Những Dịch Vụ Lãnh Sự Hoa Kỳ Hiện Nay Ra Sao?

Chủ Nhật, 20 Tháng Chín 202023:36(Xem: 13029)
Những Dịch Vụ Lãnh Sự Hoa Kỳ Hiện Nay Ra Sao?
- Những Tổ Chức Đông Nam Á chỉ trích việc trục xuất 30 người Việt Nam ở Hoa Kỳ
- Hành pháp TT Trump muốn tăng thêm việc thu thập thông tin của di dân

*

Mục di trú và bảo lãnh do Văn Phòng tham vấn di trú Robert Mullins International (RMI) đảm trách hằng tuần, rất hữu ích cho quý vị nào quan tâm đến việc bảo lãnh và đầu tư định cư.  Văn phòng RMI không phải luật sư và không cố vấn pháp lý.  Việc tín nhiệm các tin tức trong bài viết này hoàn toàn thuộc quyền tự do và trách nhiệm của quý vị.  Mọi đóng góp ý kiến xin liên lạc email: info@rmiodp.com

(Robert Mullins International) Vào tháng Ba năm 2020 vừa qua, tất cả Tòa Lãnh sự Hoa Kỳ đều đón cửa vì đại dịch Covid-19. Qua tháng Tư năm 2020, Tổng thống Hoa Kỳ thông báo lệnh Đình Hõan Nhập Cảnh hầu hết các lọai chiếu khán (visa) di dân và một số chiếu khán phi di dân. Lệnh Đình Hõan này kéo dài đến ngày 31 tháng 12 năm 2020.

Đến tháng 7 năm 2020, Bộ Ngọai Giao Hoa Kỳ nói rằng các Tòa Lãnh sự Hoa Kỳ sẽ dần dần trở lại việc cấp chiếu khán, nhưng các dịch vụ lãnh sự ở mỗi quốc gia sẽ tùy thuộc vào điều kiện sức khỏe của quốc gia này.

- Hỏi: Điều này có nghĩa là Tòa Lãnh sự Hoa Kỳ ở Sài Gòn bắt đầu trở lại những dịch vụ bình thường không?
- Đáp: Tòa Lãnh sự ở Sài Gòn và những tòa lãnh sự ở những quốc gia khác vẫn chỉ đang cung cấp những dịch vụ cấp chiếu khán giới hạn. Tất cả tòa lãnh sự nói rằng họ sẽ trở lại phỏng vấn càng sớm càng sớm nhưng không cho biết ngày cụ thể.

- Hỏi: Những lọai hồ sơ nào hiện nay có ngày phỏng vấn cấp chiếu khán tại Tòa Lãnh sự Hoa Kỳ ở Sài Gòn?
- Đáp: Tòa lãnh sự Hoa Kỳ hiện nay chỉ xếp lịch phỏng vấn cấp chiếu khán cho những hồ sơ bảo lãnh vợ/chồng và con nhỏ của các công dân Hoa Kỳ. Tất cả những lọai đơn xin cấp chiếu khán di dân khác đều phải chờ ít nhất đến ngày 31 tháng 12 năm 2020 vì lệnh hành pháp Đình Hõan Nhập Cảnh từ Tòa Bạch Ốc. Hầu hết những dịch cấp chiếu khán phi di dân cũng bị đình hõan nhưng các đương đơn xin chiếu khán du học hiện này được phép nộp hồ sơ xin phỏng vấn.
- Hỏi: Vào ngày 28 tháng Tám năm 2020 vừa qua, Bộ Ngọai Giao Hoa Kỳ loan báo khi tình hình yên ổn để có thể trở lại các họat động lãnh sự nhiều hơn, các tòa lãnh sự Hoa Kỳ được quyền ưu tiên giải quyết các hồ sơ diện chiếu khán hôn phu-thê (fiancée). Những hồ sơ này hiện nay ra sao?
- Đáp: Văn phòng Robert Mullins International đã hỏi Tòa Lãnh sự Hoa Kỳ ở Sài Gòn rằng họ có ý định bắt đầu phỏng vấn những hồ sơ bảo lãnh diện hôn phu-thê không. Vào ngày 4 tháng Chín vừa qua, Tòa Lãnh sự đã trả lời rằng họ không thực hiện những cuộc phỏng vấn diện hôn phu-thê K-1. Họ nói rằng sẽ trở lại phỏng vấn diện chiếu khán hôn phu-thê sớm nhưng không thể cho biết ngày cụ thể.


