Đơn Gánh Nặng Xã Hội Được Điều Chỉnh

Chủ Nhật, 28 Tháng Ba 202121:53(Xem: 10726)
Đơn Gánh Nặng Xã Hội Được Điều Chỉnh
Người di dân chào tạm biệt luật của chính quyền cũ

*

Mục di trú và bảo lãnh do Văn Phòng tham vấn di trú Robert Mullins International (RMI) đảm trách hằng tuần, rất hữu ích cho quý vị nào quan tâm đến việc bảo lãnh và đầu tư định cư.  Văn phòng RMI không phải luật sư, việc tín nhiệm các tin tức trong bài viết này hoàn toàn thuộc quyền tự do và trách nhiệm của quý vị.  Mọi đóng góp ý kiến xin liên lạc email: info@rmiodp.com

(Robert Mullins International) Như chúng tôi đã loan báo mới đây, quy luật mới về Gánh Nặng Xã Hội của hành pháp cũ đã bị hủy bỏ. Nó đã trở thành một phần của lịch sử, không bao giờ được nhìn thấy nữa. Mẫu đơn bảo trợ tài chánh I-864 và đơn Chuyển diện cư trú I-485 cũ đã được sửa đổi dựa theo những quy luật về gánh nặng xã hội của năm 1999. Những mẫu đơn sửa đổi hiện đã có trên trang web của Sở di trú USCIS.

Vào hoặc sau ngày 19 tháng 4 năm 2021, qúy vị phải sử dụng mẫu đơn với phiên bản ngày 10 tháng 3 năm 2021. Nếu không, việc sử dụng các đơn cũ sẽ tự động bị từ chối.

Những đơn sửa đổi phải được sử dụng vào ngày hoặc sau ngày 19 tháng 4 là:
  • I-485, I-485 bổ túc A * J cho các đương đơn xin thẻ xanh
  • I-864, I-864A, I-864W * EZ liên quan bảo trợ tài chánh
  • Đơn I-129 cho người lao động không định cư,
  • I-539 * I-539A để thay đổi / gia hạn tình trạng cư trú tạm thời.

Gánh nặng xã hội bây giờ có nghĩa là gì, sau khi ông Trump rời nhiệm sở? Quy luật này trở lại  năm 1999, vì vậy hiện nay các phúc lợi liên quan đến gánh nặng xã hội chỉ bao gồm trợ cấp an sinh xã hội (SSI), chương trình Hỗ trợ Tạm thời cho Gia đình Khó khăn (TANF), các chương trình “Trợ Giúp Tổng Quát" (General Assistance) và các chương trình (bao gồm cả Medicaid) hỗ trợ những người được chăm sóc dài hạn, như trong các viện dưỡng lão. hoặc các cơ sở chăm sóc sức khỏe tâm thần.

Giờ đây, những thứ Không được bao gồm trong quy luật gánh nặng xã hội Tem Phiếu Thực Phẩm (Foddstamp), Trợ giúp nhà ở của chương trình Section 8, hỗ trợ nhà ở công cộng và Trợ giúp Y tế (Medicaid) do liên bang tài trợ.

Người di dân có thể tiếp tục sử dụng các chương trình mà họ đủ điều kiện tham gia mà không sợ bị ảnh hưởng đến đơn xin thẻ xanh. Điều đó bao gồm hỗ trợ y tế khẩn cấp, chương trình bữa trưa học đường quốc gia, chương trình dinh dưỡng bổ sung đặc biệt dành cho phụ nữ, trẻ sơ sinh và trẻ em, chương trình bảo hiểm sức khỏe cho trẻ em, hỗ trợ việc chăm sóc nuôi dưỡng và nhận con nuôi, sinh viên được chính phủ trợ cấp và các khoản vay thế chấp, hỗ trợ năng lượng, tạo kho thực phẩm cho những người thiếu thốn, nơi trú ẩn cho người vô gia cư, và chương trình nhà trẻ (Head Start).

Tổng thống Biden đã nói rất rõ là những người bảo lãnh tài chính và những người phụ hỗ trợ tài chánh sẽ không chịu trách nhiệm về tài chính nếu những người di dân mới nhận được các phúc lợi công cộng mà họ không được hưởng. Và, Sở di trú USCIS sẽ KHÔNG thu thập dấu vân tay và nhân dạng của người bảo lãnh tài chánh.

