Tổng Thống Bush: Ổn Định Biên Giới, Tăng Giấy Phép Làm Việc Cho Ngoại Kiều Bất Hợp Pháp

Thứ Tư, 07 Tháng Mười Hai 200500:00(Xem: 110331)
Tổng Thống Bush: Ổn Định Biên Giới, Tăng Giấy Phép Làm Việc Cho Ngoại Kiều Bất Hợp Pháp
* Mục di trú và bảo lãnh do Văn Phòng tham vấn di trú Robert Mullins International đảm trách hằng tuần, nhằm mục đích thông báo các tin tức thời sự liên quan đến vấn đề đoàn tụ gia đình, rất hữu ích cho quý vị nào quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân. Mọi đóng góp ý kiến xin liên lạc 1-800-411-0495 Theo tin thông tấn AP, Tổng thống Hoa Kỳ, George W. Bush, ngày 28/11/2005 vừa qua đã tuyên bố sẽ gia tăng việc ngăn chận những người nhập cảnh bất hợp pháp, nhưng sẽ cấp chiếu khán nhiều hơn cho ngoại kiều đang làm việc bất hợp lệ ở Hoa Kỳ. Ông Bush hy vọng rằng với hai chương trình này sẽ tạo sự cảm thông với các nhà bảo thủ xã hội và những doanh nhân đã từng ủng hộ ông. Tuyên bố tại Căn cứ Không quân Davis-Mothan, chỉ cách biên giới Mễ Tây Cơ khoảng 1 giờ lái xe, Tổng thống Bush nói rằng dân chúng Hoa Kỳ sẽ không phải chọn lựa giữa một xã hội cởi mở và một xã hội có luật pháp, và "chúng ta có thể có cả hai cùng một lúc". Vấn đề di trù tế nhị này đã gây sự bất đồng giữa các nhà lập pháp tại quốc hội. Lãnh đạo khối Thượng viện đa số, nghị sĩ Cộng hòa Bill Frist, nói rằng ông sẽ đưa vấn đề này lên Thượng viện vào đầu năm 2006. Còn Hạ viện hy vọng rằng sẽ cản trở một số vấn đề liên quan đến an ninh biên giới trước cuối năm nay, nhưng người ta cho rằng cả hai viện khó thể hoàn thành trong thời gian ngắn sắp tới vì còn quá nhiều vấn đề cần giải quyết. Tổng thống Bush đã nhắc lại hai chương trình di trú kể trên tại El Paso, tiểu bang Texas, hôm thứ Ba, 29/11. Hai tiểu bang Texas và Arizona là nơi làm việc của các Thượng nghị sĩ đảng Cộng Hòa, những người đã lên tiếng ủng hộ các chương trình cải tổ di trú của Tổng thống Bush, nhưng không phải tất cả đều đồng ý với cái nhìn của ông. Sáng kiến về việc cấp chiếu khán (visa) tạm thời cho công nhân đã từng gây nhiều bất đồng tại quốc hội. Tổng thống Bush nói rằng ông không ủng hộ việc dung thứ các kiều dân bất hợp pháp, nhưng ông rất muốn mang lại cho các công nhân không có giấy tờ hợp pháp một lối sống đàng hoàng với những công việc mà nhiều công dân Mỹ khác không thích làm, và ông muốn cấp Thẻ Xanh nhiều hơn cho họ. Ông Bush nói rằng: "Đã có rất nhiều ý kiến về các đề nghị này. Tôi rất thấu hiểu nhưng những người đang tranh luận về việc này phải thừa nhận rằng chúng ta không thể thi hành luật di trú hiệu quả, cho đến khi chúng ta lập ra chương trình công nhân tạm thời". Tại thành phố Tucson, tiểu bang Arizona, Tổng thống nói với cử tọa rằng chính phủ sẽ cung cấp cho nhân viên biên phòng các kỹ thuật tân tiến hơn, chẳng hạn như các loại máy bay lái tự động kiểm soát từ trên cao và máy thu hình hồng ngoại tuyến, cùng lúc với việc gia