Chương Trình DACA Vẫn Chưa Yên?

Thứ Hai, 21 Tháng Mười Hai 202017:02(Xem: 11388)
Chương Trình DACA Vẫn Chưa Yên?
- Những Điều Gì Sắp Xãy Ra?

*

Mục di trú và bảo lãnh do Văn Phòng tham vấn di trú Robert Mullins International (RMI) đảm trách hằng tuần, rất hữu ích cho quý vị nào quan tâm đến việc bảo lãnh và đầu tư định cư.  Văn phòng RMI không phải luật sư, việc tín nhiệm các tin tức trong bài viết này hoàn toàn thuộc quyền tự do và trách nhiệm của quý vị.  Mọi đóng góp ý kiến xin liên lạc email: info@rmiodp.com

(Rober Mullins International) Vào ngày 8 tháng 12 năm 2020 vừa qua, Sở di trú USCIS đã trả lời Phán Lệnh của một chánh án liên bang về việc phục hồi chương trình DACA, tức chương trình tạm hõan việc trục xuất những người nhập cảnh Hoa Kỳ bất hợp pháp khi còn thơ ấu.

Theo phán lệnh của tòa, bắt đầu từ ngày 7 tháng 12 năm 2020, Sở di trú USCIS:

• Chấp nhận những đơn mới nộp lần đầu cho chương trình DACA dựa trên các điều khoản của chính sách DACA kể từ tháng 6 năm 2012.
• Chấp nhận các yêu cầu gia hạn chương trình DACA dựa trên các quy luật tháng 6 năm 2012.
• Tiếp nhận hồ sơ xin tạm hõan trục xuất theo quy luật năm 2012.
• Gia hạn thời gian hiệu lực của chương trình DACA từ một năm lên hai năm.
• Gia hạn giấy phép làm việc một năm của chương trình DACA lên hai năm.

Sở di trú USCIS sẽ thực hiện các bước thích hợp để cung cấp bằng chứng về việc gia hạn một năm đối với luật tạm hõan trục xuất này  và giấy cho phép làm việc theo chương trình DACA cho những cá nhân đã được cấp thẻ làm việc một năm vào hoặc sau ngày 28 tháng 7 năm 2020.

Xin xem tòan bộ chi tiết tại trang mạng https://www.uscis.gov/i-821d.

Luật sư của chính phủ nói với tòa án liên bang rằng việc đình chỉ chiếu khán (visa) di dân nhập cảnh vào tháng 4 là hợp pháp

Ngày 4 tháng 12 năm 2020: Một luật sư của chính phủ nói với một chánh án liên bang California rằng lệnh hành pháp của Tổng thống Donald Trump đã cấm hợp pháp những người xin chiếu khán nhập cư đến Hoa Kỳ. Luật sư này nói rằng tổng thống có nhiều thẩm quyền hủy bỏ những quy luật. Luật sư của chính phủ cho biết vào năm 2018, Tối Cao Pháp Viện đã phê chuẩn lệnh cấm di dân của ông Trump đối với những cá nhân từ một số quốc gia đa số theo đạo Hồi.

Vào tháng 4, 2020, ông Trump đã sử dụng lệnh hành pháp của mình để thông báo đình chỉ cấp chiếu khán cho những người xin chiếu khán di dân và lao động, với tuyên bố rằng việc cấp những lọai chiếu khán này sẽ đe dọa sự phục hồi kinh tế của Hoa Kỳ từ đại dịch corona.

Vào tháng 10, những người cố gắng đưa vợ / chồng, con cái và các thành viên gia đình của họ vào Hoa Kỳ đã nộp đơn kiện lên tòa án tiểu bang California, nói rằng việc đoàn tụ gia đình của họ đã bị ngăn chặn bởi lệnh cấm cấp chiếu khán của Tổng thống Trump. Họ nói rằng ông Trump thiếu thẩm quyền để hạn chế di dân theo cách như vậy. Họ nói rằng chính phủ đã ngừng giải quyết đơn xin chiếu khán của họ một cách bất hợp pháp.

Việc đình chỉ cấp chiếu khán này dự kiến kết thúc vào ngày 31 tháng 12, nhưng nó có thể được gia hạn. Trong khi đó, vấn đề vẫn đang được một số tòa án ở Hoa Kỳ xem xét, chưa có quyết định rõ ràng.

Những điều sắp xảy ra

Trong một đoạn ghi âm bị tiết lộ ra ngòai cho biết tân tổng thống thứ 46 của Hoa Kỳ nói rằng ông sẽ sử dụng quyền hành pháp của mình để hủy bỏ mọi lệnh hành pháp của ông Donald Trump.

Tony Pham, giám đốc lâm thời của cơ quan ICE sẽ từ chức

Ông Tony Phạm cho biết sẽ từ chức quyền giám đốc cơ quan Thi Hành Luật Di Trú và Thuế Quan (ICE) vào cuối năm 2020.