Tất cả những thứ mà hành pháp cũ tạo nên đều không còn nữa. Điều đó có nghĩa là Đơn I-944 Tuyên bố về mức độ tự túc để chuyển diện cư trú và Bảng câu hỏi về gánh nặng xã hội DS-5540 để xin chiếu khán (visa) di dân đều bị hủy bỏ. Và, bây giờ Sở di trú USCIS không thể từ chối đơn xin thẻ xanh chỉ vì họ nghĩ rằng có thể người nộp đơn sẽ sử dụng một lợi ích công cộng nào đó trong tương lai.

Cũng bị hủy bỏ quy định phải cung cấp bằng chứng về bảo hiểm y tế hoặc khả năng có được bảo hiểm y tế khi định cư ở Hoa Kỳ.

Chúng ta  vui mừng chào tạm biệt tất cả các quy luật mới về gánh nặng xã hội của hành pháp cũ đề ra. Những người bảo trợ tài chính không còn ngại việc giúp đỡ của những người di dân theo diện đoàn tụ gia đình.

Quý độc giả muốn có thêm tin tức cập nhật, xin liên lạc với một văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: (714) 890-9933, San Jose (408) 294-3888, Sacramento (916) 393-3388   Email: info@rmiodp.com Hoặc www.facebook.com/rmiodp

=END=
Thứ Tư, 20 Tháng Năm 2009(Xem: 94959)
Các Văn phòng Tham vấn Di trú Robert Mullins Mullins đã có cơ hội giúp cho nhiều qúy vị tăng-ni Phật giáo ở Việt Nam được cấp chiếu khán (visa).
Thứ Tư, 13 Tháng Năm 2009(Xem: 95657)
Qúy vị từ Việt Nam đến Hoa Kỳ trước tháng Bảy năm 1995. Sau khi sống ở Hoa Kỳ một thời gian, nếu qúy vị làm điều gì đó trái luật và bây giờ sở di trú muốn trục xuất. Sở di trú đã gửi đến qúy vị một Thư Thông Báo Trình Diện.
Thứ Tư, 06 Tháng Năm 2009(Xem: 97964)
Chính phủ Hoa Kỳ đòi hỏi các bằng chứng mà người di dân sẽ phải có các nguồn tài chánh thích hợp để có thể tự lo khi họ đến Hoa Kỳ.
Thứ Ba, 21 Tháng Tư 2009(Xem: 95422)
Người cô của Tổng thống Obama, xuất thân từ miền Đông Châu Phi, đã trở thành tin tức  trên các cơ quan truyền thông vì bà đang hy vọng đơn xin tỵ nạn chính trị của bà được tái cứu xét.
Thứ Tư, 15 Tháng Tư 2009(Xem: 94290)
Chiếu Khán (Visa) Di Dân là chiếu khán thường trú mang lại Thẻ Xanh cho các đương đơn sau khi họ đến Hoa Kỳ vài tháng. Thẻ Xanh dành cho người di dân được bảo lãnh theo diện gia đình và cho người di dân muốn thường trú tại Hoa Kỳ theo diện nghề nghiệp.
Thứ Tư, 08 Tháng Tư 2009(Xem: 90021)
Tuần này, chúng ta sẽ tiếp tục chủ đề các chiếu khán (visa) Phi-di-dân. Trước hết, chúng ta nói đến chiếu khán L.
Thứ Tư, 08 Tháng Tư 2009(Xem: 92080)
Tuần này, chúng ta sẽ tiếp tục chủ đề các chiếu khán (visa) Phi-di-dân. Trước hết, chúng ta nói đến chiếu khán L.
Thứ Tư, 01 Tháng Tư 2009(Xem: 95251)
Trong buổi hội thoại di trú hôm nay, chúng ta sẽ điểm lại một số chiếu khán phi di dân có thể cấp cho các công dân ở Việt Nam.
Thứ Tư, 25 Tháng Ba 2009(Xem: 100177)
Đơn xin từ bỏ một quyết định hay quy định (của sở di trú hoặc lãnh sự) là một yêu cầu cần phải có để được nhập cảnh (hoặc tái nhập cảnh Hoa Kỳ), sẽ do đương đơn xin chiếu khán (visa) di dân nộp, vì người này không còn hợp lệ để nhập cảnh Hoa Kỳ.
Thứ Tư, 18 Tháng Ba 2009(Xem: 96966)
Hầu hết các đương đơn xin chiếu khán di dân đều được duyệt xét trên căn bản liên hệ gia đình. Sau khi sở di trú chấp thuận đơn bảo lãnh, hồ sơ này sẽ được chuyển đến Trung Tâm Chiếu Khán Quốc Gia (tức NVC), trực thuộc Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ.