòa Bạch Ốc đã cho phép các tiểu bang và các quận hạt được quyền từ chối người tỵ nạn được tái định cư.

Quyết định này là một vấn đề quan trọng đối với chương tỵ nạn vì Texas là tiểu bang là nơi nhận người tỵ nạn nhiều nhất. Thống đốc tiểu bang Texas nói rằng: "Vào thời điểm này, tiểu bang và những tổ chức vô vị lợi có trách nhiệm mang những nguồn lực sẵn có cho những người dân đang có mặt ở đây, bao gồm những người tỵ nạn, di dân và vô gia cư. Chính vì thế, Texas không thể đồng ý việc cho tái định cư người tỵ nạn trong tài khóa này".

Nhiều người tỵ nạn từng định cư ngắn hạn ở tiểu bang khác và sau đó có thể di chuyển đến tiểu bang Texas nhưng họ sẽ không được hưởng những lợi ích tái định cư của liên bang, chẳng hạn như nơi ở, các cơ quan tái định cư cho biết như vậy.

Cho đến nay, 41 thống đốc và có ít nhất 7 giới chức địa phương đều đồng ý tái định cư người tỵ nạn. Hai tiểu bang Florida và Georgia vẫn giữ im lặng. Một trong những việc làm đầu tiên của Tổng thống Trump sau khi nhậm chức vào tháng Giêng năm 2017 và ban hành lệnh cắt tối đa số người tỵ nạn xuống còn 50.000 người trong năm đó. Kể từ đó, số người bị cắt xén dần dần mỗi năm. Ông Trump đã ấn định con số tối đa chỉ còn 18.000 người tỵ nạn được quyền nhập cảnh mỗi năm, là con số thấp nhất kể từ khi chương trình tỵ nạn bắt đầu từ năm 1980.

Ba trong số chín cơ quan tái định cư quốc gia đã nộp đơn thưa hành pháp Trump tại tòa án liên bang với nỗ lực ngăn chận lệnh về người tỵ nạn được thi hành.

Những Lời Hứa Về Di Trú Trong Năm 2020

Mỗi ứng viên tranh cử tổng thống hiện đang đưa ra những lời hứa về phương cách mà họ sẽ cải thiện luật di trú của quốc gia. Tuy nhiên, con đường từ những lời hứa đi đến hiện thực không dễ dàng chút nào. Thay đổi luật di trú đòi hỏi đảng Dân Chủ phải chiếm đa số ghế tại Thượng viện và Hạ viện.

Ứng cử viên Tom Steyer muốn những người tỵ nạn vì khí hậu được đến Hoa Kỳ. Ông Steyer muốn:

- ủng hộ những di dân nào buộc phải thay đổi nơi sinh sống vì sự thay đổi khí hậu,

- trợ giúp những nước đang chịu cảnh thiên tai bằng cách cung cấp  ngân quỹ, dụng cụ và trợ giúp các chuyên viên,

- tạo những hạng mục di trú mới để bảo đảm những người thóat khỏi khí hậu liên quan đến thiên tai và những cuộc xung đột được hợp pháp nhập cảnh Hoa Kỳ,

- phục hồi chương DACA (dành cho những người nhập cảnh Hoa Kỳ bất hợp pháp khi còn thơ ấu) và bãi bỏ lệnh cấm người Hồi giáo du lịch sang Hoa Kỳ và chương trình Bảo Vệ Di Dân; và mở một con đường cho nhập tích tất cả những di dân bất hợp pháp.

- cải tổ cơ quan ICE (tức cơ quan Thi Hành Luật Di Trú và Thuế Quan), cơ quan Kiểm Sóat Biên Phòng và Sở di trú USCIS để ngăn chận những hành động  ác cảm, chẳng hạn như ly tán các thành viên trong gia đình.

Ứng cử viên Michael Bloomberg cũng muốn mang lại cơ hội nhập tịch Hoa Kỳ cho tất cả di dân bất hợp pháp.

Ông Bloomberg muốn cân bằng việc gia tăng phòng vệ biên giới và vấn đề di trú có tính người. Ông nói rằng:

- Chúng ta cần một con đường đi đến công dân hóa cho 11 triệu người di dân bất hợp pháp tại Hoa Kỳ.

