Sở Di Trú Hủy Bỏ Dự Tính Sa Thải Nhân Viên

Chủ Nhật, 30 Tháng Tám 202020:53(Xem: 13131)
Sở Di Trú Hủy Bỏ Dự Tính Sa Thải Nhân Viên
- Tình Trạng Tổng Lãnh Sự Hoa Kỳ ở Sài Gòn
- Sở Di Trú đưa ra một tuyên bố khác về chương trình DACA
- Tân Giám đốc cơ quan ICE là một người tỵ nạn Việt Nam
- Tiểu bang California đưa các môn học về dân tộc vào hệ thống đại học
-Lịch cấp chiếu khán di dân tháng 9-2020

*

Mục di trú và bảo lãnh do Văn Phòng tham vấn di trú Robert Mullins International (RMI) đảm trách hằng tuần, rất hữu ích cho quý vị nào quan tâm đến việc bảo lãnh và đầu tư định cư.  Văn phòng RMI không phải luật sư, việc tín nhiệm các tin tức trong bài viết này hoàn toàn thuộc quyền tự do và trách nhiệm của quý vị.  Mọi đóng góp ý kiến xin liên lạc email: info@rmiodp.com

(Robert Mullins International) Hơn 13.000 nhân viên Sở di trú USCIS theo dự trù sẽ bị sa thải vì sự thiếu hụt ngân sách. Tuy nhiên, vào ngày 25 tháng Tám vừa qua, Sở di trú đã hủy bỏ dự tính sa thải gần 70% nhân viên. Việc dự tính sa thải nhân viên sẽ làm cho hệ thống di trú ngưng lại, làm chậm trễ việc duyệt xét đơn xin thẻ xanh và lùi lại những buổi lễ tuyên thệ nhập tịch.

Sở di trú nói rằng không có gì bảo đảm rằng họ có thể tránh việc sa thải nhân viên trong tương lai, và việc trở lại họat động bình thường đòi hỏi sự giúp đỡ của quốc hội để giữ cơ quan này có thể họat động suốt tài khóa 2021.

Sở di trú đã phải trải qua sự thay đổi lớn dưới thời hành pháp Trump. Các nhân viên Sở di trú bị áp lực phải thi hành những chính sách giới hạn việc xin lánh cư (asylum) tại biên giới phía Nam và gây khó khăn khi xin một số lọai chiếu khán (visa). Hành pháp cũng đưa ra quy luật mới về Gánh Nặng Xã Hội cho phép chính phủ từ chối việc thường trú hoặc giới hạn chiếu khán cho người di dân nếu các viên chức chính phủ tin rằng sẽ xảy ra việc sử dụng những lợi ích công cộng.

Mặc dù tin tức cho biết sẽ không xảy ra việc sa thải nhân viên, nhiều nhân viên của Sở di trú vẫn lo âu và cho rằng đây chỉ là cách cứu vãn tạm thời. Một nhân viên nói rằng: "Chúng tôi đều cảm nhận sự tức giận, thiếu niềm tin và kiệt quệ. Đây mới chỉ là được thở ra nhẹ nhàng chút thôi. Có thể việc sa thải chỉ chậm lại. Đây có vẻ vẫn là trò chơi chính trị và làm cho chúng tôi rất bực bội".

Tình Trạng Tổng Lãnh Sự Hoa Kỳ ở Sài Gòn

Loan báo mới nhất từ Tòa lãnh sự Hoa Kỳ ở Sài Gòn cho biết vẫn chưa thể trở lại những dịch vụ cấp chiếu khán di dân trong lúc này. Họ sẽ trở lại giải quyết những dịch vụ chiếu khán thường lệ ngay khi có thể nhưng không cho biết cụ thể là ngày nào.

Hiện nay, Tổng lãnh sự chỉ tiến hành việc phỏng vấn cấp chiếu khán di dân cho vợ/chồng và con nhỏ của các công dân Hoa Kỳ.