tăng xây dựng hàng rào biên giới thông thường ở các nơi cần thiết. Tổng thống Bush đã đẩy mạnh vấn đề an ninh biên phòng và di trú sau khi ông ký ngân sách 2006 với 32 tỷ Mỹ kim vào tháng trước cho Bộ Nội An, bao gồm việc gia tăng mạnh mẽ việc bảo vệ biên giới, và tuyển thêm 1,000 Nhân viên Biên phòng. Tổng thống Bush cũng đã thúc đẩy Quốc hội chấp thuận chương trình công nhân tạm thời từ hơn một năm nay. Theo chương trình này, những kiều dân không có giấy tờ hợp pháp sẽ được cấp chiếu khán làm việc trong 3 năm. Họ có thể gia hạn thêm 3 năm nữa, nhưng sau đó phải trở về quê hương của họ trong một năm để xin chính thức giấy phép làm việc mới. Thượng nghị sĩ đảng Cộng Hòa, John McCain, và Thượng nghị sĩ đảng Dân Chủ, Edward Kennedy, cũng đã từng đưa ra đề nghị cấp chiếu khán 6 năm cho kiều dân bất hợp pháp, và sau đó, họ sẽ phải rời Hoa kỳ, hoặc nộp đơn xin Thẻ Xanh Thường trú nhân. Còn Thượng nghị sĩ John Corny và Thượng nghị sĩ Jon Kyl ủng hộ đề nghị các kiều dân bất hợp pháp phải trở về nước của họ và sau đó nộp đơn qua chương trình công nhân tạm thời. Trong khi đó, Thượng nghị sĩ Kennedy phổ biến một bản văn công kích Tổng thống Bush nói về cải tổ di trú nhưng không làm gì sau 5 năm ở Tòa Bạch -c. Ngay cả một dân biểu thuộc đảng Cộng Hòa, bà Marsha Blackburn, cũng tuyên bố rằng dân chúng Hoa Kỳ "quá mệt mỏi về những lời nói và chờ những hành động cụ thể". Bà nói thêm rằng "Chúng ta không thể nói đến các chương trình công nhân tạm thời, cho đến khi chúng ta thực sự ngăn chặn việc nhập cảnh bất hợp pháp". * Trong một diễn biến khác liên quan đến Chương Trình Ra Đi Trật Tự (ODP), ông David Rockey, Trưởng Phòng Tỵ Nạn của Tổng lãnh sự quán Hoa Kỳ tại Sài Gòn, cho biết những người hội đủ tiêu chuẩn cho chương trình vừa được gia hạn này sẽ có một khoảng thời gian hai năm để nộp hồ sơ, bắt đầu vào tháng 5/2006 cho đến tháng 5/2008. Ông David Rockey nói rằng Phòng Tỵ Nạn của Tổng lãnh sự quán Hoa Kỳ khuyến khích các đối tượng tham gia nộp hồ sơ sớm trong thời hạn trên để tránh trường hợp có quá nhiều hồ sơ gửi đến trong những tháng cuối của chương trình. Chương trình ODP gia hạn chỉ áp dụng cho diện H.O (những người từng đi tù "cải tạo"), diện U-11 (cựu nhân viên Chính phủ Hoa Kỳ), diện V-11 (cựu nhân viên các công ty tư nhân và các tổ chức Hoa Kỳ), nhưng không áp dụng cho diện RORV (thuyền nhân hồi hương). Quý độc giả quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân muốn có thêm tin tức cập nhật, xin theo dõi qua báo chí hay đón nghe chương trình phát thanh của chúng tôi vào mỗi tối thứ Tư từ 7PM và sáng Chủ Nhật từ 11:00AM, trên các làn sóng 1110AM, 1430AM, 1500AM, và 106.3FM. Hoặc quý vị liên lạc với một trong những văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: (714) 890-9933 , San Jose (408) 294-3888, Oakland-San Francisco: (510) 533-8228, Sacramento (916) 393-3388 hay qua Email: info@rmiodp.com.
