Người Việt Tỵ Nạn Mong Các Gia Đình A Phú Hãn Có Cùng Cơ Hội

Thứ Hai, 30 Tháng Tám 202101:03(Xem: 10074)
Người Việt Tỵ Nạn Mong Các Gia Đình A Phú Hãn Có Cùng Cơ Hội
*

Mục di trú và bảo lãnh do Văn Phòng tham vấn di trú Robert Mullins International (RMI) đảm trách hằng tuần, rất hữu ích cho quý vị nào quan tâm đến việc bảo lãnh và đầu tư định cư.  Văn phòng RMI không phải luật sư, việc tín nhiệm các tin tức trong bài viết này hoàn toàn thuộc quyền tự do và trách nhiệm của quý vị.  Mọi đóng góp ý kiến xin liên lạc email: info@rmiodp.com

(Robert Mullins International) Theo nhận định của tác giả Kristie-Valerie Hoang trên diễn đàn Business Insider: Đối với những người tị nạn Việt Nam, chứng kiến cảnh hỗn loạn ở A Phú Hãn (Afghanistan) mang lại những ký ức đau buồn. Họ cho biết điều đó cho thấy tầm quan trọng của chính phủ Hoa Kỳ giúp người A Phú Hãn tái định cư ở Hoa Kỳ.

Tiến sĩ Thang Dinh Nguyen, chủ tịch của tổ chức Cứu Nguy Thuyền Nhân (Boat People SOS), nói về cảnh tượng tại sân bay Kabul, một số người bám vào cánh máy bay, một số người chuyền em bé qua cổng cho lính Hoa Kỳ với hy vọng được tự do. Ông nhớ lại cái ngày nguy hiểm nhất cuộc đời mình ở thành phố Sài Gòn.

Ông nói rằng mẹ và bạn bè của ông ở Hoa Kỳ đã khóc khi xem TV đưa tin về những thường dân A Phú Hãn đang tìm mọi cách để trốn thoát. Tiến sĩ Nguyen nói: "Có một cảm giác bị phản bội, một cảm giác mất mát. Chúng tôi cảm thấy đồng cảm với người dân A Phú Hãn".

Cũng theo bài viết của tác giả Hoang: Nhiều người Việt tị nạn ở Hoa Kỳ đang kêu gọi chính quyền Biden và công dân Hoa Kỳ hãy mở rộng vòng tay chào đón những người tị nạn A Phú Hãn. Một phụ nữ Việt Nam nói rằng vào năm 1975, người ta coi đại dương là phương tiện trốn thoát cuối cùng của chúng tôi, nhưng người A Phú Hãn thì không có. Chúng tôi rơi nước mắt vì họ.

Hoa Kỳ đã chấp nhận hơn 100.000 người tị nạn Việt Nam trong vòng một năm sau năm 1975. Dữ liệu của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho thấy Hoa Kỳ đã chấp nhận ít hơn 500 người tị nạn từ A Phú Hãn trong năm nay.

Hơn 300.000 thường dân A Phú Hãn đã liên kết với các lực lượng Hoa Kỳ, nhưng chỉ có 16.000 người được cấp Chiếu Khán (visa) Di Dân Đặc Biệt (SIV). 18.000 người khác nộp đơn chiếu khán đặc biệt này vẫn đang chờ đợi ở A Phú Hãn.

Một người được phỏng vấn nói rằng: "Việc di tản và tái định cư cho những người tị nạn A Phú Hãn là điều ít nhất mà Hoa Kỳ có thể làm. Chúng ta phải thể hiện tính nhân văn của mình trong thời điểm mà những người này cần chúng ta nhất".

Nhiều quốc gia đã đề nghị giúp đỡ, hoặc để tái định cư người A Phú Hãn hoặc cho phép họ ở lại trong khi chờ chuyển đến các địa điểm khác. Ba trong số các quốc gia đã chào đón người A Phú Hãn là những quốc gia nghèo nhất ở châu Âu: Albania, Moldova và Bắc Macedonia. Thủ tướng Albania nói: "Chúng tôi không giàu, nhưng chúng tôi không thiếu ký ức, truyền thống hay đạo đức và chúng tôi rất vinh dự khi được giúp đỡ người khác như họ đã giúp chúng tôi".

Có bao giờ người Hoa Kỳ có thể rời A Phú Hãn "đúng cách" không?

Sự hiện diện của Hoa Kỳ ở A Phú Hãn trong 20 năm có là "điều đúng" không?

Tổng thống trao bản ghi nhớ cho Ngoại trưởng về nhu cầu di dân và tị nạn khẩn cấp

Vào ngày 16 tháng 8 năm 2021 vừa qua, Tổng thống Biden đã ban hành một bản ghi nhớ nói rằng điều quan trọng đối với lợi ích quốc gia là cung cấp tới 500 triệu mỹ kim cho mục đích đáp ứng nhu cầu tị nạn và di dân khẩn cấp bất ngờ của người tị nạn, nạn nhân của cuộc xung đột và những người khác gặp rủi ro do hậu quả. của tình hình ở A Phú Hãn. Điều này bao gồm những người nộp đơn xin Chiếu Khán Di Dân Đặc biệt (SIV).

Ông Biden vừa bị chỉ trích vừa được ca ngợi vì đã chấm dứt sự hiện diện của Hoa Kỳ ở Việt Nam. Vấn đề với việc rút quân đội ra khỏi A Phú Hãn là có hàng chục nghìn người A Phú Hãn xứng đáng được cấp chiếu khán (visa). Di Dân Đặc Biệt vì họ ủng hộ các cuộc chiến chống quân khủng bố Taliban ở A Phú Hãn. Hàng nghìn chiếu khán đó không thể được giải quyết và cấp trong một vài tuần. Ngay cả khi chiếu khán đã có sẵn ngày hôm nay, không chắc liệu phe Taliban có cho phép những người có chiếu khán rời khỏi đất nước khốn khổ này hay không.

Theo giới bình luận quốc tế, đầu năm ngoái, ông Trump đã thỏa thuận với Taliban để rút quân Hoa Kỳ trong năm nay. Nhưng ông Trump đã không làm bất cứ điều gì về số phận của những người A Phú Hãn đã giúp đỡ các lực lượng Hoa Kỳ trong nhiều năm. Đáng lẽ ra, ông Trump  nên sắp xếp cấp chiếu khán để họ có thể rời đi trước khi Taliban cưỡng chiếm lãnh thổ này.

Ngay bây giờ, chính phủ Hoa Kỳ cần tìm cách ban hành chiếu khán đặc biệt này càng sớm càng tốt.

Tại tiểu bang California, một trong những nơi có thể thấy dòng người tị nạn là "Little Kabul" của thành phố Fremont. Đây là nơi sinh sống của một trong những cộng đồng người A Phú Hãn lớn nhất tại Hoa Kỳ. Ở đó, hàng nghìn người Mỹ gốc A Phú Hãn vẫn còn tức giận và buồn bã sau cuộc chiếm đoạt nhanh chóng của Taliban. Tại một tỉnh, chỉ có ba tên Taliban lái xe gắn máy vào tỉnh này mà chẳng gặp bất cứ một sự chống trả nào của quân đội A Phú Hãn vì tất cả ban chỉ huy và chạy thóat từ lâu!

Một số bình luận gia cho rằng vấn đề không phải là quân đội Hoa Kỳ rút khỏi A Phú Hãn đã làm cho đất nước này rời vào phe Taliban, vì kế họach rút quân đã được công bố từ thời cựu Tổng thống Trump. Khi chính phủ cũ tại A Phú Hãn không có quyết tâm chống Taliban, không sử dụng những sự trợ giúp của đồng minh có hiệu quả và không có chính sách dân vận, nêu cao lòng yêu nước thì quân đội đồng minh có ở thêm bao lâu đi nữa cũng không thể giữ A Phú Hãn yên bình được.

Quý độc giả muốn có thêm tin tức cập nhật, xin liên lạc với một văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: (714) 890-9933, San Jose (408) 294-3888, Sacramento (916) 393-3388   Email: info@rmiodp.com Hoặc www.facebook.com/rmiodp

=END=
Thứ Hai, 11 Tháng Chín 2023(Xem: 4457)
(Robert Mullins International) Luật gánh nặng xã hội thời chính quyền trước đã có tác động lớn đến người di dân ở Hoa Kỳ. Theo luật đó, người di dân có thể bị từ chối thẻ xanh nếu họ sử dụng một số phúc lợi công cộng nhất định. Khi họ nghe về Luật gánh nặng xã hội này, nhiều gia đình di dân bắt đầu rút tên ra khỏi danh sách các phúc lợi công cộng mà họ và những đứa con sinh ra ở Hoa Kỳ của họ từng có đủ điều kiện được hưởng. Khi ông Biden trở thành tổng thống, ông đã bãi bỏ chính sách của chính quyền trước. Nói cách khác, Luật gánh nặng xã hội của chính quyền trước hiện không còn tồn tại. Nó đã đi và sẽ không trở lại. Người di dân không phải lo lắng về điều đó. Sở Di Trú Hoa Kỳ đã quay trở lại Luật gánh nặng xã hội cũ của năm 1999. Luật đó thoáng và nhân đạo hơn nhiều so với luật của chính quyền trước.
Thứ Hai, 28 Tháng Tám 2023(Xem: 4674)
Đây là phần cuối của loạt bài “Người di dân có du nhập văn hóa của họ không?” Hiện nay, một nghiên cứu mới cho thấy rằng, những người Mỹ da trắng sinh ra ở miền Nam chuyển đến các vùng khác của Hoa Kỳ, đã gây ảnh hưởng đến văn hóa ở nơi ở mới của họ như thế nào. Sau năm 1900, có một cuộc di cư lớn của những người da đen miền Nam đến các thành phố công nghiệp miền Bắc. Nhưng cũng có một số lượng lớn hơn những người da trắng miền Nam chuyển đến các vùng khác của đất nước, không phải đến các thành phố Đông Bắc mà thay vào đó là các bang ở phía Tây. Ở một số quận của các bang phía tây, nếu tỷ lệ người da trắng miền Nam tăng lên, thì những quận đó có nhiều khả năng ủng hộ ông Donald Trump, phản đối phá thai, xây dựng nhà thờ Tin lành, nghe nhạc đồng quê và thậm chí thích gà nướng hơn pizza.
Thứ Hai, 28 Tháng Tám 2023(Xem: 4471)
(Robert Mullins International) Các nền kinh tế định hướng tăng trưởng đòi hỏi tiết kiệm và đầu tư. Sẵn sàng tiết kiệm tiền là một đặc điểm văn hóa được tiếp tục trong các nhóm người chuyển đến nơi ở mới. Con cháu của những người di dân có hành vi tiết kiệm rất giống với nơi quê cha đất tổ của họ. Nhìn vào các khoản đóng góp hưu trí của những đứa trẻ người di dân sinh ra ở Mỹ. Các nghiên cứu cho thấy rằng những điều này tương tự như những gì xảy ra ở các quốc gia tổ tiên của họ. Hai nhóm người di dân quan tâm nhất đến việc đóng góp cho quỹ hưu trí của họ là Ireland và Ấn Độ. Tiếp theo là những người di dân đến từ Hà Lan và Thái Lan.
Thứ Hai, 21 Tháng Tám 2023(Xem: 4568)
(Robert Mullins International) Đây là phần một của loạt bài gồm có 3 phần. Một số nghiên cứu và sách vở đã cho chúng ta biết về những người di dân, những người trong nội bộ quốc gia hoặc từ quốc gia này sang quốc gia khác, đã truyền tải một số yếu tố văn hóa nhất định của họ cho con cháu của họ như thế nào. Nói cách khác, có những hành vi văn hóa nhất định không được đồng hóa hoàn toàn và không bị bỏ lại ở quê hương của họ. Điều này đã được quan sát thấy trong quá trình di dân của người miền Nam da trắng ở Hoa Kỳ, cũng như trong số những người di dân từ nước ngoài.
Thứ Ba, 15 Tháng Tám 2023(Xem: 4414)
(Robert Mullins International) Dự luật của thượng nghị sĩ Ohio là nhằm mục đích ngăn chặn hàng trăm ngàn trường hợp quá hạn chiếu khán xảy ra mỗi năm. Dự luật sẽ yêu cầu người nước ngoài có chiếu khán không di dân, chẳng hạn như khách du lịch và sinh viên, phải trả hàng ngàn Mỹ kim trước khi vào Hoa Kỳ. Dự luật được đề xuất có tên là Đạo luật Rời khỏi đúng hạn (The Timely Departure Act). Nó sẽ không áp dụng cho các công dân từ 40 quốc gia hiện đang ở trong chương trình được Miễn chiếu khán. Ngoài các quốc gia châu Âu, các quốc gia châu Á duy nhất nằm trong Chương trình được miễn chiếu khán là Brunei, Nhật Bản, Nam Hàn, Singapore và Đài Loan. Những người xin chiếu khán không di dân từ tất cả các quốc gia khác ở châu Á sẽ phải trả từ 5,000 đến 15,000 Mỹ kim dưới dạng tiền đặt cọc hoặc thanh toán bằng tiền mặt. Số tiền đó sau đó sẽ được trả lại cho họ, nếu họ rời khỏi Hoa kỳ theo các điều khoản của chiếu khán, hoặc nếu khi họ trở thành thường trú nhân tại Hoa Kỳ.
Thứ Ba, 08 Tháng Tám 2023(Xem: 4618)
(Robert Mullins International) Việc sử dụng trí tuệ nhân tạo ("AI") của Sở Di Trú có thể giúp việc duyệt xét đơn EB5 dễ dàng hơn không? Liệu sự thay đổi từ người thẩm định sang AI có ý nghĩa khách quan, hợp lý hơn không? Việc sử dụng AI tiếp tục mở rộng ở các chính phủ trong và ngoài nước, nhưng một số chuyên gia cảnh báo rằng đó không phải là giải pháp một thứ dùng được chung cho tất cả. Trên thực tế, nó có thể không hoàn toàn phù hợp với các chương trình đầu tư định cư như EB5. Thật vậy, sử dụng AI mà không chú ý đến bối cảnh có thể là một sai lầm lớn. Việc duyệt xét chương trình EB-5 tại Sở Di trú liên quan đến các quy trình rất phức tạp đối với những người duyệt xét không phải là con người. Hiện tại, AI không có khả năng xem xét tất cả các yếu tố cần thiết để đưa ra quyết định hợp lệ. Việc đánh giá các hồ sơ di dân là rất chủ quan và chỉ một số yêu cầu của đơn xin có thể được AI đảm trách thỏa đáng.
Chủ Nhật, 30 Tháng Bảy 2023(Xem: 5254)
(Robert Mullins International) Công dân Hoa Kỳ sẽ KHÔNG cần chiếu khán để đến Châu Âu bắt đầu từ năm 2024. Tuy nhiên, trước khi đi du lịch, họ sẽ phải điền vào một mẫu đơn trực tuyến. Nó được gọi là European Travel Information and Authorization (Hệ thống Khai báo thông tin và Cấp phép Du lịch Châu Âu). Điều này là cần thiết cho mỗi du khách và sẽ có phí $8.00 USD cho mỗi du khách. Người Mỹ vẫn sẽ dễ dàng đi du lịch đến Châu Âu sau khi họ hoàn thành đơn đăng ký trực tuyến đơn giản này. Hệ thống Khai báo thông tin và Cấp phép Du lịch Châu Âu không phải là chiếu khán. Đó là một quy trình ghi danh trực tuyến đơn giản và việc chấp thuận sẽ được gửi qua email cho du khách. Du khách sẽ chỉ cần điền vào mẫu đơn trực tuyến với các thông tin cá nhân cơ bản, kế hoạch du lịch và lịch sử du lịch, cùng với các câu hỏi bảo mật.
Thứ Hai, 24 Tháng Bảy 2023(Xem: 4993)
(Robert Mullins International) Theo một cuộc khảo sát gần đây, nhiều người Mỹ gốc Việt ủng hộ Đảng Cộng hòa hơn so với những người Mỹ gốc Á khác. Tuy nhiên, thế hệ trẻ người Mỹ gốc Việt có thể thay đổi điều đó. Trong nhiều thập kỷ, dân số người Mỹ gốc Á ngày càng tăng của Hoa Kỳ có xu hướng bỏ phiếu cho Đảng Dân chủ. Nhưng luôn có một ngoại lệ: những người Mỹ gốc Việt từng trải qua chiến tranh. Họ giống như những người Cuba thoát khỏi chủ nghĩa cộng sản ở quê nhà, và họ coi đảng Cộng hòa chống cộng nhiều hơn và ít cải cách hơn đảng Dân chủ. Sáu mươi tám phần trăm cử tri người Mỹ gốc Việt từ 50 tuổi trở lên được xác định là thuộc Đảng Cộng hòa, 58% cử tri gốc Việt trẻ tuổi được xác định là thuộc Đảng Dân chủ. Nhiều người Mỹ gốc Việt thuộc thế hệ lớn tuổi có chung một lịch sử di dân duy nhất mà việc này có tác động mạnh mẽ đến tình cảm chính trị của họ. Sau khi Hoa Kỳ rút khỏi Việt Nam vào năm 1973, hàng trăm ngàn người di cư cảm thấy bị đe dọa bởi chế độ Cộng sản đã chạy sang Mỹ.
Thứ Hai, 17 Tháng Bảy 2023(Xem: 4748)
(Robert Mullins International) Hoa Kỳ luôn là một xã hội có nhiều cộng đồng người di dân. Nhưng di trú vẫn còn là một chủ đề được tranh luận và chưa được hiểu rõ. Khi các chính trị gia nói về di dân, bình luận của họ thường dựa trên những chuyện tưởng tượng, thay vì thực tế. Dưới đây là một số tưởng tượng hoặc quan niệm sai lầm: Lầm tưởng số 1: Người di dân không muốn học tiếng Anh. Hoa Kỳ là nơi có nhiều người di dân quốc tế hơn bất kỳ quốc gia nào khác. Gần 20% tổng số người di dân toàn cầu cư trú tại Hoa Kỳ. Ngày nay, người di dân và con cái của họ học tiếng Anh với tốc độ tương đương với người Ý, người Đức và người Đông Âu di cư vào đầu những năm 1800. Và từ năm 2009 đến 2019, tỷ lệ người di dân có thể nói tiếng Anh “rất tốt” đã tăng từ 57% lên 62%.
Chủ Nhật, 09 Tháng Bảy 2023(Xem: 5176)
(Robert Mullins International) Theo luật hiện hành, nếu những đương đơn xin Điều chỉnh Tình trạng (Thẻ Xanh) đi du lịch bên ngoài Hoa Kỳ mà không có Giấy tái nhập cảnh tạm thời (Advance Parole), Sở Di Trú coi như đơn của họ bị từ bỏ. Kết quả là lãng phí thời gian, tiền bạc và cần phải bắt đầu lại quy trình cấp thẻ xanh từ đầu. Hơn nữa, để có được Giấy tái nhập cảnh tạm thời có thể là một quá trình khó khăn. Thời gian chờ đợi để được phê duyệt Giấy tái nhập cảnh tạm thời đã bị kéo dài lên đến 9, 10 và thậm chí là hơn 24 tháng. Chính sách này đã cản trở những đương đơn xin Điều chỉnh đi thăm người thân bị bệnh hoặc tham dự các sự kiện gia đình quan trọng ở nước ngoài. Bộ Nội An (DHS) hiện đề xuất loại bỏ yêu cầu xin Giấy tái nhập cảnh tạm thời cho những người có đơn Điều chỉnh đang chờ duyệt xét và chấm dứt luật tự động từ bỏ đối với các chuyến du lịch quốc tế.