Người Việt Tỵ Nạn Mong Các Gia Đình A Phú Hãn Có Cùng Cơ Hội

Thứ Hai, 30 Tháng Tám 202101:03(Xem: 10071)
Người Việt Tỵ Nạn Mong Các Gia Đình A Phú Hãn Có Cùng Cơ Hội
*

Mục di trú và bảo lãnh do Văn Phòng tham vấn di trú Robert Mullins International (RMI) đảm trách hằng tuần, rất hữu ích cho quý vị nào quan tâm đến việc bảo lãnh và đầu tư định cư.  Văn phòng RMI không phải luật sư, việc tín nhiệm các tin tức trong bài viết này hoàn toàn thuộc quyền tự do và trách nhiệm của quý vị.  Mọi đóng góp ý kiến xin liên lạc email: info@rmiodp.com

(Robert Mullins International) Theo nhận định của tác giả Kristie-Valerie Hoang trên diễn đàn Business Insider: Đối với những người tị nạn Việt Nam, chứng kiến cảnh hỗn loạn ở A Phú Hãn (Afghanistan) mang lại những ký ức đau buồn. Họ cho biết điều đó cho thấy tầm quan trọng của chính phủ Hoa Kỳ giúp người A Phú Hãn tái định cư ở Hoa Kỳ.

Tiến sĩ Thang Dinh Nguyen, chủ tịch của tổ chức Cứu Nguy Thuyền Nhân (Boat People SOS), nói về cảnh tượng tại sân bay Kabul, một số người bám vào cánh máy bay, một số người chuyền em bé qua cổng cho lính Hoa Kỳ với hy vọng được tự do. Ông nhớ lại cái ngày nguy hiểm nhất cuộc đời mình ở thành phố Sài Gòn.

Ông nói rằng mẹ và bạn bè của ông ở Hoa Kỳ đã khóc khi xem TV đưa tin về những thường dân A Phú Hãn đang tìm mọi cách để trốn thoát. Tiến sĩ Nguyen nói: "Có một cảm giác bị phản bội, một cảm giác mất mát. Chúng tôi cảm thấy đồng cảm với người dân A Phú Hãn".

Cũng theo bài viết của tác giả Hoang: Nhiều người Việt tị nạn ở Hoa Kỳ đang kêu gọi chính quyền Biden và công dân Hoa Kỳ hãy mở rộng vòng tay chào đón những người tị nạn A Phú Hãn. Một phụ nữ Việt Nam nói rằng vào năm 1975, người ta coi đại dương là phương tiện trốn thoát cuối cùng của chúng tôi, nhưng người A Phú Hãn thì không có. Chúng tôi rơi nước mắt vì họ.

Hoa Kỳ đã chấp nhận hơn 100.000 người tị nạn Việt Nam trong vòng một năm sau năm 1975. Dữ liệu của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho thấy Hoa Kỳ đã chấp nhận ít hơn 500 người tị nạn từ A Phú Hãn trong năm nay.

Hơn 300.000 thường dân A Phú Hãn đã liên kết với các lực lượng Hoa Kỳ, nhưng chỉ có 16.000 người được cấp Chiếu Khán (visa) Di Dân Đặc Biệt (SIV). 18.000 người khác nộp đơn chiếu khán đặc biệt này vẫn đang chờ đợi ở A Phú Hãn.

Một người được phỏng vấn nói rằng: "Việc di tản và tái định cư cho những người tị nạn A Phú Hãn là điều ít nhất mà Hoa Kỳ có thể làm. Chúng ta phải thể hiện tính nhân văn của mình trong thời điểm mà những người này cần chúng ta nhất".

Nhiều quốc gia đã đề nghị giúp đỡ, hoặc để tái định cư người A Phú Hãn hoặc cho phép họ ở lại trong khi chờ chuyển đến các địa điểm khác. Ba trong số các quốc gia đã chào đón người A Phú Hãn là những quốc gia nghèo nhất ở châu Âu: Albania, Moldova và Bắc Macedonia. Thủ tướng Albania nói: "Chúng tôi không giàu, nhưng chúng tôi không thiếu ký ức, truyền thống hay đạo đức và chúng tôi rất vinh dự khi được giúp đỡ người khác như họ đã giúp chúng tôi".

Có bao giờ người Hoa Kỳ có thể rời A Phú Hãn "đúng cách" không?

Sự hiện diện của Hoa Kỳ ở A Phú Hãn trong 20 năm có là "điều đúng" không?