Những Tổ Chức Đông Nam Á chỉ trích việc trục xuất 30 người Việt Nam ở Hoa Kỳ

Vào ngày 4 tháng Tám năm 2020 vừa qua, Cơ quan Thi Hành Luật Di Trú và Thuế Quan (tức Immigration and Custom Enforcement - ICE) đã trục xuất 30 người Việt trở về Việt Nam, bao gồm những người nghĩ rằng họ được bảo vệ vì đã đến Hoa Kỳ trước ngày 12 tháng Bảy năm 1995. Việc trục xuất những người Việt tỵ nạn này cho thấy sự thay đổi những ưu tiên trục xuất của Bộ Nội An Hoa Kỳ. Cho đến hôm nay, hơn 2.000 người gốc Đông Nam Á đã bị trục xuất khỏi Hoa Kỳ,

- Hỏi: Cộng đồng Việt Nam tại Hoa Kỳ có thể cho rằng một số người Việt sẽ được bảo vệ và không bị trục xuất nếu họ đã đến Hoa Kỳ trước ngày 12 tháng Bảy năm 1995 không?
- Đáp: Hành pháp Trump đã cho thấy họ sẽ tạo mọi nỗ lực để trục xuất những di dân và người tỵ nạn nào có lịch sử phạm tội hình sự, dù họ đã hòan tất thời gian thọ án và đã phục hồi trở về đời sống hòan thiện. Nhưng cho đến nay, chúng ta đã thấy chẳng có gì khác biệt với tất cả di dân đến Hoa Kỳ. Một số người bị trục xuất trong tháng 8 vừa qua đã đến Hoa Kỳ trước ngày 12 tháng Bảy năm 1995.

- Hỏi: Chính phủ Hoa Kỳ có còn trách nhiệm giúp những di dân và người tỵ nạn đến từ Cam Bốt, Lào và Việt Nam sau chiến tranh Việt Nam không?
- Đáp: Những người tỵ nạn đã trốn thóat vì những ngược đãi chính trị và diệt chủng. Những điều tồi tệ này đã xảy ra trong lúc chính phủ Hoa Kỳ có mặt trong những cuộc chiến tại Đông Nam Á. Thật vô lương tâm nếu trả những người khốn khổ này về lại đất nước mà họ đã trốn chạy để cứu mạng sống của họ.

- Hỏi: Ngòai việc nhắm vào trục xuất, chính phủ Hoa Kỳ nên chú trọng đến những việc gì khác?
- Đáp: Tại Hoa Kỳ, chúng ta đang phải đối diện với tình trạng kinh tế khủng hỏang và sức khỏe tồi tệ nhất trong thời đại của chúng ta. Những người thân yêu của chúng ta đang chết chóc, bệnh họan, mất việc làm, đối diện với tương lai không biết ra sao. Chính phủ nên chú trọng vào việc tìm kiếm những giải pháp ngăn chận đại dịch thay vì chú tâm vào việc trục xuất các thành viên trong cộng đồng di dân vì họ đã trả những món nợ cho xã hội.


Hành pháp TT Trump muốn tăng thêm việc thu thập thông tin của di dân

Bộ Nội An Hoa Kỳ xác nhận rằng, ngòai việc lấy dấu vân tay, hành pháp Trump đang quan tâm đến việc tăng thêm việc thu thập thông tin của những di dân muốn xin nhập tịch Hoa Kỳ. Đề nghị này sẽ cho phép chính phủ đòi thêm dữ kiện cá nhân của nhiều người hơn và thường xuyên như một phần trong tiến trình duyệt xét đơn di trú. Sở di trú Hoa Kỳ hiện chỉ đòi hỏi dấu vân tay của bất cứ ai trên 14 tuổi nộp đơn xin những quyền lợi di trú, như xin Thẻ Xanh chẳng hạn. Những thông tin chỉ giới hạn qua dấu vân tay, hình ảnh và chữ ký.

- Hỏi: Ngòai việc lấy dấu vân tay, những đòi hỏi thu thập nhiều thông tin hơn theo điều lệ mới ra sao?
- Đáp: Theo chính sách mới, việc thu thập thông tin nhiều hơn sẽ bao gồm lấy mẫu DNA, chụp hình mắt, ghi giọng nói và những hình ảnh để xác nhận nhân dạng. Tương tự, việc lấy lại dấu vân tay có thể được yêu cầu cho bất cứ ai đã nhận được Thẻ Xanh. Kể cả những công dân Mỹ đang bảo lãnh thân nhân. Sau cùng, chính sách mới sẽ áp dụng bất kể tuổi tác, kể cả những trẻ em cũng cần lấy thêm nhiều thông tin cá nhân.

- Hỏi: Lý do nào cần có chính sách mới mở rộng này?
- Đáp: Sở di trú nói rằng chính sách mới được đề nghị sẽ cải tiến việc rà sóat tiến trình kiểm tra lý lịch, cũng như giảm bớt sự lệ thuộc vào giấy tờ để chứng minh lý lịch và liên hệ gia đình. Những người chỉ trích chính sách mới này nói rằng hòan tòan không không cần thiết để nới rộng những đòi hỏi về nhận dạng cá nhân. Họ nói rằng chính sách mới có thể làm cho hàng triệu người tiếp tục bị giám sát, và có khả năng gây ảnh hưởng đến đơn bảo lãnh gia đình.

- Hỏi: Nếu chính sách mới đòi hỏi nới rộng việc thu thập thông tin của người bảo lãnh, cũng như người xin thẻ xanh, liệu người bảo lãnh có cảm thấy thỏai mái không?
- Đáp: Một số người bảo lãnh có thể không muốn trải qua nhiều cách lấy thêm nhiều thông tin quá đáng này để chỉ bảo lãnh thân nhân. Và chúng ta cần lưu ý rằng vì quy luật mới về Gánh Nặng Xã Hội, chính phủ cũng đã đòi hỏi người bảo lãnh tiết lộ nhiều thông tin tài chánh cá nhân về đời sống. Nếu người bảo lãnh là đối tượng bị đòi hỏi phải thực hiện chính sách mới, bao gồm lấy mẫu DNA, chụp hình mắt, ghi giọng nói và hình ảnh để nhận diện nhân dạng, một số người có thể sẽ do dự giúp thân nhân của họ.

- Hỏi: Liên đoàn Tự do Dân sự Hoa Kỳ (tức American Civil Liberties Union - ACLU) nói gì về những đòi hỏi sinh trắc học mở rộng này?
- Đáp: Liên đoàn ACLU phản đối chính sách mới này. Họ nói rằng: "Thu thập một cơ sở dữ liệu khổng lồ về các bản thiết kế di truyền sẽ không giúp chúng ta an toàn hơn - nó chỉ đơn giản là giúp cho chính phủ dễ dàng hơn để giám sát đời sống cá nhân của người dân mà thôi".

Quý độc giả muốn có thêm tin tức cập nhật, xin liên lạc với một văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: (714) 890-9933, San Jose (408) 294-3888, Sacramento (916) 393-3388   Email: info@rmiodp.com Hoặc www.facebook.com/rmiodp
 
=END=
Thứ Tư, 07 Tháng Mười 2009(Xem: 103410)
T rước khi quốc hội Hoa Kỳ thông qua Đạo Luật Di Trú Về Người Bảo Lãnh Gia Đình, thân nhân đang làm đơn bảo lãnh phải sống cho đến khi chiếu khán (visa) được cấp cho người thân được bảo lãnh. Nếu người bảo lãnh qua đời bất cứ lúc nào trong thời gian hồ sơ vẫn còn duyệt xét, luật bấy giờ nói rằng đơn xin chiếu khán di dân phải bị hủy bỏ ngay thời điểm người bảo lãnh qua đời.
Thứ Ba, 22 Tháng Chín 2009(Xem: 97818)
Trong tháng Mười, chúng ta thấy ngày đáo hạn cho diện bảo lãnh con độc thân của  các công dân Mỹ được gia tăng đáng kể. Diện bảo lãnh này đã tăng đến ngày 22 tháng 7 năm 2003, có nghĩa là tăng thêm 17 tuần.
Thứ Ba, 15 Tháng Chín 2009(Xem: 103190)
Những người bảo lãnh diện di dân đều phải nộp đơn Bảo Trợ Tài Chánh (mẫu I-864). Việc Bảo Trợ Tài Chánh có hiệu lực trong 10 năm kể từ ngày người được bảo lãnh đặt chân đến Hoa Kỳ, hay cho đến khi người được bảo lãnh trở thành công dân Mỹ. 
Thứ Tư, 26 Tháng Tám 2009(Xem: 96558)
Đã có một thời gian trước đây, Trung Tâm Chiếu Khán Quốc Gia (NVC) đã có nhiều thời gian hơn để đáp lại nhanh chóng những nhu cầu của khách hàng.
Thứ Tư, 19 Tháng Tám 2009(Xem: 96945)
Tháng trước, chúng ta đã thảo luận về hồ sơ Ruiz-Diaz, được xem như một án lệnh đem lại nhiều lợi ích cho những người làm việc tôn giáo ở Hoa Kỳ.
Thứ Sáu, 31 Tháng Bảy 2009(Xem: 102824)
Mỗi năm, 10.000 chiếu khán (visa) sẵn sàng để cấp cho những nhà đầu tư có đủ điều kiện muốn trở thành Thường trú nhân tại Hoa Kỳ, nếu họ muốn thiết lập một cơ sở kinh doanh  mới. Vốn đầu tư tối thiểu là Một Triệu Mỹ Kim.
Thứ Tư, 08 Tháng Bảy 2009(Xem: 113183)
Sau khi sở di trú chấp thuận một đơn bảo lãnh, công việc của họ được xem là hoàn tất. Sở di trú sẽ chuyển đơn bảo lãnh này đến Trung Tâm Chiếu Khán Quốc Gia (tức NVC) tại tiểu bang New Hamshire.
Thứ Tư, 01 Tháng Bảy 2009(Xem: 100089)
Vừa mới đây, chúng tôi nhận được một thư email của một thân chủ tại thành phố Sacramento, tiểu bang California. Một lá thư tràn ngập nỗi vui.
Thứ Tư, 24 Tháng Sáu 2009(Xem: 96076)
Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu một số vấn đề mà Tổng thống Obama nói trong tuần qua liên quan đến việc Cải Tổ Di Trú.
Thứ Bảy, 20 Tháng Sáu 2009(Xem: 104684)
Đề tài hôm nay của chúng ta liên quan đến luật lệ dành cho các trẻ em có thể trở thành công dân Mỹ sau khi nhập cảnh Hoa Kỳ, nếu cha mẹ chưa có quốc tịch Mỹ khi con cái của họ sinh ở Việt Nam.