- Chúng ta cần kiểm sóat biên giới mạnh mẽ hơn, có thể bắt đầu từ các phi trường. Bốn mươi phần trăm di dân bất hợp pháp ở Hoa Kỳ đã nhập cảnh hợp pháp với một vài lọai chiếu khán (visa) phi di dân và đã ở lại quá hạn.

- Nên có viện trợ ngọai quốc nhiều hơn cho những nước có người tỵ nạn đang phải trốn đi. Chúng ta cần có nghĩa vụ giúp những người dân đang phải trốn khỏi quê hương của họ và sẽ gặp nguy hiểm chết người nếu họ trở lại. Giải pháp của chúng ta nên làm là gia tăng viện trợ.

- Hoa Kỳ cần có thêm di dân. Những lợi ích của Hoa Kỳ đến từ những di dân có năng khiếu cao mang tài năng của họ đến Hoa Kỳ trong nhiều công nghiệp đa dạng, chẳng hạn như thảo chương điện tóan và trình diễn âm nhạc.

Một phụ nữ Nhật được yêu cầu thử có thai hay không trước khi bay đến quần đảo thuộc Hoa Kỳ

Saipan nằm trong Quần Đảo Mariana Phía Bắc gần đảo Guam và giống như đảo Guam. Đây cũng là lãnh thổ thuộc Hoa Kỳ và bất cứ ai sinh ở đây đều trở thành công dân Hoa Kỳ. Tháng 11 năm 2019 vừa qua, một thiếu nữ Nhật 25 tuổi đã được yêu cầu thử xem có thai hay không trước khi cô có thể lên máy bay từ Nhật sang đảo Saipan. Hãng hàng không nói rằng điều này cần được áp dụng vì giới chức ở Saipan quan tâm đến việc có một số phụ nữ đang dùng đảo này như là nơi để có thể du lịch và sinh con ở đây. Trong năm 2018, có nhiều em bé đã được sinh ra từ khách du lịch hơn là từ cư dân của Saipan.

Cô thiếu nữ Nhật không có thai và cô khai như thế trên bản khai nhưng nhân viên máy bay bảo cô ký tên trên đơn đồng ý cho phép thử thai đối với những nữ du khách trông có vẻ đang mang thai. Nhân viên máy bay hướng dẫn cô thử xem có thai hay không trước khi cho cô lên máy bay. Người thiếu nữ Nhật này cảm thấy "rất xấu hổ và bực bội" khi bị đưa đến một phòng vệ sinh công cộng để thử thai. Dĩ nhiên, kết quả thử thai không dương tính và cô có thể lên máy bay.

Nhiều du khách sinh con ở Saipan đến từ Trung quốc. Công dân Trung quốc có thể viếng thăm quần đảo Mariana Phía Bắc không cần xin chiếu khán. Năm trăm bảy mươi lăm (575) du khách Trung quốc đã sinh con ở đây trong năm 2018.

Phụ nữ mang thai đến Mỹ du lịch không bị xem là phạm pháp, dù sinh con ở nước này, hoặc ở các lãnh thổ khác của Hoa Kỳ. Các viên chức di trú có thể đưa những người nói dối về mục đích du lịch hoặc những người có chủ đích đi chữa bệnh. Hãng máy bay sẽ được yêu cầu chở những hành khách trở về nguyên quán nếu chiếu khán của họ bị từ chối nhập cảnh ở phi trường.

LỊCH CẤP CHIẾU KHÁN VÀ CHUYỂN DIỆN CƯ TRÚ THÁNG 2-2020

(1) - IR-1, IR-2, IR-5: Vợ, con vị thành niên, cha mẹ của công dân Hoa Kỳ, luôn luôn hiệu lực

(2) - Diện F-1: Con độc thân, trên 20 tuổi, của công dân Mỹ: Ngày 22/08/2013 (Tăng 5 tuần)

(F-1  Xin Chuyển Diện Cư Trú Tại Hoa Kỳ: 22/03/2014)

(3) - Diện F2A: Vợ hoặc chồng và các con nhỏ của thường trú nhân: (Hiệu Lực Ngay)

(F2A Xin Chuyển Diện Cư Trú Tại Hoa Kỳ: 01/12/2019)

(4) - Diện F2B: Con độc thân, trên 20 tuổi, của thường trú nhân: Ngày 22/08/2014 (Tăng 2 tuần)

