Cập Nhật Quy Luật Mới Về Gánh Nặng Xã Hội Người Việt Bị Trục Xuất Vì Quá Cảnh Trung Hoa Lục Địa

Thứ Hai, 10 Tháng Hai 202000:21(Xem: 14317)
Cập Nhật Quy Luật Mới Về Gánh Nặng Xã Hội Người Việt Bị Trục Xuất Vì Quá Cảnh Trung Hoa Lục Địa
Mục di trú và bảo lãnh do Văn Phòng tham vấn di trú Robert Mullins International đảm trách hằng tuần, rất hữu ích cho quý vị nào quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân. Đề tài trên đây cũng được thảo luận trực tiếp trên www.Facebook.com/rmiodp vào mỗi tối  thứ Tư , từ 7:00-8:00 giờ, hoặc sáng thứ Năm lúc 10:00 sáng, giờ Việt Nam.

(Robert Mullins International) Những di dân hợp pháp tại Hoa Kỳ nếu nhận những phúc lợi xã hội bằng tiền mặt có thể gặp khó khăn sau ngày 24 tháng Hai năm 2020, khi quy luật sau cùng về gánh nặng xã hội của Bộ Nội An có hiệu lực.

Ba ngày sau khi Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ hủy bỏ việc ngăn chận quy luật mới về Gánh Nặng Xã Hội trên có hiệu lực tòan quốc, Bộ Nội An loan báo quy luật mới sẽ bắt đầu thi hành vào ngày 24 tháng Hai năm 2020.

Quy luật sau cùng sẽ chỉ áp dụng cho những đơn di trú có đóng dấu ngày nhận của bưu điện (hoặc nộp trên mạng điện tử) vào ngày hoặc sau ngày 24 tháng Hai năm 2020. Trước ngày 24 tháng Hai, qúy vị có thể nộp đơn theo quy luật cũ.

Sở di trú USCIS định nghĩa "gánh nặng xã hội" khi một cá nhân nào đó có thể trở thành người nương tựa chủ yếu vào chính phủ để sống còn. Sở di trú sẽ xem nếu đương đơn đã từng nhận những phúc lợi công cộng bằng tiền mặt. Nếu việc nhận phúc lợi này trên 12 tháng trong vòng ba năm có thể gặp rắc rối.

Những phúc lợi không phải là tiền mặt sẽ không gặp vấn đề và họ không cần thiết phải báo cáo nếu nhận trứơc ngày 24 tháng Hai năm 2020. Theo quy luật mới, Sở di trú cũng sẽ để ý những yếu tố khác như tuổi tác, sức khỏe, lợi tức, trình độ giáo dục và năng khiếu của người di dân để quyết định rằng liệu người di dân này có thể trở thành gánh nặng xã hội trong tương lai hay không?

Làm sao có thể quyết định liệu một người có thể trở thành gánh nặng xã hội?

Nhận trợ cấp tiền mặt sẽ là yếu tố bất lợi cho những đơn xin thẻ xanh.

Sở di trú không được phép kiểm tra những hồ sơ để xem nếu đương đơn đã từng nhận trợ cấp không bằng tiền mặt. Trong hầu hết các hồ sơ, nhận trợ cấp không phải là tiền mặt sẽ không ảnh hưởng đến việc xin thẻ xanh.

Khi quyết định xem một người có cơ hội trở thành một gánh nặng xã hội, Sở di trú sẽ quan tâm đến việc liệu người này có cơ hội trở thành người nương tựa chính yếu vào chính phủ cho đời sống hàng ngày hay không.

Những lọai trợ cấp tiền mặt nào được xem là gánh nặng xã hội?

- Bất cứ sự trợ giúp tiền mặt để duy trì thu nhập đến từ liên bang, tiểu bang, địa phương hoặc bộ lạc.

- Chương trình Lợi Tức An Sinh Bổ Sung (tức Supplement Security Income - SSI).

- Chương trình Trợ Giúp Tạm Thời Cho Những Gia Đình Cần Thiết (tức Temporary Assistance for Needy Families - TANF).

- Những chương trình trợ giúp tiền mặt để duy trì thu nhập đến từ liên bang, tiểu bang, địa phương (thường gọi là Trợ Giúp Tổng Quát - General Assistance).

- Tem Phiếu Thực Phẩm (Food Stamps).

- Hỗ Trợ Nhà Ở theo Chương Trình Phiếu Lựa Chọn Nhà Ở "Section 8".

- Chương trình Trợ  Giúp Thuê Nhà Dựa Trên Dự Án "Section 8".

- Chương trình Nhà Ở Công Cộng theo mục 9 của Đạo luật Nhà Ở.

- Trợ giúp y tế được liên bang tài trợ.

Những trợ cấp nào không bằng tiền mặt sẽ không bị xem là gánh nặng xã hội?

Những trợ cấp không tiền mặt, nói chung, chỉ là phụ thêm vào. Điều này không làm cho một người phải nương tựa chính yếu vào chính phủ để sống còn.

Những trợ cấp không tiền mặt không bị xem là gánh nặng xã hội bao gồm:

- Trợ giúp y tế khẩn cấp,

- Trợ cứu thiên tai,

- Những khỏan tiền nợ của sinh viên hoặc mua nhà trả góp,

- Trợ giúp về năng lượng,

- Những dịch vụ hoặc trợ giúp cho trường học, như chương trình Head Start chẳng hạn,

- Trợ giúp y tế Medicaid (hoặc MediCal ở tiểu bang California) cho người di dân dưới 21 tuổi,

- Trợ giúp y tế Medicaid (hoặc MediCal ở tiểu bang California) trong suốt thời gian người phụ nữ mang thai và 60 ngày sau khi sanh con,

- Chương Trình Bảo hiểm Sức Khỏe Trẻ Em (CHIP). Thường gọi là "Healthy Families" ở tiểu bang California.

- Các chương trình dinh dưỡng, bao gồm Chương Trình Phụ Dinh Dưỡng Đặc Biệt Cho Phụ Nữ, Trẻ Sơ Sinh và Trẻ Em (WIC), Chương Trình Ăn Trưa Ở Trường Học Trên Tòan Quốc và Chương Trình Ăn Sáng Ở Trường Học, và những chương trình trợ giúp thức ăn khẩn cấp và bổ túc khác.

Những trẻ em là công dân Hoa Kỳ nếu nhận Những Phúc Lợi Công Cộng sẽ không gây rắc rối cho những đương đơn xin thẻ xanh.

Cũng sẽ không gặp rắc rối nếu xin những trợ cấp về An Sinh Xã Hội, tiền lương hưu của chính phủ, trợ cấp cựu chiến binh, tiền đền bù thất nghiệp.

Quy luật mới về Gánh Nặng Xã Hội sẽ ảnh hưởng những di dân đang sống ở Hoa Kỳ muốn điều chỉnh diện cư trú để có thẻ xanh như một thường trú nhân, cũng như những người ngọai quốc ở nước ngòai muốn xin di dân sang Hoa Kỳ hoặc xin chiếu khán phi di dân để du lịch hoặc vì công việc.

Ghi chú: Nói tổng quát, các thường trú nhân Hoa Kỳ hiện đang có "Thẻ Xanh" không thể bị từ chối xin nhập tịch Hoa Kỳ vì nhận bất cứ trợ cấp nào của chính phủ mà họ hợp pháp được hưởng

Người Việt bị trục xuất về Việt Nam vì máy bay quá cảnh Trung Hoa Lục Địa

Ngày 6/2/2020 tại phi trường quốc tế Los Angeles, 14 người Việt bị trục xuất khỏi Mỹ khi vừa đặt chân xuống sân bay.  Những người này buộc phải quay về quốc gia nơi xuất cảnh, do đã mua vé hãng máy bay mà có quá cảnh qua Trung Quốc Đại lục. Họ là những người có chiếu khán định cư còn giá trị hoặc chiếu khác tạm thời như du học, du lịch hay công việc. Riêng những công dân Hoa Kỳ, hoặc thường trú nhân hay những thân nhân trực hệ của họ, nếu đã từng đến Trung Quốc trong vòng 14 ngày trước khi nhập cảnh phi trường Hoa Kỳ, sẽ bị cách ly 14 ngày để xét nghiệm và theo dõi có bị nhiễm vi khuẩn Corona hay không.

Hiện chính phủ Mỹ vẫn chưa xếp Việt Nam vào danh sách những quốc gia có nguy cơ cao về bệnh dịch Corona, vì vậy để tránh phiền phức xảy ra khi nhập cảnh vào Mỹ, quý vị nào nếu đã mua vé các hãng máy bay có quá cảnh tại các phi trường Trung Quốc lục địa, thì nên hủy vé và chuyển sang các hãng máy bay khác không quá cảnh đến Trung Hoa lục địa hay những vùng lãnh thổ bị xem là có nguy cơ nhiễm bệnh cao.

Hỏi Đáp Di Trú

- Hỏi: Quy luật sau cùng thay đổi điều gì?

- Đáp: Quy luật sau cùng thay đổi định nghĩa về gánh nặng xã hội và phúc lợi công cộng, và thay đổi tiêu chuẩn mà Bộ Nội An sử dụng khi quyết định một người ngọai quốc có cơ hội trở thành một "gánh nặng xã hội" bất cứ thời gian nào trong tương lai hay không.

- Hỏi: Số tiền và thời gian trợ giúp công cộng được tính như thế nào?

- Đáp: Quy luật sau cùng quan tâm đến một người ngọai quốc được xem là gánh nặng xã hội nếu họ nhận trợ cấp xã hội bằng tiền mặt hơn 12 tháng trong thời gian 36 tháng. Nhưng nếu nhận trợ cấp dưới 12 tháng  trong 36 tháng cũng có thể gặp rắc rối nếu có thêm những yếu tố tiêu cực khác trong đơn xin thẻ xanh. Quy luật này cũng sẽ làm cho những người phi di dân không hợp lệ để xin chuyển diện cư trú, không thể gia hạn cư trú, nếu họ nhận trợ cấp tiền mặt hơn 12 tháng trong 36 tháng.

- Hỏi: Những yếu tố nào có thể giúp cho những đơn xin thẻ xanh được chấp thuận?

- Đáp: Những yếu tố sau đây rất hữu ích để đơn xin thẻ xanh có thể được chấp thuận:

* Đương đơn có lợi tức trong gia đình, tài sản, những nguồn hỗ trợ và sự giúp đỡ của người bảo lãnh có lợi tức trên 250% theo Bảng Ghi Chỉ Tiêu Mức Nghèo Đói Liên Bang dựa trên số người trong gia đình.

* Đương đơn được phép làm việc và hiện đang làm việc với lợi tức hàng năm có ít nhất 250% theo Bảng Ghi Chỉ Tiêu Mức Nghèo Đói Liên Bang dựa trên số người trong gia đình.

* Đương đơn có bảo hiểm sức khỏe tư nhân có giá trị sử dụng trong thời gian nhập cư, nếu họ không nhận trợ cấp dưới dạng tín dụng thuế cao cấp theo Đạo Luật Bảo Vệ Bệnh Nhân và Đạo Luật Săn Sóc Sức Khỏe Giá Phải Chăng để trả cho bảo hiểm sức khỏe.

- Hỏi: Hành khách quá cảnh Trung Quốc (transit) hay đi qua nhiều nước trong đó có Trung Quốc sẽ bị trục xuất?

- Đáp: Giới chức y tế không nói rõ hai điều này, nhưng điều dễ hiễu là quá cảnh hay đến Trung Quốc đều có nguy cơ nhiễm bệnh như nhau.  Nghĩa là hành khách thuộc diện định cư hay không định cư sẽ bị trả lại quốc gia xuất phát.

Quý độc giả muốn có thêm tin tức cập nhật, xin theo dõi qua báo chí hay đón nghe chương trình phát thanh của chúng tôi vào mỗi tối thứ Tư từ 7PM và sáng Chủ Nhật từ 12:00PM, trên các làn sóng 1430AM, 1500AM, và 106.3FM. Hoặc www.facebook.com/rmiodp. Hay liên lạc với một văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: (714) 890-9933, San Jose (408) 294-3888, Sacramento (916) 393-3388 hay Email: info@rmiodp.com
Thứ Tư, 08 Tháng Tư 2009(Xem: 92472)
Tuần này, chúng ta sẽ tiếp tục chủ đề các chiếu khán (visa) Phi-di-dân. Trước hết, chúng ta nói đến chiếu khán L.
Thứ Tư, 01 Tháng Tư 2009(Xem: 95667)
Trong buổi hội thoại di trú hôm nay, chúng ta sẽ điểm lại một số chiếu khán phi di dân có thể cấp cho các công dân ở Việt Nam.
Thứ Tư, 25 Tháng Ba 2009(Xem: 100648)
Đơn xin từ bỏ một quyết định hay quy định (của sở di trú hoặc lãnh sự) là một yêu cầu cần phải có để được nhập cảnh (hoặc tái nhập cảnh Hoa Kỳ), sẽ do đương đơn xin chiếu khán (visa) di dân nộp, vì người này không còn hợp lệ để nhập cảnh Hoa Kỳ.
Thứ Tư, 18 Tháng Ba 2009(Xem: 97420)
Hầu hết các đương đơn xin chiếu khán di dân đều được duyệt xét trên căn bản liên hệ gia đình. Sau khi sở di trú chấp thuận đơn bảo lãnh, hồ sơ này sẽ được chuyển đến Trung Tâm Chiếu Khán Quốc Gia (tức NVC), trực thuộc Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ.
Thứ Tư, 18 Tháng Ba 2009(Xem: 96195)
Các thành viên quốc hội nhận thức rất rõ là bất kỳ dự tính nghiêm chỉnh nào trong việc cải tổ luật di trú sẽ cần sự đồng thuận của cử tri người La tinh, và với 12 triệu cử tri khác trong tương lai, những người đang sống bất hợp lệ tại Hoa Kỳ.
Thứ Tư, 04 Tháng Ba 2009(Xem: 100913)
Thẻ Cho Phép Tái Nhập Cảnh (Re-Entry Permit): Cho phép một thường trú nhân hay ngưòi thường trú có điều kiện có thể trở lại Hoa Kỳ mà không cần xin chiếu khán (visa) mới từ Lãnh sự Hoa Kỳ.
Chủ Nhật, 01 Tháng Ba 2009(Xem: 103281)
Đối với hàng ngàn chủ nhân Mỹ, chương trình cấp chiếu khán (visa) H1-B là phương cách chính yếu đưa người làm việc ngoại quốc có chuyên môn cao đến Hoa Kỳ làm việc trong thời gian ngắn hạn.
Thứ Sáu, 06 Tháng Hai 2009(Xem: 100539)
Chiếu khán EB-5:  Mỗi năm có 10.000 Chiếu Khán (Visa) EB-5 Dành Cho Những Người Đầu Tư. Vốn đầu tư được yêu cầu là 1 triệu Mỹ kim nếu địa bàn kinh doanh ở thành thị, mặc dù vố đầu tư 500.000 Mỹ kim vẫn được chấp thuận nhưng địa bàn kinh doanh sẽ là những vùng kinh tế đang còn trì trệ.
Thứ Bảy, 31 Tháng Giêng 2009(Xem: 96959)
Trong năm 2009, chúng ta có thể thấy một số dự luật di trú được thông qua, nhưng có lẽ chúng ta sẽ không thấy điều gì "gay cấn" như Đạo Luật Cải Tổ Di Trú đã được bàn thảo tại quốc hội trong hai năm qua.
Thứ Sáu, 23 Tháng Giêng 2009(Xem: 102162)
Chữ "Ước Mơ" (DREAM) được tiêu biểu cho các ý nghĩa sau đây: Sự Phát Triển (the Development), Trợ Giúp (Relief), và Giáo Dục (Education) cho Trẻ Ngoại Kiều (Alien Minors).