Những Thắc Mắc Chung Quanh Chương Trình Tái Định Cư Nhân Đạo

Thứ Tư, 07 Tháng Mười Hai 200500:00(Xem: 134659)
Những Thắc Mắc Chung Quanh Chương Trình Tái Định Cư Nhân Đạo
Mục di trú và bảo lãnh do Văn Phòng tham vấn di trú Robert Mullins International đảm trách hằng tuần, nhằm mục đích thông báo các tin tức thời sự liên quan đến vấn đề đoàn tụ gia đình, rất hữu ích cho quý vị nào quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân. Mọi đóng góp ý kiến xin liên lạc 1-800-411-0495 Sau khi Bộ Phận Tái Định Cư Tỵ Nạn, thuộc Tổng Lãnh Sự Hoa Kỳ tại Việt Nam, loan báo mở ra Chương Tái Định Cư Nhân Đạo (HR), tiếp nối Chương Trình Ra Đi Trật Tự (ODP) đã chấm dứt vào tháng 9 năm 1994, đã mang lại niềm hy vọng của nhiều người hội đủ điều kiện còn ở lại Việt Nam. Chương Trình Tái Định Cư Nhân Đạo (hay Chương trình H.O mới) chỉ dành cho những người bị tù "cải tạo" sau năm 1975, chưa có cơ hội nộp đơn qua Chương Trình Ra Đi Trật Tự trước đây. Tuy nhiên, vì Tòa Tổng Lãnh Sự Hoa Kỳ chưa công bố chi tiết nội dung của Chương Trình Tái Định Cư Nhân Đạo nên các Văn phòng Robert Mullins International ở Hoa Kỳ và Việt Nam đã nhận được rất nhiều thư từ, điện thoại thăm hỏi về chương trình này. Sau đây, chúng tôi xin góp ý về nhiều câu hỏi về Chương Trình Tái Định Cư Nhân Đạo được tổng hợp trong thời gian vừa qua: - Câu hỏi 1: Nhiều đương đơn sau khi được phóng thích đã mang Giấy Ra Trại đến trình giới hữu trách địa phương nhưng đã quên không sao lại lưu trữ. Những Giấy Ra Trại này đã bị mất hay bị thất lạc. Làm sao họ có thể nộp đơn xin Chương Tái Định Cư Nhân Đạo mới? - Câu hỏi 2: Cần phải làm gì nếu Giấy Ra Trại không ghi ngày bị bắt tập trung cải tạo? - Câu hỏi 3: Tổng Lãnh Sự Hoa Kỳ có dựa vào những xác minh thời gian làm việc, huấn luyện cho chính phủ Hoa Kỳ, hay tại Hoa Kỳ, để quyết định đương đơn có hợp lệ diện U-11, hay V-11 không? Có những bằng chứng thay thế nào khác nếu sự xác minh trên không thể thu thập được? Trả lời 1, 2, 3: Những câu hỏi trên tuỳ thuộc Bộ Phận Tái Định Cư Tỵ Nạn của Tổng Lãnh Sự trả lời. Vào thời điểm này, Bộ Phận Tái Định Cư Tỵ Nạn đang bận rộn để sắp xếp các phương thức giải quyết Chương Trình Tái Định Cư Nhân Đạo, và họ không trả lời những câu hỏi này. Theo chúng tôi, đối với quý vị mất giấy ra trại hoặc giấy ra trại không có ngày nhập trại, quý vị nên xin Bộ Nội Vụ chính phủ Việt Nam cấp giấy xác nhận cải tạo, đồng thời nhờ đồng đội hay bạn hữu đã cải tạo chung trại, hoặc hiện đang cư ngụ tại Hoa Kỳ, lập giấy xác nhận quá trình phục vụ trước 1975 hoặc đã là cựu tù cải tạo sau 1975. Đối với những trường hợp U-11, V-11quý vị nên cố gắng tìm sự xác nhận của các cơ quan hữu trách Hoa Kỳ và các bậc chỉ huy về quá trình làm việc 5 năm với chính phủ hay các công ty tư nhân của Hoa Kỳ - Câu hỏi 4: Làm sao có thể nộp hồ sơ diện McCain cho Bộ Phận Tái Định Cư Tỵ Nạn? - Trả lời 4: Bộ Phận Tái Định Cư Tỵ Nạn loan báo rằng những đương đơn hội đủ các điều kiện của chương trình McCain có thể lấy đơn từ trang nhà điện tử của Tổng Lãnh Sự tại địa chỉ: www.uscongenhcmc.org và gửi đơn trực tiếp đến: Bộ Phận Tái Định Cư Tỵ Nạn Refugee Resettlment Section (RRS) US Consulate General - Ho Chi Minh City 4 Le Duan, Quan 1 Ho Chi Minh City, Vietnam - Câu hỏi 5: Những đứa con độc thân trên 21 tuổi của các gia đình sắp nộp đơn theo Chương Trình Tái Định Cư Nhân Đạo, có thể nộp đơn theo chương trình McCain gia hạn không? - Trả lời 5: Họ có thể nộp đơn chương trình McCain sau khi cha/mẹ của họ được