Tổng thống trao bản ghi nhớ cho Ngoại trưởng về nhu cầu di dân và tị nạn khẩn cấp

Vào ngày 16 tháng 8 năm 2021 vừa qua, Tổng thống Biden đã ban hành một bản ghi nhớ nói rằng điều quan trọng đối với lợi ích quốc gia là cung cấp tới 500 triệu mỹ kim cho mục đích đáp ứng nhu cầu tị nạn và di dân khẩn cấp bất ngờ của người tị nạn, nạn nhân của cuộc xung đột và những người khác gặp rủi ro do hậu quả. của tình hình ở A Phú Hãn. Điều này bao gồm những người nộp đơn xin Chiếu Khán Di Dân Đặc biệt (SIV).

Ông Biden vừa bị chỉ trích vừa được ca ngợi vì đã chấm dứt sự hiện diện của Hoa Kỳ ở Việt Nam. Vấn đề với việc rút quân đội ra khỏi A Phú Hãn là có hàng chục nghìn người A Phú Hãn xứng đáng được cấp chiếu khán (visa). Di Dân Đặc Biệt vì họ ủng hộ các cuộc chiến chống quân khủng bố Taliban ở A Phú Hãn. Hàng nghìn chiếu khán đó không thể được giải quyết và cấp trong một vài tuần. Ngay cả khi chiếu khán đã có sẵn ngày hôm nay, không chắc liệu phe Taliban có cho phép những người có chiếu khán rời khỏi đất nước khốn khổ này hay không.

Theo giới bình luận quốc tế, đầu năm ngoái, ông Trump đã thỏa thuận với Taliban để rút quân Hoa Kỳ trong năm nay. Nhưng ông Trump đã không làm bất cứ điều gì về số phận của những người A Phú Hãn đã giúp đỡ các lực lượng Hoa Kỳ trong nhiều năm. Đáng lẽ ra, ông Trump  nên sắp xếp cấp chiếu khán để họ có thể rời đi trước khi Taliban cưỡng chiếm lãnh thổ này.

Ngay bây giờ, chính phủ Hoa Kỳ cần tìm cách ban hành chiếu khán đặc biệt này càng sớm càng tốt.

Tại tiểu bang California, một trong những nơi có thể thấy dòng người tị nạn là "Little Kabul" của thành phố Fremont. Đây là nơi sinh sống của một trong những cộng đồng người A Phú Hãn lớn nhất tại Hoa Kỳ. Ở đó, hàng nghìn người Mỹ gốc A Phú Hãn vẫn còn tức giận và buồn bã sau cuộc chiếm đoạt nhanh chóng của Taliban. Tại một tỉnh, chỉ có ba tên Taliban lái xe gắn máy vào tỉnh này mà chẳng gặp bất cứ một sự chống trả nào của quân đội A Phú Hãn vì tất cả ban chỉ huy và chạy thóat từ lâu!

Một số bình luận gia cho rằng vấn đề không phải là quân đội Hoa Kỳ rút khỏi A Phú Hãn đã làm cho đất nước này rời vào phe Taliban, vì kế họach rút quân đã được công bố từ thời cựu Tổng thống Trump. Khi chính phủ cũ tại A Phú Hãn không có quyết tâm chống Taliban, không sử dụng những sự trợ giúp của đồng minh có hiệu quả và không có chính sách dân vận, nêu cao lòng yêu nước thì quân đội đồng minh có ở thêm bao lâu đi nữa cũng không thể giữ A Phú Hãn yên bình được.

Quý độc giả muốn có thêm tin tức cập nhật, xin liên lạc với một văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: (714) 890-9933, San Jose (408) 294-3888, Sacramento (916) 393-3388   Email: info@rmiodp.com Hoặc www.facebook.com/rmiodp

=END=
Thứ Sáu, 07 Tháng Ba 2008(Xem: 108707)
Như mọi năm, Phòng Công Chứng Liên Bang đã phổ biến bảng quy định mới về mức lợi tức tối thiểu cho năm 2008, và sẽ chính thức được áp dụng kể từ ngày 23 tháng 3 năm 2008. Xin lưu ý rằng những chỉ tiêu mới này sẽ áp dụng cho những người bảo lãnh đang sinh sống ở 48 tiểu bang và Quận District Columbia trên đất Mỹ .
Thứ Sáu, 29 Tháng Hai 2008(Xem: 110540)
Trong lần hội thoại trước, Văn Phòng Tham Vãn Di Trú Robert Mullins International đã giới thiệu phần đầu bài viết "Biện Hộ Chống Trục Xuất" của Luật sư Steve Lopez, nói về những nguyên nhân đưa đến việc trục xuất các ngoại kiều vi phạm luật hình sự và di trú tại Hoa Kỳ, cũng như nói về sự quan trọng của một văn phòng luật sư chuyên nghiệp
Thứ Năm, 21 Tháng Hai 2008(Xem: 109390)
"Trong những năm gần đây, mọi người đều nhận thấy một chiến dịch trục xuất những người không có quốc tịch bị phạm tội trên toàn nước Mỹ. Sự việc "mạnh dạn" này được sự cổ xúy đồng tình của giới truyền thông, và áp lực của những nhóm chống di dân lậu như "Minute Man Project", cũng như những buổi hội luận trên tinh thần bảo thủ
Thứ Năm, 14 Tháng Hai 2008(Xem: 111775)
Bản hiệp định mới đây của của chính phủ Hoa Kỳ và nhà cầm quyền Việt Nam nói về một số người Việt Nam đang định cư ở Mỹ có thể bị trục xuất về Việt Nam nếu họ đã nhận được bản quyết định tối hậu từ cơ quan di trú Hoa Kỳ. Tuy nhiên, trong tuần lễ này, chúng tôi được biết rằng hiệp định trục xuất sẽ không ảnh hưởng đến một số người mà một số dư luận lầm tưởng lúc đầu.
Thứ Ba, 12 Tháng Hai 2008(Xem: 112757)
Năm Đinh Hợi 2007 vừa qua, về lãnh vực di trú, cộng đồng Việt Nam chúng ta nhận hai tin không vui: Thứ nhất, quốc hội Hoa Kỳ bàn về dự thảo luật mới, trong các vấn đề được đề nghị là sẽ hủy bỏ chính thức bốn diện bảo lãnh di dân. Và tin không vui thứ hai là bản hiệp định trục xuất vừa được chính phủ Hoa Kỳ
Thứ Sáu, 01 Tháng Hai 2008(Xem: 117854)
Trong thời gian vừa qua, cộng đồng người Việt Nam tại Hoa Kỳ đã xôn xao trước nguồn tin hàng người Việt Nam sống bất hợp pháp tại Hoa Kỳ có nguy cơ bị trục xuất về Việt Nam. Thông báo của Tòa Đại Sứ Mỹ nêu rõ là những người Việt Nam đến Hoa Kỳ bất hợp pháp, hoặc bị chính phủ Mỹ ra lệnh trục xuất vì vi phạm hình sự và luật di trú vào ngày 12 tháng 7 năm 1995, hoặc sau ngày này, là đối tượng bị trả về Việt Nam.
Thứ Năm, 24 Tháng Giêng 2008(Xem: 113927)
Nhiều hãng thông tấn Hoa Kỳ vừa phổ biến một bản tin quan trọng đang gây xôn xao trong cộng đồng người Việt tại Hoa Kỳ. Đó là hàng người Việt Nam sống bất hợp pháp tại Hoa Kỳ có nguy cơ bị trục xuất về Việt Nam.
Thứ Năm, 17 Tháng Giêng 2008(Xem: 110337)
Theo nguyên tắc, Tòa Lãnh sự Hoa Kỳ có thể giữ một hồ sơ bảo lãnh bị từ chối trong một năm sau ngày phỏng vấn để cho phép đương đơn nộp bổ túc các bằng chứng được yêu cầu. Tuy nhiên, Tòa Lãnh sự thường không phải chờ đợi lâu trước khi trả hồ sơ về cho Sở di trú. Thực ra đây có thể là điều tốt.
Thứ Sáu, 11 Tháng Giêng 2008(Xem: 118517)
Phòng Công Dân và Dịch Vụ Di Trú Hoa Kỳ (USCIS) đã nhận được số lượng đơn gia tăng đáng kể trong thời gian qua. Vào tháng 7 và tháng 8 năm 2007, cơ quan di trú đã nhận được gần 2 triệu 500 ngàn đơn di trú đủ mọi loại từ dân chúng. Số lượng đơn vừa kể tăng gần gấp đôi số lượng đơn di trú
Thứ Sáu, 04 Tháng Giêng 2008(Xem: 112915)
Kể từ ngày 1 tháng Giêng năm 2008, lệ phí nộp đơn xin chiếu khán (visa) phi-di-dân sẽ tăng từ 100 Mỹ kim lên 131 Mỹ kim; chẳng hạn như xin chiếu khán phi-di-dân đi du lịch, hoặc sang Mỹ theo diện hôn thê-hôn phu, v.v...