Thứ Tư, 21 Tháng Bảy 2010(Xem: 111428)
T rong tháng Tư năm nay, một luật sư ở tiểu bang California đã đệ đơn khởi kiện chính phủ Hoa Kỳ. Người ta kỳ vọng chính phủ sẽ trả lời vụ kiện này vào ngày 16 tháng Tám sắp tới.
Thứ Tư, 14 Tháng Bảy 2010(Xem: 108621)
N gười cô của Tổng thống Obama, xuất thân từ miền Đông Châu Phi, đã trở thành tin tức trên các cơ quan truyền thông vì bà đang hy vọng đơn xin tỵ nạn chính trị của bà được tái cứu xét.
Thứ Sáu, 09 Tháng Bảy 2010(Xem: 109164)
V ào ngày 24 tháng sáu năm 2010, một người Việt Nam bảo lãnh diện hôn thê (fiancée) đã nộp một đơn kiện ở Tòa Án Quận Hoa Kỳ thuộc tiểu bang Oregon.
Thứ Tư, 30 Tháng Sáu 2010(Xem: 114537)
Một công dân Hoa Kỳ có thể bảo lãnh con đã ở tuổi trưởng thành (trên 21 tuổi), còn độc thân hoặc đã lập gia đình. Một thường trú nhân có thể bảo lãnh con trưởng thành còn độc thân.
Thứ Tư, 23 Tháng Sáu 2010(Xem: 111954)
Đ ể nộp đơn xin chiếu khán (visa) cho người hôn phối, đòi hỏi căn bản đầu tiên là nộp một bản sao hôn thú. Nếu qúy vị hoặc người hôn phối của qúy vị đã từng kết hôn trước đây, qúy vị cần nộp các bản ly dị cho thấy những cuộc hôn nhân trước đây đã kết thúc hợp pháp.
Thứ Sáu, 18 Tháng Sáu 2010(Xem: 114389)
N hư chúng ta đã biết, Sở Di Trú Hoa Kỳ đã tăng lệ phí khá cao từ tháng 4 năm 2007. Hầu hết lệ phí đơn nộp cho Sở Di Trú đã tăng gấp hai, ba lần. Lúc đó, khó có ai tưởng tượng khi nộp đơn xin chuyển sang diện Thường trú nhân, đương đơn phải trả lệ phí mới 1,010 mỹ kim, thay vì $320 mỹ kim.
Thứ Năm, 10 Tháng Sáu 2010(Xem: 128037)
C uối tuần ở Thũng Lũng Hoa Vàng, thành phố San Jose rất nóng. Vậy mà nhiều người vẫn cười hân hoan. Áo quần nghiêm chỉnh. Ngay cả những cậu bé đội Lân ướt đẫm mồ hôi mà vẫn cười.
Thứ Năm, 10 Tháng Sáu 2010(Xem: 139092)
T rong hầu hết những hồ sơ bảo lãnh diện anh chị em, giấy tờ cần nộp tương đối đơn giản hơn những diện bảo lãnh khác. Người bảo lãnh cần nộp khai sinh va khai sinh của anh, chị, em cho thấy cả hai bên có chung ít nhất tên cha, hoặc tên mẹ.
Thứ Năm, 03 Tháng Sáu 2010(Xem: 121508)
Đ ôi khi, có những em bé được sinh ra ngoài hôn thú, do sự liên hệ ngắn ngủi giữa người mẹ ruột và người cha "Việt kiều" nào đó. Hoặc, vấn đề nhận con nuôi của công dân Mỹ không thể thực hiện trong lúc này, nên chúng ta vẫn nghe thấy có một số phụ nữ ở Việt Nam sẵn sàng "đẻ hộ" để sinh con "dùm" cho những cặp vợ chồng ở Hoa Kỳ không thể có con.
Thứ Tư, 26 Tháng Năm 2010(Xem: 119467)
L uật di trú mới tại Arizona đã được thống đốc tiểu bang phê chuẩn, nhưng chưa ai biết liệu nó có thể trở thành luật hay không! Dĩ nhiên, di dân bất hợp pháp đang chống đối, kể cả nhiều chính trị gia cũng chống lại để chiều lòng cư tri gốc các nước nói tiếng Tây Ban Nha.