Bất cứ ai có chiếu khán di dân đã hết hạn vì những yếu tố ngòai tầm kiểm sóat có thể liên lạc với Tòa lãnh sự trên trang nhà của họ, dùng Đơn Yêu Cầu Chiếu Khán Di Dân (tức Immigrant Visa Inquiry Form) để biết những hướng dẫn về việc xin gia hạn chiếu khán.

Sở Di Trú đưa ra một tuyên bố khác về chương trình DACA

Vào ngày 24 tháng Tám vừa qua, Sở di trú USCIS một lần nữa nói rằng họ sẽ từ chối tất cả những đơn mới của chương trình DACA và hòan trả tất cả lệ phí của những ngọai kiều chưa bao giờ nhận được chương trình DACA. Họ sẽ có thể nộp đơn lại nếu Sở di trú bắt đầu nhận những đơn mới trong tương lai của những ngọai kiều chưa bao giờ nhận được chương trình DACA trước đây.

Sở di trú sẽ tiếp tục nhận những đơn xin gia hạn từ những ngoại kiều đã từng được chấp thuận chương trình DACA trong quá khứ.  Sở di trú sẽ giới hạn việc gia hạn chương trình DACA và gia hạn thẻ được phép làm việc không quá một năm.

Sở di trú sẽ thay thế những thẻ được phép làm việc hai năm nếu bị mất hoặc bị hư hại với thẻ mới có thời gian cũng có giá trị hai  năm.

Sở di trú sẽ từ chối những đơn xin gia hạn nộp sớm hơn 150 ngày trước khi quy chế DACA hiện tại hết hạn. Những đương đơn của chương trình DACA nên nộp đơn xin gia hạn trong khỏang từ 120 đến 150 ngày trước khi quy chế DACA hiện nay hết hạn.

DACA là chương trình được Tổng thống Obama lập ra để giúp cho những thanh thiếu niên được đưa đến Hoa Kỳ bất hợp pháp khi họ còn nhỏ được quy chế làm việc hợp pháp và tạm thời không bị trục xuất nếu họ không vi phạm tội hình sự.

Sở di trú cũng chỉ chấp thuận đơn xin tạm thời xuất cảnh (Advance Parole)  với những lý do nhân đạo. Sở di trú sẽ không hủy bỏ bất cứ giấy tạm thời cho phép xuất cảnh đã được cấp trong quá khứ.

Sở di trú sẽ tiếp tục cấp thẻ cho phép làm việc nhưng sẽ chậm trễ

Vào ngày 20 tháng Tám vừa qua, Sở di trú USCIS gần đi đến một thỏa thuận với công ty sản xuất thẻ cho phép làm việc (Employment Authorization Cards). Điều này rất cần thiết để có việc làm nếu người nào đó đang chờ giải quyết đơn xin phép làm việc với Sở di trú hoặc đang xin gia hạn quy chế DACA.

Sở di trú loan báo rằng kể từ nay, trong khi chờ đợi thẻ cho phép làm việc, người ta có thể dùng Mẫu đơn I-797, tức giấy Thông Báo Chấp Thuận, với ngày Thông Báo từ ngày 1 tháng 12 năm 2019 đến ngày 20 tháng Tám năm 2020. Mẫu đơn I-797 được dùng để thông báo cho đương đơn biết đơn Xin Phép Làm Việc đã được chấp thuận. Mẫu đơn I-797 có thể được sử dụng trong khi chờ đợi nhận được Thẻ Cho Phép Làm Việc mặc dù mẫu đơn này nói rằng nó không phải là bằng chứng được phép làm việc.

Tân Giám đốc cơ quan ICE là một người tỵ nạn Việt Nam

Theo tiểu sử, ông Tony Pham, tân giám đốc cơ quan ICE, nói rằng ông muốn trả ơn đất nước Hoa Kỳ đã cho ông tự do và những cơ hội mà ông đã hưởng ở quốc gia này. Ông Tony Pham và gia đình đã theo làn sóng tỵ nạn cộng sản Việt Nam đến Hoa Kỳ vào năm 1975, và chương trình tỵ nạn đã bị cắt giảm nghiêm trọng bởi hành pháp Trump, từ 110.000 người tỵ nạn vào năm 2016 nay chỉ còn 18.000 người đến Hoa Kỳ trong năm nay.