Sau chưa đầy 5 tháng trở thành người đứng đầu cơ quan ICE, ông Tony Pham cho biết ông sẽ từ chức người đứng đầu cơ quan này để gần gũi hơn với gia đình. Ông là một người tị nạn Việt Nam trước đây.

Khi ông Tony Pham được chính quyền bổ nhiệm lãnh đạo cơ quan ICE, các tổ chức người Mỹ gốc Á Châu đã bày tỏ sự thất vọng và lo lắng. Tổ chức VietRISE có trụ sở tại tiểu bang California cho biết họ tin rằng ông Pham đã quay lưng lại với các cộng đồng người tị nạn.

Chương trình DACA đối diện với thách thức mới của tòa án

Một tòa án liên bang ở thành phố Houston, tiểu bang Taxas, sẽ quyết định có hủy bỏ chương trình DACA hay không. Điều này sẽ tạo thêm phức tạp cho tổng thống tiếp theo.

Các tòa án liên bang đã ngăn chặn nỗ lực của hành pháp nhằm chấm dứt chương trình DACA và theo phán lệnh của một chánh án ở tiểu bang New York, vào tháng 12 năm 2020 vừa qua, hành pháp đã phải khôi phục chương trình này về các quy luật ban đầu vào tháng 6 năm 2012. Các đơn mới hiện đang được chấp nhận cũng như gia hạn đầy đủ giấy phép làm việc hai năm và các biện pháp bảo vệ chung khỏi bị trục xuất.

Nhưng trường hợp hiện tại ở Houston nhắm trực tiếp vào các điều khoản ban đầu năm 2012 của chương trình DACA.

Texas và tám tiểu bang khác hiện đang kiện để chấm dứt chương trình DACA. Họ nói rằng nó làm cạn kiệt các nguồn tài chánh và nhân lực về giáo dục và chăm sóc sức khỏe của tiểu bang và vi phạm luật liên bang.

Quỹ Giáo dục và Phòng vệ Hợp pháp của Người Mỹ gốc Mexico sẽ bảo vệ chương trình DACA trong vụ kiện này. Những tiểu bang nói trên muốn chánh án ra phán quyết rằng chương trình DACA là bất hợp pháp và điều này sẽ gây rắc rối cho tổng thống tiếp theo. Trường hợp này sẽ yêu cầu một lệnh hành pháp mới hoặc hành động của Quốc hội để duy trì chương trình DACA. Một nghiên cứu nói rằng những người nhận DACA có khoảng 254.000 trẻ em đã trở thành công dân Mỹ khi mới sinh.

Những người phản đối DACA nói rằng Tổng thống Obama đã vượt qua Quốc hội một cách bất hợp pháp nhiều tháng trước khi tái đắc cử năm 2012 và rằng ông đã không tuân theo thủ tục liên bang trong việc thiết lập chương trình này. Nhưng nhiều người khác lại cho  rằng tại sao những người phản đối lại không đưa ra lập luận này trong nhiều năm qua!

Chánh án quận Hoa Kỳ Andrew Hanen sẽ xét xử vụ kiện này. Vào năm 2015, chánh án Hanen đã hủy bỏ nỗ lực của ông Obama muốn mở rộng chương trình DACA, bao gồm cả chương trình DAPA nhằm bảo vệ cha mẹ của những người được hưởng chương trình DACA.

Tuy nhiên, vào năm 2018, cũng chính chánh án Hanen đã bác bỏ nỗ lực của tiểu bang Texas nhằm chấm dứt chương trình DACA. Vào thời điểm đó, ông nói rằng sẽ có hại nhiều hơn lợi khi kết thúc chương trình này. Hy vọng rằng bây giờ ông Hanen vẫn cảm thấy như vậy.

Nếu chánh án Hanen đưa ra các quy định có lợi cho vụ kiện của tiểu bang Texas, những người đã có sự bảo vệ của chương trình DACA sẽ không mất quy chế ngay lập tức, nhưng lệnh của thẩm phán có thể đóng chương trình này với các đơn đăng ký mới và gia hạn cho đến khi tổng thống tiếp theo nhậm chức. Giải pháp cuối cùng cho vấn đề DACA là Quốc hội cần thông qua luật DACA để chương trình này được phục hồi mãi mãi.

Hỏi Đáp Di Trú

- Hỏi: Tất cả Tòa Lãnh sự Hoa Kỳ vẫn đóng cửa hay một số đang mở cửa?

- Đáp: Một số Tòa lãnh sự đã mở cửa nhưng cung cấp dịch vụ hạn chế. Việc đình chỉ cấp chiếu khán của hành pháp đã ngăn cản các tòa lãnh sự cấp chiếu khán di dân mới ngoại trừ diện bảo lãnh vợ/chồng và con nhỏ của công dân Hoa Kỳ. Vào tháng 9, nhiều Tòa Lãnh sự đã được phép giải quyết các trường hợp xin chiếu khán hôn thê/hôn phu (fiancée), nhưng Tòa Lãnh sự Hoa Kỳ tại Sài Gòn đã không làm điều này.

- Hỏi: Chương trình DACA đã ra vào tòa án nhiều lần. Tối Cao Pháp Viện có thể đưa ra quyết định cuối cùng về chương trình DACA không?

- Đáp: Trong hệ thống pháp luật của Hoa Kỳ, bất kỳ tòa án liên bang nào cũng có thể ngăn chặn một quy luật hoặc chính sách do tổng thống hoặc cơ quan chính phủ đưa ra. Sau đó, quy luật hoặc chính sách đó có thể chuyển đến Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ và Pháp Viện sẽ quyết định xem quy luật hoặc chính sách đó có phù hợp hay không theo Hiến pháp Hoa Kỳ. Tối Cao Pháp Viện chưa bao giờ nói chương trình DACA là hợp pháp hay bất hợp pháp. Pháp Viện chỉ nói rằng hành pháp đã không sử dụng đúng thủ tục khi cố gắng chấm dứt chương trình DACA vào năm 2017.

- Hỏi: Việc đình chỉ cấp chiếu khán di dân sẽ kéo dài đến hết ngày 31 tháng 12. Sau đó sẽ ra sao?

- Đáp: Hành pháp hiện nay có thể gia hạn lệnh tạm hoãn đó hoặc có thể để nó hết hạn. Nếu hành pháp kéo dài thời gian đình chỉ, nó có thể bị hủy bỏ ngay lập tức bởi tổng thống mới.

Quý độc giả muốn có thêm tin tức cập nhật, xin liên lạc với một văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: (714) 890-9933, San Jose (408) 294-3888, Sacramento (916) 393-3388   Email: info@rmiodp.com Hoặc www.facebook.com/rmiodp

=END=
Thứ Năm, 07 Tháng Mười Hai 2006(Xem: 119438)
Một bản tin gây xôn xao trong lãnh vực di trú và an ninh Hoa Kỳ liên quan đến một số lượng hồ sơ di trú rất lớn bị thất lạc. Theo đài Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA), nếu qúy vị chờ hoài mà không thấy hồ sơ qúy vị bảo lãnh thân nhân có hồi đáp nào mới... thì có thể là hồ sơ của qúy vị đã bị thất lạc.
Thứ Năm, 30 Tháng Mười Một 2006(Xem: 128249)
Càng ngày người Mỹ càng nhận thêm con nuôi từ nước ngoài. Năm 1989 chỉ có 8.000 trẻ từ nước ngoài được nhận vào nước Mỹ qua thủ tục xin con nuôi. Đến năm 2005, con số này đã lên tới gần 23.000 em.
Chủ Nhật, 26 Tháng Mười Một 2006(Xem: 121652)
Bộ Nội An Hoa Kỳ loan báo, ngày 22/11/2006, tất cả các du khách nhập cảnh Hoa Kỳ bằng đường hàng không đều phải trình sổ thông hành (passport).
Thứ Năm, 16 Tháng Mười Một 2006(Xem: 122434)
Các nhân viên diện H-1B có thể xin thay đổi chủ nhân khác nhưng chủ nhân mới phải nộp đơn mới cho nhân viên của mình.
Thứ Sáu, 10 Tháng Mười Một 2006(Xem: 123047)
Sau một năm nhận được Thẻ Xanh Thường trú nhân chính thức (có giá trị 10 năm), người mẹ hợp lệ nộp đơn xin nhập tịch Hoa Kỳ.
Thứ Năm, 02 Tháng Mười Một 2006(Xem: 127414)
Khi cơ quan di trú tái-chấp-thuận đơn bảo lãnh đã bị Tòa Lãnh sự Hoa Kỳ ở Việt Nam trả về, đơn bảo lãnh này sau đó sẽ được gửi ngược về Sài Gòn để chờ đợi một cuộc phỏng vấn mới.
Thứ Sáu, 27 Tháng Mười 2006(Xem: 120233)
Những chuyến du lịch gia hạn có thể ảnh hưởng đến tình trạng thường trú nhân hợp lệ, hoặc gây vấn đề khi nộp đơn nhập tịch không ?
Thứ Hai, 23 Tháng Mười 2006(Xem: 121090)
Đứa cháu gái 11 tuổi của tôi muốn sống tại Hoa Kỳ vì cha mẹ của cháu muốn cháu có đời sống tốt đẹp hơn. Chúng tôi có thể nhận cháu làm con nuôi không?
Thứ Bảy, 14 Tháng Mười 2006(Xem: 120078)
Mới đây, văn phòng chúng tôi rất ngạc nhiên khi nhận được một số thắc mắc từ những độc giả thuộc diện Người Tạm Dung Vì Lợi Ích Công Cộng (PIP).
Thứ Ba, 03 Tháng Mười 2006(Xem: 117351)
Trong chủ đề hội thoại hôm nay, chúng tôi sẽ trả lời hai câu hỏi đã gửi cho Văn phòng Tham vấn Di trú Robert Mullins International, liên quan đến vấn đề du lịch ngoài Hoa Kỳ.