Một Số Thông Tin Di Trú Đáng Chú Ý

Thứ Tư, 07 Tháng Mười Hai 200500:00(Xem: 115695)
Một Số Thông Tin Di Trú Đáng Chú Ý
LỊCH TRÌNH CẤP CHIẾU KHÁN DI DÂN TÍNH ĐẾN THÁNG 03-2006 * Mục di trú và bảo lãnh do Văn Phòng tham vấn di trú Robert Mullins International đảm trách hằng tuần, nhằm mục đích thông báo các tin tức thời sự liên quan đến vấn đề đoàn tụ gia đình, rất hữu ích cho quý vị nào quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân. Mọi đóng góp ý kiến xin liên lạc 1-800-411-0495 Mới đây, một số thông tin về di trú đáng quan tâm đã được loan báo chính thức từ sở di trú Hoa Kỳ và một số báo chí như sau: - Liên quan đến đơn xin Thẻ Xanh Thường trú nhân: Trong một bản thông tin liên phòng của Phòng Công Dân Và Các Dịch Vụ Di Trú (gọi tắt là USCIS), ông Michael Aytes, Phụ tá Giám đốc, đã trả lời những khúc mắc về vấn đề hôn nhân được lợi dụng nhằm vi phạm các luật di trú. Những đôi vợ/chồng ở trên nước Mỹ có thể nộp mẫu đơn I-751 xin huỷ bỏ các điều kiện về tình trạng thường trú. Mẫu đơn I-751 thường được sử dụng khi đương đơn đã được cấp Thẻ Xanh có giá trị 2 năm, nay gần hết hạn, và muốn xin loại Thẻ Xanh chính thức có giá trị 10 năm. Nếu đơn I-751 được các nhân viên di trú xét thấy hợp lệ, đương đơn sẽ được hợp lệ thường trú tại Hoa Kỳ. Tuy nhiên, nếu đôi vợ/chồng nào chỉ muốn lợi dụng hôn nhân để vi phạm luật di trú thì đơn I-751 của họ sẽ bị từ chối. Trong quá khứ, việc xét duyệt này thuộc về công việc của Giám đốc của các cơ quan di trú ở địa phương. Họ có quyền từ chối đơn I-751 nếu tin rằng đơn này chỉ được làm với mục đích "qua mặt" các phương thức giải quyết thủ tục di trú thông thường. Tuy nhiên, bản thông tin của ông Aytes đã cho phép các giám đốc thuộc các Trung tâm Di trú USCIS có thẩm quyền "từ chối đơn I-751, hoặc miễn các cuộc phỏng vấn khác". Khi một đơn xin bị đặt nghi vấn sẽ được chuyển đến Văn phòng An ninh Quốc gia và Truy tìm Giả mạo. Nơi này sẽ viết báo cáo chi tiết chuyển đến Giám đốc Trung tâm Dịch vụ Di Trú. Sau đó, các giám đốc này sẽ thông báo cho vợ/chồng đương đơn biết ý định từ chối đơn của họ và cho phép họ có cơ hội để kháng cáo. Nếu Giám đốc Trung tâm Dịch vụ Di trú vẫn cho rằng đơn của họ chỉ được dùng để phỉnh gạt các luật lệ di trú sau khi nhận được thư kháng cáo, các vị giám đốc Trung tâm sẽ có thẩm quyền từ chối hẳn đơn này và không cần gửi hồ sơ về cho các giám đốc của các cơ quan di trú địa phương. - Nhiều nhóm tôn giáo phản đối luật di trú: Nhiều nhóm tôn giáo đang nỗ lực đưa ra một "trận chiến" với một số luật về di trú mà họ cảm thấy bất công và bất nhân. Các bài viết trong tuần qua trên các nhật báo nổi tiếng như Los Angeles Times, The Christian Science Monitor, và The New York Sun đã cho thấy một phong trào đoàn kết tôn giáo đã nổi lên để yêu cầu cải tổ các chính sách về di trú. Các nhóm tôn giáo và các nhóm hỗ trợ tôn giáo đang khó chịu về việc hai nhân viên nhân đạo làm việc cho nhà thờ đã bị bắt giữ khi họ ra tay giúp đỡ ba người di dân bất hợp pháp bị bệnh ở vùng sa mạc tiểu bang Arizona. Viễn ảnh mà các nhóm tôn giáo có thể bị nhắm tới với các cuộc điều tra hình sự vì nhiều tổ chức cứu trợ đã công khai chỉ trích những chiến thuật "phản di trú" hiện nay mà các nhóm tôn giáo thực hiện. Theo Arin Gincer của nhật báo Los Angeles Times, khá nhiều sự chú ý đang được đề nghị thành luật