(F2B Xin Chuyển Diện Cư Trú Tại Hoa Kỳ: 22/04/2015)

(5) - Diện F-3: Con đã lập gia đình của công dân Mỹ. Ngày 22/11/2007 (Tăng 1 tuần)

(F3 Xin Chuyển Diện Cư Trú Tại Hoa Kỳ: 22/07/2008)

(6) - Diện F-4: Anh chị em của công dân Mỹ: Ngày 01/07/2006 (Lùi lại 7 tháng)

(F4 Xin Chuyển Diện Cư Trú Tại Hoa Kỳ: 22/07/2007)

(7) - Diện Đầu Tư Định Cư EB-5 (trực tiếp & gián tiếp): 15/12/2016

(8) - Tu Sĩ-SR: (Hiệu Lực Ngay)

Hỏi Đáp Di Trú

- Hỏi: Tại sao những công dân Trung quốc đến thăm quần đảo Mariana Phía Bắc lại không cần có chiếu khán nhập cảnh?

- Đáp: Chính phủ Hoa Kỳ cho phép điều này để tăng dịch vụ du lịch ở Saipan.

- Hỏi: Vấn đề thử thai ở phi trường có thể được dùng để chấm dứt quyền công dân ở nơi sinh đẻ không?

- Đáp: Khó tưởng tượng rằng nếu vì vấn đề này mà Tòa Bạch Ốc sẽ đòi hỏi vấn đề thử thai ở các phi trường ở Hoa Kỳ. Vấn đề du lịch để sinh con không phải là yếu tố chính. Mối quan tâm chính của chính phủ Hoa Kỳ là di dân bất hợp pháp sinh con ở Hoa Kỳ và không có cách nào để ngăn cản vấn đề này.

- Hỏi: Chính phủ Hoa Kỳ đã cho phép nhập cảnh bao nhiêu người tỵ nạn trong tài khóa vừa qua?

- Đáp: 30.000 người tỵ nạn đã nhập cảnh từ ngày 1 tháng 10 năm 2018 đến ngày 30 tháng 9 năm 2019. Hơn một nửa số người tỵ nạn đến từ các nước ở Phi Châu, hầu hết đến từ nước Cộng Hòa Dân Chủ Congo. Từ nước Myanmar có 4.900 người nhập cảnh, từ nước Ukraine có 4.450 người, từ nước Eritrea có 1.800 người và từ A Phú Hãn có 1.200 người. Hai nước Iraq và Syria có dưới 600 người mỗi nước đã nhập cảnh Hoa Kỳ theo diện tỵ nạn.