chấp thuận đơn xin tỵ nạn theo Chương Trình Tái Định Cư Nhân Đạo. - Câu hỏi 6: Những người lính Việt Nam Cộng Hòa từng bị bắt giữ trong cuộc chiến từ trước tháng 4 năm 1975 và thời gian tù đày kéo dài đến vài năm sau 1975, và đã vượt biên đến tỵ nạn tại Hoa Kỳ, liệu gia đình vợ, con của họ còn ở lại Việt Nam có thể nộp đơn theo Chương Trình Tái Định Cư Nhân Đạo mới không? - Trả lời 6: Chúng ta cần phải chờ một thời gian nữa khi Bộ Phận Tái Định Cư Tỵ Nạn loan báo chi tiết nội dung của Chương Trình Tái Định Cư Nhân Đạo mới. Theo các quy định của chương trình H.O cũ, những người bị "tập trung cải tạo" sau tháng 4 năm 1975 và bị "tập trung cải tạo" trên 3 năm mới đủ điều kiện nộp đơn. Những đương đơn trong trường hợp này bị xem là "tù binh chiến tranh" hơn là bị "tập trung cải tạo" sau tháng 4 năm 1975. Tuy nhiên, qúy vị có thể viết thư trực tiếp cho Bộ Phận Tái Định Cư Tỵ Nạn để hỏi về trường hợp này. - Câu hỏi 7: Sau tháng 4 năm 1975, nhiều người lính Việt Nam Cộng Hòa đã tham gia các tổ chức đấu tranh cho dân chủ Việt Nam và đã bị bắt giữ nhiều năm. Họ và gia đình có thể nộp đơn theo Chương Trình Tái Định Cư Nhân Đạo mới không? - Trả lời 7: Theo quy định của Chương Trình Tái Định Cư Nhân Đạo mới, Phòng Tái Định Cư Tỵ Nạn chỉ nhận đơn của những người lính bị "tập trung cải tạo" sau tháng 4 năm 1975 ở miền Nam Việt Nam và bị tù trên 3 năm. Hiện chính phủ Hoa Kỳ chưa loan báo những thông tin liên quan đến "tù chính trị" tại Việt Nam. Đây là vấn đề rất tế nhị vì nhà cầm quyền Việt Nam luôn xác định ở Việt Nam không có "tù nhân chính trị". - Câu hỏi 8: Có một số câu hỏi cho biết người thân của họ đã bị tù "cải tạo" trên 3 năm và được phóng thích. Vì các thương tích, bệnh hoạn trong thời gian tù "cải tạo" và đã qua đời trước hoặc sau khi nộp đơn diện H.O. Liệu vợ/ con của họ có thể nộp đơn theo Chương Trình Tái Định Cư Nhân Đạo mới không? - Trả lời 8: Theo quy định của chương trình H.O "cũ": Nếu đương đơn H.O qua đời trong vòng một năm sau khi được phóng thích, vợ/chồng và con độc thân dưới 21 tuổi được quyền nộp đơn. Nếu đã nộp đơn nhưng đương đơn qua đời khi chưa được phỏng vấn (hoặc đã phỏng vấn nhưng chưa được chấp thuận và sau đó qua đời) thì gia đình của họ không được cứu xét đơn tỵ nạn diện H.O. Về Chương Trình Tái Định Cư Nhân Đạo mới, chúng ta cần chờ các thông tin cụ thể từ Bộ Phận Tái Định Cư Tỵ Nạn. - Câu hỏi 9: Những đương đơn diện H.O đã từng bị từ chối sau cuộc phỏng vấn, và đã gửi đơn khiếu nại nhiều lần đến cơ quan di trú Hoa Kỳ tại Bangkok, Thái Lan, nhưng vẫn chưa được trả lời, phải làm sao? - Trả lời 9: Đây là vấn đề rất lo âu và khổ tâm của một số người phải chờ đợi mòn mỏi ở Việt Nam. Nhiều người lo ngại hồ sơ của họ đã bị đóng, bị hủy bỏ hay bị quên lãng... Điều chúng ta được biết là cơ quan di trú Hoa Kỳ ở Bangkok rất bận rộn như họ loan báo, vì vậy, sự kiên nhẫn chờ đợi và tiếp tục liên lạc với cơ quan di trú là cách duy nhất để biết kết quả hồ sơ của mình. Quý độc giả quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân muốn có thêm tin tức cập nhật, xin theo dõi qua báo chí hay đón nghe chương trình phát thanh của chúng tôi vào mỗi tối thứ Tư từ 7PM và sáng Chủ Nhật từ 11:00AM, trên các làn sóng 1110AM, 1430AM, 1500AM, và 106.3FM. Hoặc quý vị liên lạc với một trong những văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: (714) 890-9933 , San Jose (408) 294-3888, Oakland-San Francisco: (510) 533-8228, Sacramento (916) 393-3388 hay qua Email: info@rmiodp.com.
Thứ Tư, 09 Tháng Mười Hai 2009(Xem: 96585)
Sở Di Trú cho biết một người nộp đơn xin nhập tịch sớm theo diện kết hôn với một công dân Mỹ cần phải chứng minh rằng "... trong suốt 3 năm trước khi nộp đơn xin nhập tịch, đương đơn vẫn đang sống trong "sự hòa hợp hôn nhân" với người hôn phối là công dân (Hoa Kỳ)".
Thứ Tư, 02 Tháng Mười Hai 2009(Xem: 98177)
Trong một số chương trình hội thoại của văn phòng Robert Mullins International hai năm trước, chúng tôi đã nói về một số ý kiến trong quốc hội muốn thông qua một dự luật di trú nhằm loại bỏ một số hạng mục chiếu khán (visa) giành cho diện bảo lãnh con cái trên 21 tuổi và diện anh chị em. Đây là dự thảo luật S.1348.
Thứ Tư, 25 Tháng Mười Một 2009(Xem: 98745)
Bản tổng kết mới nhất về số di dân trong tài khóa 2008 đã hoàn tất vào tháng 9 năm 2008. Theo những con số được phổ biến chính thức: Nước Mễ Tây Cơ đã đưa 190.000 di dân đến nước Mỹ. Nhóm di dân đông đảo chiếm hạng nhì là Trung Cộng (80.000 di dân), kế đến là Ấn Độ với 63.000 di dân, Cuba với 49.500 di dân, và nước Cộng Hòa Dominica với 32.000 di dân đến Hoa Kỳ. Việt Nam với 31.500 di dân, đứng thứ 7 trong danh sách 10 nước có nhiều di dân đến nước Mỹ.
Thứ Tư, 18 Tháng Mười Một 2009(Xem: 106357)
Người bảo lãnh được yêu cầu ký tên vào đơn Bảo Trợ Tài Chánh để cam đoan rằng những người được bảo lãnh không trở thành một "gánh nặng xã hội" khi họ đến Hoa Kỳ. Một số gia đình rất khó tìm một người đồng bảo trợ hoặc phụ bảo trợ tài chánh vì nhiều người không hiểu những gì phải cam kết khi trở thành người có trách nhiệm chung về việc bảo trợ tài chánh.
Thứ Tư, 11 Tháng Mười Một 2009(Xem: 109088)
Cho đến nay, những người xin chiếu khán nhập cảnh Hoa Kỳ, nhưng đang bị nhiễm siêu vi khuẩn liệt kháng HIV-Dương Tính phải thực hiện một số đòi hỏi trước khi được cấp chiếu khán (visa).
Thứ Tư, 28 Tháng Mười 2009(Xem: 101842)
Mục di trú và bảo lãnh do Văn Phòng tham vấn di trú Robert Mullins International đảm trách hằng tuần, nhằm mục đích thông báo các tin tức thời sự liên quan đến vấn đề đoàn tụ gia đình, rất hữu ích cho quý vị nào quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân. Mọi đóng góp ý kiến xin liên lạc 1-800-411-0495
Thứ Tư, 21 Tháng Mười 2009(Xem: 102508)
N ếu thời gian hôn nhân của qúy vị dưới hai năm cho đến ngày được chính thức trở thành thường trú nhân, qúy vị sẽ được cấp quy chế Thường Trú Nhân Có Điều Kiện. Quy chế thường trú nhân của qúy vị có điều kiện, vì qúy vị phải chứng minh rằng cuộc hôn nhân không vi phạm luật di trú Hoa Kỳ.
Thứ Bảy, 17 Tháng Mười 2009(Xem: 102912)
Đ ối với những hồ sơ bảo lãnh diện vợ-chồng, hoặc diện hôn thê-hôn phu, người được bảo lãnh sau khi sang Hoa Kỳ đoàn tụ với người thân sẽ nhận được Thẻ Xanh Thường Trú Có Điều Kiện. Hai năm sau, người được bảo lãnh phải nộp đơn xin Thẻ Xanh Thường Trú Nhân chính thức (có giá trị 10 năm).
Thứ Tư, 07 Tháng Mười 2009(Xem: 102899)
T rước khi quốc hội Hoa Kỳ thông qua Đạo Luật Di Trú Về Người Bảo Lãnh Gia Đình, thân nhân đang làm đơn bảo lãnh phải sống cho đến khi chiếu khán (visa) được cấp cho người thân được bảo lãnh. Nếu người bảo lãnh qua đời bất cứ lúc nào trong thời gian hồ sơ vẫn còn duyệt xét, luật bấy giờ nói rằng đơn xin chiếu khán di dân phải bị hủy bỏ ngay thời điểm người bảo lãnh qua đời.
Thứ Ba, 22 Tháng Chín 2009(Xem: 97350)
Trong tháng Mười, chúng ta thấy ngày đáo hạn cho diện bảo lãnh con độc thân của  các công dân Mỹ được gia tăng đáng kể. Diện bảo lãnh này đã tăng đến ngày 22 tháng 7 năm 2003, có nghĩa là tăng thêm 17 tuần.