Vấn Đề Di Trú Sẽ Ra Sao Sau Đại Dịch? LỊCH CẤP CHIẾU KHÁN DI DÂN THÁNG 6-2020

Thứ Hai, 25 Tháng Năm 202001:25(Xem: 13153)
Vấn Đề Di Trú Sẽ Ra Sao Sau Đại Dịch? LỊCH CẤP CHIẾU KHÁN DI DÂN THÁNG 6-2020
Mục di trú và bảo lãnh do Văn Phòng tham vấn di trú Robert Mullins International (RMI) đảm trách hằng tuần, rất hữu ích cho quý vị nào quan tâm đến việc bảo lãnh và đầu tư định cư. Văn phòng RMI không phải luật sư, việc tín nhiệm các tin tức trong bài viết này hoàn toàn thuộc quyền tự do và trách nhiệm của quý vị. Mọi đóng góp ý kiến xin liên lạc email: info@rmiodp.com.

(Robert Mullins International) Những hạn chế về việc đóng cửa đang bắt đầu gỡ bỏ nhưng vấn đề di chuyển sẽ bị gián đọan lâu hơn. Thế giới của chúng ta bị đưa đến tình trạng đình đọng vì đại dịch corona. Khởi đi từ tháng Tư vừa qua, hơn 90% dân số sống trong những nước ra lệnh hạn chế vấn đề du lịch với những khách đến từ nước ngoài.

Vấn đề đóng cửa ở địa phương đang bắt đầu thả lỏng ở nhiều nước, nhưng việc ngưng du lịch quốc tế nhiều phần sẽ kéo dài hơn. Nhiều nước vẫn đang tập trung vào việc phòng chống làn sóng lây nhiễm thứ hai, vì thế các phi trường, biên giới sẽ vẫn còn đóng cửa hoặc hạn chế trong một thời gian nào đó. Cơn đại dịch này đã thay đổi thế giới. Mọi thứ như ngừng lại.

Di chuyển để làm việc, để đi học và di trú đang bị khựng lại trong một tình huống mà chúng ta chưa hề thấy trước đây. Những người điều hành kỹ nghệ hàng không nói rằng phải mất vài năm trước khi những yêu cầu của khách du lịch mới có thể trở lại cấp độ của năm 2019.

Những nước hành động nhanh chóng để kiểm sóat được bệnh dịch hiện là những quốc gia "có nguy hiểm thấp". Họ đang nghĩ đến những phương cách mở ra một "quả bong bóng" giới hạn cho dân của họ có thể du lịch mà không bị giới hạn. Những nước đầu tiên bàn về ý kiến này là Tân Tây Lan và Úc Đại Lợi. Nếu mở ra một "quả bong bóng" du lịch, người dân của hai nước này sẽ có thể du lịch qua lại thỏai mái. Còn người dân ở những nước khác sẽ vẫn phải bị cách ly hoặc tự cô lập trong hai tuần lễ sau khi nhập cảnh nếu họ được phép dến Tân Tây Lan và Úc Đại Lợi.

Ngòai ra, vấn đề du lịch vẫn còn gặp rất nhiều hạn chế bởi lệnh cấm du lịch hoặc những luật lệ về cách ly. Hầu hết các nước đều yêu cầu phải có hai tuần lễ cách ly sau khi nhập cảnh. Thí dụ, du khách đến Thái Lan từ những nước được xem là "những vùng bệnh nguy hiểm" (kể cả Hoa Kỳ) đều phải báo cáo mỗi ngày với chính quyền Thái Lan trong 14 ngày sau khi nhập cảnh. Họ phải đồng ý nhập một ứng dụng theo dõi trong điện thọai di động của họ. Khách du lịch và người kinh doanh không muốn du lịch đến những nước yêu cầu bị cách ly hai tuần trước khi họ có thể làm công việc của họ hoặc vui chơi.

Dù chỉ là một phần, một nước tái mở cửa dù được kiểm sóat cũng vẫn còn đem lại những nguy hiểm. Thời gian "nằm vùng" kéo dại của bệnh dịch này có nghĩa là những nước hiện có vẻ hết dịch nhưng có thể có một cơn dịch lây lan bất ngờ mới sẽ xuất hiện trong thời gian sau đó.