Quý độc giả muốn có thêm tin tức cập nhật, xin theo dõi qua báo chí hay đón nghe chương trình phát thanh của chúng tôi vào mỗi tối thứ Tư từ 7PM và sáng Chủ Nhật từ 12:00PM, trên các làn sóng 1430AM, 1500AM, và 106.3FM. Hoặc www.facebook.com/rmiodp. Hay liên lạc với một văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: (714) 890-9933, San Jose (408) 294-3888, Sacramento (916) 393-3388 hay Email: info@rmiodp.com
Thứ Năm, 02 Tháng Tám 2007(Xem: 125488)
Hiệp Ước Mậu Dịch Tự Do Bắc Mỹ (viết tắt là NAFTA) năm 1993 đã lập ra chiếu khán (visa)  nghiệp vụ TN dành cho các công dân cư ngụ tại Canada và Mễ Tây Cơ. Ngoại kiều có đủ điều kiện xin chiếu khán TN sẽ được làm việc tại Hoa Kỳ.
Thứ Năm, 26 Tháng Bảy 2007(Xem: 123374)
Một trong những vấn đề lớn đã được đưa ra tranh luận trước Quốc Hội Hoa Kỳ là cải tổ  luật  di trú. Cuộc tranh luận này có nhiều mặt, trong đó phải kể đến sự quan tâm của các công ty Hoa Kỳ đang sử dụng rất nhiều công nhân không có giấy tờ hợp lệ. Các công ty này đang chờ xem luật cải cách di trú sẽ ảnh hưởng thế nào đến công ty họ.
Thứ Sáu, 20 Tháng Bảy 2007(Xem: 123634)
Du học Mỹ đã trở thành một hoài bão, một mục tiêu cháy bỏng đối với rất nhiều bạn trẻ ngày nay. Thế nhưng, chọn được một ngành học tốt, một trường đại học có chất lượng nơi xứ người quả là một việc không dễ dàng đối với các bạn học sinh-sinh viên trong nước do thiếu các nguồn thông tin đáng tin cậy.
Thứ Năm, 12 Tháng Bảy 2007(Xem: 120281)
Du học Mỹ đã trở thành một hoài bão, một mục tiêu cháy bỏng đối với rất nhiều bạn trẻ ngày nay. Thế nhưng, chọn được một ngành học tốt, một trường đại học có chất lượng nơi xứ người quả là một việc không dễ dàng đối với các bạn học sinh-sinh viên trong nước do thiếu các nguồn thông tin đáng tin cậy.
Thứ Năm, 28 Tháng Sáu 2007(Xem: 121888)
Dự luật Cải tổ Di trú Toàn diện được đặt số mới là S-1639, và hy vọng sẽ được đem ra thảo luận tiếp tuc vào tuần lễ cuối tháng 6, 2007, và một số người kỳ vọng dự luật sẽ được thông qua vào trước ngày Lễ Độc Lập Hoa Kỳ, 4 tháng 7 tới.
Thứ Năm, 21 Tháng Sáu 2007(Xem: 125126)
Dự luật Cải Tổ Di Trú 2007 đang gặp bế tắc tại quốc hội, chương trình chiếu khán (visa) "Y" sẽ bắt đầu cấp phát sau khi biên giới Mễ Tây Cơ - Hoa Kỳ được củng cố về an ninh. Điều này có nghĩa là bức tường biên giới sẽ phải hoàn tất, số nhân viên kiểm soát biên phòng phải được gia tăng, và các phương tiện an ninh kỹ thuật phải được chuẩn bị sẵn sàng.
Thứ Sáu, 15 Tháng Sáu 2007(Xem: 129941)
Chưa rõ các cộng đồng di dân khác phản ứng ra sao, tuy nhiên cộng đồng người Việt tại Hoa Kỳ đã phản ứng khá mạnh mẽ về những đề nghị cải tổ di trú của Thượng viện liên quan đến việc bảo lãnh đoàn tụ gia đình. Trong vài tuần lễ qua, gần một nửa những liên lạc với Văn phòng Robert Mullins International
Thứ Sáu, 08 Tháng Sáu 2007(Xem: 121152)
Vừa qua, chúng ta đã có dịp nói về Hệ thống Tính điểm cho các loại chiếu khán (visa) di dân đang được bàn thảo tại Quốc hội Hoa Kỳ. Với hệ thống tính điểm này, tất cả đương đơn xin chiếu khán di dân sẽ được duyệt xét dựa trên lý lịch và tiêu chuẩn, và sự hiện diện của người thân ở Hoa Kỳ chỉ được tính 10% số điểm. Điều này cho thấy người thân tại Hoa Kỳ chưa hẳn là người bảo lãnh theo đúng nghĩa của nó như trước đây.
Thứ Sáu, 01 Tháng Sáu 2007(Xem: 115963)
Điều duy nhất mà chúng ta biết được hiện nay về những dự luật cải tổ di trú tại quốc hội là chúng sẽ phải trải qua rất nhiều sự thay đổi cho đến khi những dự luật sau cùng được trình Tổng thống phê chuẩn vào tháng Tám năm nay. Mọi viễn ảnh của các dự luật này vẫn còn đang được tranh luận, nhiều vấn đề còn gay gắt đến độ Thượng viện phải ngưng hẳn một tuần để giảm không khí căng thẳng.
Thứ Sáu, 25 Tháng Năm 2007(Xem: 115376)
Dự luật cải tổ di trú được đệ trình bởi Thượng viện Hoa Kỳ tuần qua cho thấy có vẻ như phía đảng Dân Chủ muốn dọn đường cấp Thẻ Xanh cho khoảng 12 triệu ngoại kiều cư ngụ bất hợp pháp tại Hoa Kỳ, và phía đảng Cộng Hòa chuộng việc di trú dựa trên hệ thống có giá trị, hơn là những ràng buộc gia đình.