Ông Tony Pham đã gia nhập cơ quan ICE từ tháng Giêng năm 2020, và là một luật sư với chức vụ cố vấn pháp lý chính cho ICE trước khi ông được bầu vào chức vụ giám đốc.

ICE là cơ quan Thi Hành Luật Di Trú và Thuế Quan (tức Immigration and Custom Enforcement - ICE). Cơ quan này được xem là hung thần đối với di dân vi phạm luật dưới thời hành pháp TT Trump.

Hầu hết công việc của ông Tony Pham trong 20 năm qua là một công tố viên, xử những hồ sơ hình sự phức tạp, ma túy và có vũ khí và giải quyết những vấn đề liên quan đến buôn bán ma túy và buôn bán vũ khí bất hợp pháp. Tại thành phố Richmond, tiểu bang Virginia, ông từng phụ trách công việc thành lập và lãnh đạo đơn vị đầu tiên xử các vụ băng đảng tại thành phố này.

Ông Tony Pham và gia đình đều là công dân Hoa Kỳ và ông nhấn mạnh rằng gia đình ông đã theo "con đường hợp pháp để trở thành công dân" Hoa Kỳ.

Một viên chức ICE nói rằng: "Là một người lãnh đạo kinh nghiệm với Bộ Nội An, ông Tony Pham sẽ bảo đảm cơ quan ICE tiếp tục giữ gìn an tòan cho biên giới quốc gia từ tội ác và di trú bất hợp pháp". Một viên chức cao cấp của Bộ Nội An nói với thông tấn CNN rằng ông Pham "rất đồng ý với hành pháp Tòa Bạch Ốc hiện tại".

Việc một người tỵ nạn được bầu vào chức vụ lãnh đạo cơ quan ICE đã gây nên làn sóng chỉ trích nặng nề của giới hỗ trợ, ủng hộ và quan tâm đến di trú. Nhiều phát biểu cho biết hành động này của hành pháp TT Trump là "đạo đức giả" và chưa chắc việc ông Tony Pham là giám đốc cơ quan ICE sẽ mang lại không khí tốt lành hơn cho người di dân.

Tiểu bang California đưa các môn học về dân tộc vào hệ thống đại học

Sinh viên thuộc Đại Học Tiểu Bang California, hệ thống đại học công bốn-năm lớn nhất tại Hoa Kỳ, sẽ cần phải lấy môn học về dân tộc để có thể tốt nghiệp. Thống đốc Newsome đã ký điều này thành luật vào ngày 17 tháng Tám vừa qua.

Kể từ niên học 2021 - 2022, tất cả 23 khuôn viên Đại Học Tiểu Bang California phải mở các môn học về chủng tộc và dân tộc. Bắt đầu với những năm tốt nghiệp 2024 - 2025, các sinh viên phải lấy môn học 3 tín chỉ (credit) này để tốt nghiệp.

Luật này nói rằng những môn học này sẽ chú trọng đặc biệt vào bốn nhóm: Người Mỹ Bản Địa, Người Mỹ Phi Châu, Người Mỹ Á Châu và Người Mỹ La-tinh. Tiểu bang nói rằng "Các nghiên cứu cho thấy rằng kể cả các sinh viên da màu hay các sinh viên da trắng đều có lợi ích trong việc học, cũng như trong xã hội, khi lấy những môn học về dân tộc. Các môn học nghiên cứu về dân tộc đóng một vai trò quan trọng trong việc xây dựng một nền dân chủ đa văn hóa".

LỊCH CẤP CHIẾU KHÁN VÀ CHUYỂN DIỆN CƯ TRÚ THÁNG 9-2020
(1) -IR-1, IR-2, IR-5:Vợ, con vị thành niên, cha mẹ của công dân Hoa Kỳ, luôn luôn hiệu lực
(2) - Diện F-1: Con độc thân, trên 20 tuổi, của công dân Mỹ: Ngày 15/09/2014 (Tăng 4 tuần  so với tháng 8)
(F-1  Xin Chuyển Diện Cư Trú Tại Hoa Kỳ: 22/07/2015)
(3) - Diện F2A: Vợ hoặc chồng và các con nhỏ của thường trú nhân: Hiệu Lực-không cần chờ
(F2A Xin Chuyển Diện Cư Trú Tại Hoa Kỳ: 01/08/2020)
(4) - Diện F2B: Con độc thân, trên 20 tuổi, của thường trú nhân: Ngày 08/07/2015 (Tăng 4 tuần)
(F2B Xin Chuyển Diện Cư Trú Tại Hoa Kỳ: 01/05/2016)
(5) - Diện F-3: Con đã lập gia đình của công dân Mỹ. Ngày 15/06/2008 (Tăng 2  tuần)
(F3 Xin Chuyển Diện Cư Trú Tại Hoa Kỳ: 01/06/2009)
(6) - Diện F-4: Anh chị em của công dân Mỹ: Ngày 22/09/2006  (Tăng 2 tuần)
(F4 Xin Chuyển Diện Cư Trú Tại Hoa Kỳ: 15/09/2007)
(7) -Tu Sĩ-SR: Luôn luôn hiệu lực
EB-5 trực tiếp hoặc qua Trung Tâm Vùng: 01/08/2017  (tăng 1 tuần)

Hỏi Đáp Di Trú

- Hỏi: Nếu một người có quy chế DACA hoặc đương đơn xin thẻ xanh cần Giấy Phép Tạm Thời Xuất Cảnh (Advance Parole) để được phép tái nhập cảnh Hoa Kỳ, liệu họ cần phải chờ bao lâu để đơn I-131 được chấp thuận?
- Đáp: Trong thời gian bình thường, họ phải chờ khỏang ba tháng để có giấy tạm thời xuất cảnh. Nhưng sẽ mất thời gian lâu hơn nếu Sở di trú sa thải nhân viên. Điều này có thể là vấn đề nếu người ta cần du hành trong trường hợp khẩn cấp. Tổng quát, Sở di trú USCIS không phê chuẩn những yêu cầu muốn làm giấy phép tạm thời xuất cảnh nhanh hơn. Rời khỏi Hoa Kỳ mà không có giấy phép tạm thời xuất cảnh có nghĩa là không thể tái nhập cảnh.

- Hỏi: Khi nào Tòa Lãnh sự Hoa Kỳ tại Sài gòn sẽ trở lại các họat động thường lệ?
- Đáp: Chúng ta đều biết rằng vì Luật Hành Pháp Tạm Hõan cấp chiếu khán (visa) kể từ ngày 22 tháng Sáu vừa qua, nên sẽ không có những thay đổi cho đến cuối năm nay. Tòa lãnh sự sẽ chỉ tiếp tục duyệt xét cấp chiếu khán trên căn bản giới hạn.

- Hỏi: Những ngoại kiều  hiện đang sống tại Đà Nẵng hiện nay ra sao?
- Đáp: Các giới chức tại thành phố Đà Nẵng đang bắt đầu cho xét nghiệm dịch Covid-19 với tất cả ngọai kiều đang sinh sống hoặc viếng thăm khu vực Đà Nẵng. Việc xét nghiệm là điều bắt buộc.

Tòa Đại sứ Hoa Kỳ ở Việt Nam nhắc nhở các công dân Hoa Kỳ ở Việt Nam nên di chuyển giới hạn vì những hạn chế do đại dịch Covid-19 gây ra. Những công dân Hoa Kỳ nào được xem là gây nguy hiểm hoặc những người thử dương tính với dịch Covid-19 sẽ được yêu cầu cách ly trong một nơi tập trung. Những điều kiện ở những nơi tập trung này rất đơn giản, thiếu sự riêng tư và không thỏai mái. Công dân Hoa Kỳ được nhắc nhở rằng họ là đối tượng cần theo những luật Việt Nam ở địa phương và những quy định khi thăm viếng hoặc sinh sống ở Việt Nam. Những công dân Hoa Kỳ muốn trở về Hoa Kỳ có thể liên lạc với hãng hàng không thương mại.

Quý độc giả muốn có thêm tin tức cập nhật, xin liên lạc với một văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: (714) 890-9933, San Jose (408) 294-3888, Sacramento (916) 393-3388   Email: info@rmiodp.com Hoặc www.facebook.com/rmiodp
 
=END=
Chủ Nhật, 28 Tháng Tám 2022(Xem: 7463)
(Robert Mullins International) Một trong những thân chủ của văn phòng Robert Mullins International mô tả lần gặp gỡ nhân viên Sở di trú giống như "một cuộc phỏng vấn nín thở qua sông", rất hồi hộp và căng thẳng. Điều chẳng có gì ngạc nhiên về những cuộc phỏng vấn với nhân viên Sở di trú sẽ rất căng thẳng với tất cả mọi người, kể cả những cặp vợ chồng có mối quan hệ trong sáng vì chẳng có gì để che dấu cả. Kể cả những cặp vợ chồng thật nhất vẫn có thể hiểu lầm câu hỏi của nhân viên phỏng vấn hoặc bị mất trí nhớ trong một thoáng nào đó, làm cho họ đưa ra những câu trả lời sai hoặc không thể chấp nhận được. Giả định rằng có một mối tình chân thật nào đó, cả hai người đều biết rằng ngày hết hạn chiếu khán du lịch hoặc du học đã gần kề, vì thế họ không màng đến việc cần có thời gian dài quen biết nhau. Tuy nhiên, nhân viên Sở di trú lại rất quan tâm về việc này.
Thứ Hai, 22 Tháng Tám 2022(Xem: 8827)
(Robert Mullins International) Kết hôn ở Việt Nam hoặc đợi kết hôn sau khi hôn phu-thê đến Hoa Kỳ, cách nào tốt hơn? Đây là thắc mắc chung của nhiều người trước khi chọn xúc tiến một loại hồ sơ bảo lãnh. Nhưng câu trả lời không dựa vào yếu tố tổng quát, mà còn tùy thuộc vào hoàn cảnh của cá nhân liên hệ. Hồ sơ diện vợ chồng thường được Tòa lãnh sự tin tưởng hơn. Với diện hôn phu - thê, lãnh sự sẽ có thể muốn biết lý do chánh đáng nào hai người lại chọn cách không kết hôn ở Việt Nam? Ưu điểm của việc chọn lập một hồ sơ theo diện vị hôn phu-thê là thời gian duyệt xét nhanh hơn khoảng ½ thời gian xét diện vợ-chồng, có thể đem theo con riêng trên 18 tuổi nhưng dưới 21 tuổi. Người bảo lãnh và được bảo lãnh vẫn có thể thay đổi quyết định không tiến tới hôn nhân sau khi nhập cảnh Mỹ trước 90 ngày. Trong khi đó, khuyết điểm cũng không ít: Tự túc bảo trợ tài chánh mà không được nhờ người phụ bảo trợ. Nếu không may hồ sơ bị từ chối, người bảo lãnh không được kháng cáo hay lập một hồ sơ
Chủ Nhật, 14 Tháng Tám 2022(Xem: 8463)
(Robert Mullins International) Nên bảo lãnh diện vợ - chồng hay hôn phu - thê? Bảo lãnh diện vợ - chồng không bảo đảm là hồ sơ sẽ được Lảnh sự dễ dàng chấp thuận, nhưng hồ sơ này sẽ dễ gây ấn tượng tốt đối với nhân viên lãnh sự hơn là hồ sơ hôn phu - thê. Bảo lãnh vợ - chồng thường đòi hỏi người bảo lãnh phải có ít nhất hai chuyến đi Việt Nam - một chuyến đi để gặp mặt trực tiếp và chuyến đi thứ hai để kết hôn. Đôi khi người bảo lãnh cần phải đi chuyến thứ ba chỉ để ký giấy hôn thú vì không đủ thời gian hoàn tất thủ tục xin hôn thú rất nhiêu khê trong lần thứ hai về Việt Nam. Đó là lý do tại sao một số người chọn bảo lãnh diện hôn phu - thê. Trong cả hai diện bảo lãnh vợ - chồng và hôn phu - thê, điều quan trọng nhất vẫn là bằng chứng liên lạc: emails, thư từ, hình ảnh, liên lạc qua các mạng xã hội, những chuyến về Việt Nam, v.v… Sở di trú đôi khi đòi hỏi phải có bản sao cùi vé máy bay, hoặc những trang trong sổ thông hành (passport) có đóng mộc ghi nhận ngày đến và rời khỏi Việt N
Chủ Nhật, 07 Tháng Tám 2022(Xem: 8427)
(Robert Mullins International) Một người vợ hoặc chồng là người ngoại quốc nhập cảnh Hoa Kỳ với loại chiếu khán (visa) phi-di-dân, không vi phạm diện nhập cảnh, có thể nộp đơn xin Thẻ Xanh nếu họ hợp lệ để xin chiếu khán di dân. Ngoài ra cũng có một số trường hợp nộp đơn xin thẻ xanh theo diện đầu tư EB-5 trực tiếp kinh doanh, hay lao động EB-3. Chúng tôi sẽ viết về 2 diện EB này trong những kỳ tới. Nếu qúy vị là khách du lịch với chiếu khán loại B-2, hoặc là sinh viên du học, hoặc nhập cảnh với chiếu khán miễn thị thực WT, qúy vị có thể nộp đơn xin Thẻ Xanh sau khi kết hôn với một công dân Mỹ.
Thứ Hai, 01 Tháng Tám 2022(Xem: 7560)
(Robert Mullins International) Tiếp theo phần 1 kỳ trước, việc nhận con nuôi quốc tế từ Việt Nam sang Hoa Kỳ đã không còn giới hạn đối với trẻ em có nhu cầu đặc biệt, trẻ em trên năm tuổi và trẻ em trong nhóm anh chị em ruột. Chúng tôi tiếp tục giai đoạn 4 đến 6 trong thủ tục xin nhận con nuôi gồm có 6 giai đoạn. Sau khi bạn chấp nhận được kết hợp với một đứa trẻ cụ thể, bạn sẽ nộp đơn lên USCIS để được chấp thuận tạm thời cho đứa trẻ đó nhập cư vào Hoa Kỳ bằng cách nộp Mẫu I-800, Đơn Yêu cầu Phân loại Người nhận con nuôi Công ước là Người thân ngay lập tức. USCIS sẽ đưa ra quyết định tạm thời về việc liệu đứa trẻ có đáp ứng định nghĩa của một người được chấp nhận Công ước hay không và có khả năng đủ điều kiện để được nhận vào Hoa Kỳ hay không.
Thứ Hai, 25 Tháng Bảy 2022(Xem: 7014)
(Robert Mulllins International) Vào ngày 31 tháng 12 năm 2020, việc nhận con nuôi quốc tế từ Việt Nam sang Hoa Kỳ đã không còn giới hạn đối với trẻ em có nhu cầu đặc biệt, trẻ em trên năm tuổi và trẻ em trong nhóm anh chị em ruột. Thời gian chờ đợi để nhận được giấy giới thiệu của một trẻ em được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam xác định đủ điều kiện làm con nuôi nước ngoài theo diện nhu cầu đặc biệt thường ngắn hơn so với những trẻ em khác. Việt Nam là thành viên của Công ước về con nuôi La Hay (Hague), nên việc nhận con nuôi từ Việt Nam phải tuân theo một quy trình cụ thể được thiết kế để đáp ứng các yêu cầu của Công ước. Dưới đây là một bản tóm tắt ngắn gọn về quá trình thông qua Công ước. Bạn phải hoàn thành các bước này theo thứ tự sau để đáp ứng tất cả các yêu cầu pháp lý cần thiết. Việc nhận con nuôi được hoàn thành không theo trình tự có thể gây ra sự chậm trễ đáng kể hoặc dẫn đến việc đứa trẻ không đủ điều kiện để được cấp thị thực nhập cư vào Hoa Kỳ.
Thứ Hai, 18 Tháng Bảy 2022(Xem: 7063)
(Robert Mullins International) Vào ngày 24 tháng 6 năm 2022, một tòa án Quận hạt Hoa Kỳ ở California đã yêu cầu Sở Di trú và Nhập tịch Hoa Kỳ (USCIS) phải duyệt xét đơn I-526/E mới (Đơn xin di dân của Doanh nhân nước ngoài) từ việc đầu tư di dân thông qua các Trung tâm vùng EB-5 đã được ủy quyền trước đây. Đạo luật về Liêm chính và Cải tổ EB-5, một phần của Luật chi tiêu Omnibus, có hiệu lực vào ngày 15 tháng 3 năm 2022. Nó đã tái ủy quyền và thực hiện các thay đổi đối với chương trình Trung tâm vùng sau khi hết hạn. Quyết định của tòa án trong vụ Behring Regional Center LLC kiện Mayorkas đã tuân theo quyết định của Sở di trú rằng tất cả các Trung tâm vùng trước đây cần phải tìm kiếm sự tái ủy quyền sau khi chương trình được khôi phục.
Thứ Hai, 11 Tháng Bảy 2022(Xem: 7493)
(Robert Mullins International) Từ nhiều năm qua chúng ta đã thấy chính phủ Hoa Kỳ ưu đãi những thường trú nhân,bảo lãnh vợ/chồng, con cái độc thân trên và dưới 21 tuổi bằng cách xét nhanh hơn trước gần một nửa thời gian? Và thường trú nhân có thể xin miễn giảm (đơn I-601A) cho người phối ngẫu mà từ trước chỉ có công dân Hoa Kỳ mới đủ tiêu chuẩn lập mẫu đơn này. Quý vị nào sẽ đủ điều kiện hoặc không đủ tiêu chuẩn để người hôn phối thường trú nhân nộp đơn xin thẻ xanh ngay khi đang ở Hoa Kỳ? Đó là những đương đơn đến Mỹ theo một loại chiếu khán không di dân và vẫn duy trì tình trạng hợp lệ cho đến khi được cấp thẻ xanh.
Thứ Hai, 04 Tháng Bảy 2022(Xem: 7144)
(Robert Mullins International) Các Văn phòng Tham vấn Di trú Robert Mullins International đã có cơ hội giúp cho nhiều qúy vị tăng-ni Phật giáo ở Việt Nam và các nước khác được cấp chiếu khán (visa). Các loại chiếu khán phục vụ tôn giáo, được gọi là R-1, có loại ngắn hạn và loại chiếu khán dài hạn dành cho những người di dân đặc biệt phục vụ tôn giáo. Các loại chiếu khán tôn giáo R-1 có thể xin được bằng cách nộp đơn xin chiếu khán phi di dân theo cách thông thường ở Tòa Lãnh sự Hoa Kỳ ở Sài Gòn. Loại chiếu khán dành cho người di dân đặc biệt phục vụ tôn giáo cần phải nộp mẫu đơn I-360 và phải được cơ quan di trú tại Hoa Kỳ phê chuẩn. Sau khi được chấp thuận, người phục vụ tôn giáo này có thể xin ở lại Hoa Kỳ làm việc tôn giáo với quy chế thường trú nhân.
Thứ Hai, 27 Tháng Sáu 2022(Xem: 7380)
Văn phòng Robert Mullins International thường nhận nhiều câu hỏi về di trú của độc giả và thân chủ. Chúng tôi sẽ lần lược đăng tải những câu hỏi tiêu biểu đa số quý vị có cùng một thắc mắc. Bài viết tuần này chúng tôi sẽ nói đến câu hỏi về sự khác biệt cũng như quyền lợi di trú và không-di-trú giữa hai loại chiếu khán B1/B2 chiếu khán tham quan du lịch, và WT, chiếu khán miễn thị thực. Có hai điểm cần nói ở đây: Điểm thứ nhất, trước đây, tất cả những người có chiếu khán loại WT bị ngăn cấm không được xin chuyển diện khi đang ở Hoa Kỳ. Họ phải trở về nước của họ khi chiếu khán hết hạn. Họ được yêu cầu phải rời khỏi Hoa Kỳ mà không thể thay đổi diện chiếu khán của họ.