sẽ cho phép "nới rộng việc định nghĩa 'buôn người' cho bất cứ ai 'trợ giúp' hay 'hướng dẫn' một người di dân bất hợp pháp được cư trú hay lưu lại Hoa Kỳ". Những người ủng hộ các chính sách di trú hiện nay đã bày tỏ sự tức giận các nhóm tôn giáo đã sốt sắng giúp đỡ các di dân không có giấy tờ hợp lệ khi họ muốn nhập cảnh Hoa Kỳ. Mặc dù họ cho rằng những di dân này nên được đối sử nhân đạo, các nhóm ủng hộ chiến thuật di trú hiện nay về an ninh biên phòng, tranh luận rằng việc giúp đỡ những người vượt biên giới thì cũng giống như việc thúc đẩy người ta vi phạm luật pháp. - Phổ biến loại thông hành điện tử: Theo bản thông cáo báo chí mới đây của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, bộ này đang ở giai đoạn cấp phát loại Thông Hành Điện Tử (e-passport). Là một phần trong chương trình thử nghiệm, vào ngày 30 tháng 12 năm 2005 vừa qua, Bộ Ngoại Giao đã bắt đầu phổ biến giới hạn một số thông hành điện tử mới. Theo bản thông cáo báo chí, mục đích của việc cấp phát loại thông hành điện tử để giúp đỡ việc du lịch quốc tế của công dân Mỹ và củng cố an ninh biên giới. Sổ thông hành loại mới này bao gồm việc nhận dạng mặt và kỹ thuật "chip" giúp lưu trữ các dữ kiện giống như loại thông hành cũ. Các sổ thông hành cũ sẽ vẫn còn hiệu lực cho đến khi hết hạn. Theo Nhật báo National Journal's Technology, một số quan ngại đã được nêu lên liên quan đến loại thông hành điện tử là khả năng bảo vệ các thông tin riêng tư và cá nhân. Bộ Ngoại Giao nói rằng loại thông hành mới có một vật cụ chống lại việc giả mạo trên bìa mặt trước, và được trang bị loại kỹ thuật kiểm soát việc xâm nhập để chống lại việc giả mạo và sang trộm các dữ kiện trong sổ thông hành. Sổ thông hành mới có thể được tăng thêm từ 2.40 mỹ kim đến 10 mỹ kim so với giá biểu thông hành cũ. Tuy nhiên, Bộ Ngoại Giao cho biết giá lệ phí cho sổ thông hành mới sẽ vẫn giữ y giá hiện nay. Bộ này còn cho biết kế hoạch của họ sẽ cấp phát toàn bộ loại sổ thông hành điện tử cho các công dân Mỹ vào cuối năm 2006. LỊCH TRÌNH CẤP CHIẾU KHÁN DI DÂN TÍNH ĐẾN THÁNG 03-2006 A- IR-1, IR-2, IR-5 (Vợ, con vị thành niên, cha- mẹ của công dân Hoa Ky, luôn luôn hiệu lực) B- Ưu tiên F1-1: Xét đến 22-04-2001 C- Ưu tiên F2-A: Xét đến 22-02-2002 D- Ưu tiên F2-B: Xét đến 08-07-1996 E- Ưu tiên F3: Xét đến 22-07-1998 F- Ưu tiên F4: Xét đến 01-10-1994 G- Tu Sĩ-SR: Luôn luôn hiệu lực Quý độc giả quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân muốn có thêm tin tức cập nhật, xin theo dõi qua báo chí hay đón nghe chương trình phát thanh của chúng tôi vào mỗi tối thứ Tư từ 7PM và sáng Chủ Nhật từ 11:00AM, trên các làn sóng 1110AM, 1430AM, 1500AM, và 106.3FM. Hoặc quý vị liên lạc với một trong những văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: (714) 890-9933 , San Jose (408) 294-3888, Oakland-San Francisco: (510) 533-8228, Sacramento (916) 393-3388 hay qua Email: info@rmiodp.com.
Thứ Ba, 22 Tháng Mười Hai 2009(Xem: 98465)
Nhìn lại tình trạng di trú năm 2009, chúng ta chỉ thấy có một sự thay đổi tốt đẹp duy nhất trong luật di trú. Đó là vào ngày 28 tháng 10 năm 2009 vừa qua, Tổng thống  Hoa Kỳ đã ký "Đạo Luật Riêng Cho Sở Di Trú FY2010" và bắt đầu có hiệu lực, cho phép những người goá bụa của các công dân Mỹ hợp lệ trở thành diện thường trú nhân chính thức bất kể hai vợ chồng sống với nhau bao lâu.