Hoa Kỳ đã ban hành lệnh cấm dân Trung quốc nhập cảnh. Tuy nhiên, những trường hợp bị vi khuẩn Covid-19  quá nhiều ở tiểu bang thành phố New York khởi đi từ những người đến từ nước Ý Đại Lợi.

Thay vì dựa vào lệnh cấm du lịch, các quốc gia phải tập trung vào những phương cách mạnh mẽ phòng chống việc truyền dịch trong lãnh thổ của họ. Chính phủ Hoa Kỳ dựa vào lệnh cấm du lịch để ngăn chận đại dịch và chính sách này được xem là thất bại.

Và không có lệnh cấm du lịch nào hữu hiệu 100%. Việc di chuyển hàng hóa dây chuyền trên tòan cầu có nghĩa là người ta sẽ tiếp tục di chuyển để chuyển vận hàng hóa, và hầu hết biên giới trên đất liền vẫn có nhiều nơi không kiểm sóat, vì thế vi trùng có thể theo vào với hàng hóa buôn lậu, như ở Việt Nam chẳng hạn.

Cho đến ngày 15 tháng Năm, nhà nước cộng sản Việt Nam tường trình rằng chỉ có 312 trường hợp bị nhiễm Covid-19 trong nước kể từ khi trường hợp nhiễm bệnh đầu tiên được khám phá. Nhà nước này vẫn nói rằng, cho đến nay, 260 người đã khỏi bệnh và được xuất viện, và chưa có bệnh nhân nào chết. Tuy nhiên, nhiều thông tin cho biết một số người loan báo trên mạng xã hội về những người đã chết vì bệnh dịch này ở các tỉnh đều đã bị công an câu lưu, điều tra và đe dọa.

Mặc dù nhà nước cộng sản Việt Nam không tường trình những trường hợp mới bị nhiễm dịch, những trường hợp nhiễm dịch mới sẽ tiếp tục gia tăng vì họ vẫn  sắp xếp những chuyến bay chở người Việt Nam từ nước ngòai hồi hương.  Họ nói rằng tất cả những trường hợp bị Covid-19 mới đây ở Việt Nam đều từ những công dân trở về nước. Họ đều bị cách ly ở phi trường.  Nhưng nhà nước này không hề tường trình những hồ sơ bị nhiễm dịch từ những người Hoa đổ hàng lậu qua các cửa khẩu biên giới.

Thực ra, đã có những đề nghị cho rằng việc giảm bớt di chuyển bằng máy bay có thể và nên trở thành thường xuyên. Một số doanh nghiệp đang vui vẻ tiết kiệm những tốn phí vì đã giảm việc di chuyển bằng máy bay.

Hầu hết những người làm thương mại đang học cách sử dùng chương trình Zoom qua mạng điện tử, và những nhà phân tích thương mại cho biết từ 25% đến 30% lực lượng lao động sẽ sử dụng chương trình Zoom thường xuyên trong năm 2021. Chính phủ Pháp nói rằng họ sẽ tài trợ hãng hàng không Air France nếu hãng này giảm những chuyến bay ngắn trong nội địa, những nơi mà người ta có thể di chuyển bằng xe lửa.

Và việc giảm di chuyển bằng máy bay có thể thay đổi việc di chuyển vì công việc với chiều hướng tốt. Nhiều cuộc họp công việc không bao giờ cần thiết phải di chuyển bằng máy bay. Nhưng luôn luôn vẫn còn cảm giác phải di chuyển và phải gặp đối tác là cách làm ăn cần thiết, và cho rằng đây là chỉ dấu tạo thêm tình giao hảo.

Những mức độ di chuyển bằng máy bay mà chúng ta thấy trước khi có đại dịch này không hiện hữu trong 20 năm trước. Việc di chuyển quốc tế với quy mô lớn chỉ bắt đầu có từ hai thập niên trước. Thói quen di chuyển có thể sẽ thay đổi nhanh chóng.

Hiện nay lãnh sự Hoa Kỳ tại Việt Nam vẫn đóng cửa, không tiếp khách hay phỏng vấn cấp chiếu khán.  Nếu luật địa phương vẫn đòi hỏi giử khoảng cách 6 feet và mang khẩu trang thì việc phỏng vấn cấp visa sẽ khó thực hiện, vì nhân viên phỏng vấn cần nhận diện đương đơn và phải nghe rõ ràng câu trả lời của đương sự.

Tòa Bạch Ốc có thể đang nghiên cứu gia hạn lệnh hành pháp cấm di dân nhập cảnh cho đến cuối năm.  Việc này nếu xãy ra, sẽ đem lại nhiều thiệt hại cho người di dân từ nhiều mặt khác nhau: Tâm lý, tài chánh và gia cảnh.  Họ và thân nhân của họ tại Hoa Kỳ đã chuẩn bị cho ngày đoàn viên từ nhiều năm năm qua, nay vì chính sách gọi là bảo vệ công việc cho người bản xứ, buộc họ phải hoãn chương trình định cư đi ngược với quyền lợi của người di dân.  

Chính phủ cũng đang nỗ lực giảm thiểu cấp chiếu khán cho nhân công có trình độ học vấn hoặc nghề nghiệp cao, như diện H1B, hoặc EB1-EB3. Nếu việc hạn chế di dân tiếp tục với mức độ đáng quan tâm như hiện tại, Hoa kỳ sẽ lâm vào tình trạng thiếu nhân công lao động trầm trọng, vì người bản xứ không chịu làm những công việc lao động chân tay.  Lực lượng lao động di dân đóng phần không nhỏ trong việc phát triển kinh tế Hoa Kỳ hàng trăm năm qua.

Bị kẹt ở nước ngòai và không thể trở lại Hoa Kỳ trong vòng 180 ngày?

Một số thường trú nhân có Thẻ Xanh đang ở nước ngòai và không thể trở lại Hoa Kỳ vì đại dịch Covid-19. Hoặc họ nghĩ rằng ở Việt Nam tốt hơn vì tình trạng lây nhiễm bệnh dịch ít hơn ở Hoa Kỳ theo như thông báo của nhà nước cộng sản Việt Nam. Nếu các thường trú nhân  ở ngòai Hoa Kỳ trên 180 ngày, họ nên nghĩ đến việc thu thập những bằng chứng liên hệ đến Hoa Kỳ khi họ trở về.

Đối với thường trú nhân, vắng mặt trên 180 ngày và dưới 1 năm, sẽ dễ làm cho nhân viên Kiểm Sóat Biên Phòng và Thuế Quan (CBP) ở phi trường lúc qúy vị nhập cảnh sẽ nghĩ rằng qúy vị muốn bỏ quy chế thường trú nhân. Điều này sẽ đưa đến việc nhân viên CBP sẽ chất vấn qúy vị khi nhập cảnh Hoa Kỳ.

Vì thế, điều quan trọng là qúy vị nên mang theo một số bằng chứng để chứng minh rằng qúy vị không thể trở lại Hoa Kỳ, hoặc chưa muốn quay lại Hoa Kỳ vì đại dịch Covid-19.

Qúy vị có thể trình cho nhân viên CBP xem những bằng chứng để chứng minh rằng qúy vị không có ý định từ bỏ quy chế thường trú ở Hoa Kỳ:

1- Bằng chứng qúy vị làm chủ căn nhà hoặc đang thuê nhà ở Hoa Kỳ.
2- Bằng chứng về các chương mục ngân hàng ở Hoa Kỳ, thẻ tín dụng (credit cards) cho thấy sự ràng buộc với xã hội Hoa Kỳ.
3- Bằng chứng bảo hiểm Hoa Kỳ: Về nhà cửa, sức khỏe và bảo hiểm nhân thọ.
4- Thuế lợi tức có địa chỉ đang cư ngụ.
5- Những giấy tờ có tên của qúy vị, chẳng hạn như hóa đơn điện nước, bằng lái xe, giấy lưu hành xe.

Trong tương lai, nếu qúy vị ở ngòai nước Mỹ lâu dài, qúy vị nên xin Giấy Phép Tái Nhập Cảnh (tức Re-entry Permit). Giấy này cho phép qúy vị trở lại Hoa Kỳ sau khi vắng mặt gần 2 năm.

California trợ giúp di dân bất hợp pháp vì đại dịch Covid-19

Từ ngày 18 tháng 5, 2020 vừa qua, những di dân bất hợp pháp sống ở tiểu bang California không hợp lệ để nhận trợ cấp của liên bang thì có thể nộp đơn xin chương trình mới. Mỗi gia đình di dân - nếu hợp lệ - có thể nhận 1.000 mỹ kim theo chương trình trợ giúp khẩn cấp đại dịch corona của Thống đốc Gavin Newsom.

Ông Newson loan báo một ngân khỏan 125 triệu mỹ kim thuộc Quỹ Trợ Giúp Thiên Tai Cho Công Nhân California, những người không có quy chế thường trú nhân và không thể nhận trợ giúp liên bang như tiền trợ cấp thất nghiệp và chi phiếu kích thích kinh tế (stimulus) của liên bang trong thời gian có đại dịch corona.

Tiểu bang sẽ chi 75 triệu mỹ kim cho qũy này và các tổ chức thiện nguyện kỳ vọng sẽ gây quỹ thêm 75 triệu mỹ kim để giúp đỡ những di dân bất hợp pháp ở California.

Đơn được chấp thuận theo nguyên tắc nộp trước có trước cho đến khi 75 triệu mỹ kim trong quỹ không còn nữa. Văn Phòng Xã Hội Vụ của tiểu bang ước chừng quỹ này sẽ giúp cho khỏang 150.000 di dân bất hợp pháp. California là tiểu bang đầu tiên trong nước trợ giúp di dân bất hợp pháp khi đối phó với dịch Covid-19. Hiện có hơn 2 triệu di dân bất hợp pháp tại tiểu bang California.

LỊCH CẤP CHIẾU KHÁN VÀ CHUYỂN DIỆN CƯ TRÚ THÁNG 6-2020

(1) - IR-1, IR-2, IR-5: Vợ, con vị thành niên, cha mẹ của công dân Hoa Kỳ, luôn luôn hiệu lực

(2) - Diện F-1: Con độc thân, trên 20 tuổi, của công dân Mỹ: Ngày 22/05/2014 (Tăng 8 tuần)

(F-1  Xin Chuyển Diện Cư Trú Tại Hoa Kỳ: 15/02/2015)

(3) - Diện F2A: Vợ hoặc chồng và các con nhỏ của thường trú nhân: (Hiệu Lực)

(F2A Xin Chuyển Diện Cư Trú Tại Hoa Kỳ: 01/05/2020)

(4) - Diện F2B: Con độc thân, trên 20 tuổi, của thường trú nhân: Ngày 15/03/2015 (Tăng 8 tuần)

(F2B Xin Chuyển Diện Cư Trú Tại Hoa Kỳ: 01/12/2015)

(5) - Diện F-3: Con đã lập gia đình của công dân Mỹ. Ngày 15/04/2008 (Tăng 4 tuần)

(F3 Xin Chuyển Diện Cư Trú Tại Hoa Kỳ: 15/03/2009)

(6) - Diện F-4: Anh chị em của công dân Mỹ: Ngày 08/08/2006 (Tăng 2 tuần)

(F4 Xin Chuyển Diện Cư Trú Tại Hoa Kỳ: 31/07/2007)

(7) - Diện Đầu Tư Định Cư EB-5 (trực tiếp & Gián tiếp): 22/04/2017

(8) - Tu Sĩ-SR: Hiệu Lực Ngay

Hỏi Đáp Di Trú

- Hỏi: Tôi đang ở Việt Nam trên sáu tháng. Tôi có thể nộp đơn xin Giấy Phép Tái Nhập Cảnh (Re-entry Permit) để có thể trở về Hoa Kỳ dễ dàng hơn không?

- Đáp: Đơn xin phép tái nhập cảnh chỉ có thể hòan tất khi qúy vị đang có mặt tại Hoa Kỳ. Qúy vị không thể nộp đơn xin Giấy Phép Tái Nhập Cảnh khi đang ở nước ngòai.

- Hỏi: Số di dân bất hợp pháp trong lực lượng lao động tại tiểu bang California là bao nhiêu?

- Đáp: Số di dân bất hợp pháp chiếm khỏang 10% số lực lượng lao động tại tiểu bang California và họ trả thuế khỏang 7 tỷ mỹ kim.

- Hỏi: Nếu chính phủ đưa ra những hạn chế gắt gao về việc giữ khỏang cách xã hội trên máy bay, liệu các hãng máy bay có thể có lợi nhuận không?

- Đáp: Hạn chế việc giữ khỏang cách xã hội sẽ đòi hỏi các chuyến bay phải giảm số khách từ 30% đến 50% trong mỗi chuyến bay, vì thể rất khó để có lợi nhuận. Hiện nay, các chuyến bay chưa bị áp dụng quy luật giữ khỏang cách xã hội.