Thứ Năm, 17 Tháng Mười Hai 2009(Xem: 98001)
Trong một số chương trình hội thoại của văn phòng Robert Mullins International hai năm trước, chúng tôi đã nói về một số ý kiến trong quốc hội muốn thông qua một dự luật di trú nhằm loại bỏ một số hạng mục chiếu khán (visa) giành cho diện bảo lãnh con cái trên 21 tuổi và diện anh chị em. Đây là dự thảo luật S.1348.
Thứ Tư, 09 Tháng Mười Hai 2009(Xem: 97907)
Sở Di Trú cho biết một người nộp đơn xin nhập tịch sớm theo diện kết hôn với một công dân Mỹ cần phải chứng minh rằng "... trong suốt 3 năm trước khi nộp đơn xin nhập tịch, đương đơn vẫn đang sống trong "sự hòa hợp hôn nhân" với người hôn phối là công dân (Hoa Kỳ)".
Thứ Tư, 09 Tháng Mười Hai 2009(Xem: 97086)
Sở Di Trú cho biết một người nộp đơn xin nhập tịch sớm theo diện kết hôn với một công dân Mỹ cần phải chứng minh rằng "... trong suốt 3 năm trước khi nộp đơn xin nhập tịch, đương đơn vẫn đang sống trong "sự hòa hợp hôn nhân" với người hôn phối là công dân (Hoa Kỳ)".
Thứ Tư, 02 Tháng Mười Hai 2009(Xem: 98613)
Trong một số chương trình hội thoại của văn phòng Robert Mullins International hai năm trước, chúng tôi đã nói về một số ý kiến trong quốc hội muốn thông qua một dự luật di trú nhằm loại bỏ một số hạng mục chiếu khán (visa) giành cho diện bảo lãnh con cái trên 21 tuổi và diện anh chị em. Đây là dự thảo luật S.1348.
Thứ Tư, 25 Tháng Mười Một 2009(Xem: 99186)
Bản tổng kết mới nhất về số di dân trong tài khóa 2008 đã hoàn tất vào tháng 9 năm 2008. Theo những con số được phổ biến chính thức: Nước Mễ Tây Cơ đã đưa 190.000 di dân đến nước Mỹ. Nhóm di dân đông đảo chiếm hạng nhì là Trung Cộng (80.000 di dân), kế đến là Ấn Độ với 63.000 di dân, Cuba với 49.500 di dân, và nước Cộng Hòa Dominica với 32.000 di dân đến Hoa Kỳ. Việt Nam với 31.500 di dân, đứng thứ 7 trong danh sách 10 nước có nhiều di dân đến nước Mỹ.
Thứ Tư, 18 Tháng Mười Một 2009(Xem: 106833)
Người bảo lãnh được yêu cầu ký tên vào đơn Bảo Trợ Tài Chánh để cam đoan rằng những người được bảo lãnh không trở thành một "gánh nặng xã hội" khi họ đến Hoa Kỳ. Một số gia đình rất khó tìm một người đồng bảo trợ hoặc phụ bảo trợ tài chánh vì nhiều người không hiểu những gì phải cam kết khi trở thành người có trách nhiệm chung về việc bảo trợ tài chánh.
Thứ Tư, 11 Tháng Mười Một 2009(Xem: 109392)
Cho đến nay, những người xin chiếu khán nhập cảnh Hoa Kỳ, nhưng đang bị nhiễm siêu vi khuẩn liệt kháng HIV-Dương Tính phải thực hiện một số đòi hỏi trước khi được cấp chiếu khán (visa).
Thứ Tư, 28 Tháng Mười 2009(Xem: 102186)
Mục di trú và bảo lãnh do Văn Phòng tham vấn di trú Robert Mullins International đảm trách hằng tuần, nhằm mục đích thông báo các tin tức thời sự liên quan đến vấn đề đoàn tụ gia đình, rất hữu ích cho quý vị nào quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân. Mọi đóng góp ý kiến xin liên lạc 1-800-411-0495
Thứ Tư, 21 Tháng Mười 2009(Xem: 103000)
N ếu thời gian hôn nhân của qúy vị dưới hai năm cho đến ngày được chính thức trở thành thường trú nhân, qúy vị sẽ được cấp quy chế Thường Trú Nhân Có Điều Kiện. Quy chế thường trú nhân của qúy vị có điều kiện, vì qúy vị phải chứng minh rằng cuộc hôn nhân không vi phạm luật di trú Hoa Kỳ.