Quý độc giả muốn có thêm tin tức cập nhật, xin liên lạc với một văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: (714) 890-9933, San Jose (408) 294-3888, Sacramento (916) 393-3388 Email: info@rmiodp.com Hoặc www.facebook.com/rmiodp
Thứ Tư, 17 Tháng Hai 2010(Xem: 106100)
L iệu Lãnh sự Hoa Kỳ tại Sài Gòn có thể cấp chiếu khán (visa) di dân cho một người đã từng phạm tội không? Cây trả lời là còn tùy loại phạm tội và thời gian thọ án trong tù.
Thứ Tư, 10 Tháng Hai 2010(Xem: 102732)
T rong suốt thời kỳ kinh tế suy thoái hiện nay, thật không dễ dàng thuyết phục cộng đồng người Mỹ rằng việc di trú và hợp pháp hóa là những cách tốt nhất để phục hồi kinh tế.
Chủ Nhật, 07 Tháng Hai 2010(Xem: 102395)
C hiếu Khán (Visa) Di Dân là chiếu khán thường trú mang lại Thẻ Xanh cho các đương đơn sau khi họ đến Hoa Kỳ vài tháng. Thẻ Xanh dành cho người di dân được bảo lãnh theo diện gia đình và cho người di dân muốn thường trú tại Hoa Kỳ theo diện nghề nghiệp.
Thứ Tư, 27 Tháng Giêng 2010(Xem: 101511)
T uần này, chúng ta sẽ tiếp tục chủ đề các chiếu khán (visa) Phi-di-dân. Trước hết, chúng ta nói đến chiếu khán L.
Thứ Tư, 20 Tháng Giêng 2010(Xem: 99065)
T rong buổi hội thoại di trú hôm nay, chúng ta sẽ điểm lại một số chiếu khán phi di dân có thể cấp cho các công dân ở Việt Nam.
Thứ Tư, 13 Tháng Giêng 2010(Xem: 98404)
Trong đề tài hôm nay, chúng tôi xin được trả lời một số câu hỏi của qúy vị vừa gửi đến văn phòng Tham Vấn Di Trú Robert Mullins International (RMI): - Câu hỏi đầu tiên liên quan đến việc bỏ tên người vợ (hay chồng), hoặc con cái ra khỏi đơn bảo lãnh :
Thứ Ba, 22 Tháng Mười Hai 2009(Xem: 98060)
Nhìn lại tình trạng di trú năm 2009, chúng ta chỉ thấy có một sự thay đổi tốt đẹp duy nhất trong luật di trú. Đó là vào ngày 28 tháng 10 năm 2009 vừa qua, Tổng thống  Hoa Kỳ đã ký "Đạo Luật Riêng Cho Sở Di Trú FY2010" và bắt đầu có hiệu lực, cho phép những người goá bụa của các công dân Mỹ hợp lệ trở thành diện thường trú nhân chính thức bất kể hai vợ chồng sống với nhau bao lâu.
Thứ Năm, 17 Tháng Mười Hai 2009(Xem: 97628)
Trong một số chương trình hội thoại của văn phòng Robert Mullins International hai năm trước, chúng tôi đã nói về một số ý kiến trong quốc hội muốn thông qua một dự luật di trú nhằm loại bỏ một số hạng mục chiếu khán (visa) giành cho diện bảo lãnh con cái trên 21 tuổi và diện anh chị em. Đây là dự thảo luật S.1348.
Thứ Tư, 09 Tháng Mười Hai 2009(Xem: 97381)
Sở Di Trú cho biết một người nộp đơn xin nhập tịch sớm theo diện kết hôn với một công dân Mỹ cần phải chứng minh rằng "... trong suốt 3 năm trước khi nộp đơn xin nhập tịch, đương đơn vẫn đang sống trong "sự hòa hợp hôn nhân" với người hôn phối là công dân (Hoa Kỳ)".
Thứ Tư, 09 Tháng Mười Hai 2009(Xem: 96566)
Sở Di Trú cho biết một người nộp đơn xin nhập tịch sớm theo diện kết hôn với một công dân Mỹ cần phải chứng minh rằng "... trong suốt 3 năm trước khi nộp đơn xin nhập tịch, đương đơn vẫn đang sống trong "sự hòa hợp hôn nhân" với người hôn phối là công dân (Hoa Kỳ)".