Tổng Thống Biden Sẽ Tăng Giới Hạn Người Tỵ Nạn Lên 125.000 Vào Tháng 10-2021

Thứ Hai, 27 Tháng Chín 202119:47(Xem: 9041)
Tổng Thống Biden Sẽ Tăng Giới Hạn Người Tỵ Nạn Lên 125.000 Vào Tháng 10-2021
- "Chúng tôi là họ': Người Mỹ gốc Việt giúp đỡ người tị nạn A Phú Hãn
- Kế hoạch Di trú của Đảng Dân Chủ chưa thành công

*

Mục di trú và bảo lãnh do Văn Phòng tham vấn di trú Robert Mullins International (RMI) đảm trách hằng tuần, rất hữu ích cho quý vị nào quan tâm đến việc bảo lãnh và đầu tư định cư.  Văn phòng RMI không phải luật sư, việc tín nhiệm các tin tức trong bài viết này hoàn toàn thuộc quyền tự do và trách nhiệm của quý vị.  Mọi đóng góp ý kiến xin liên lạc email: info@rmiodp.com

(Robert Mullins International) Vào ngày 20 tháng 9 ăm 2021 vừa qua, chính quyền Biden cho biết sẽ tăng giới hạn nhận người tỵ nạn từ 62.500 lên 125.000 mỗi năm, bắt đầu từ tháng 10 năm 2021. Điều này đang được thực hiện để giải quyết các nhu cầu do các cuộc khủng hoảng nhân đạo trên toàn cầu tạo ra.

Bộ Ngoại Giao cho biết Hoa Kỳ cam kết dẫn đầu các nỗ lực mang lại sự bảo vệ và thúc đẩy các giải pháp lâu dài cho các cuộc khủng hoảng nhân đạo, bao gồm việc cung cấp tái định cư cho những người dễ bị tổn thương nhất.

Chính quyền Biden sẽ cần thêm chiếu khán (visa) tỵ nạn để tiếp nhận những người A Phú Hãn (A Phú Hãn) đang được đưa đến Hoa Kỳ sau khi chính phủ A Phú Hãn rơi vào tay Taliban. Khoảng 53.000 người A Phú Hãn đã được đưa đến Hoa Kỳ, bao gồm một số người nộp đơn xin chiếu khán di dân đặc biệt. Đầu tháng Chín, Tòa Bạch Ốc đã yêu cầu Quốc hội viện trợ thêm 6 tỷ 400 triệu mỹ kim để giúp tái định cư người tị nạn A Phú Hãn.

Chính quyền Biden đang nâng mức giới hạn tiếp nhận người tỵ nạn, đặc biệt tập trung vào các nhóm dân số sau:
  • mở rộng tái định cư cho người ở các nước Trung Mỹ;
  • cấp chiếu khán  cho những người A Phú Hãn gặp nguy hiểm do họ đã liên kết với quân đội Hoa Kỳ;
  • tăng cường tái định cư cho những người tị nạn LGBTQI + (chữ viết tắt nói về nhóm người Đồng tính nữ, Đồng tính nam, Song tính, Chuyển giới, Khác lạ về giới tính, Bị chất vấn về giới tính, Người khác giới...);
  • cấp chiếu khán ưu tiên cho sắc dân Duy Ngô Nhĩ (tức sắc dân thiểu số theo đạo Hồi giáo tại Trung cộng), người tỵ nạn Hồng Kông và người Miến Điện đang bị ngược đãi;
  • tái định cư sắc dân Rohingya ở Miến Điện.

Chính quyền Biden đang nỗ lực khôi phục truyền thống lâu đời của Hoa Kỳ trong việc cung cấp sự an toàn cho những người tị nạn dễ bị tổn thương nhất trên thế giới — bao gồm cả những người tị nạn A Phú Hãn.

"Chúng tôi là họ': Người Mỹ gốc Việt giúp đỡ người tị nạn A Phú Hãn

Ngày 20 tháng 9 năm 2021 tại thành phố Westminster, miền Nam tiểu bang California. Trước cảnh những người A Phú Hãn tuyệt vọng rời bỏ đất nước của họ sau khi lực lượng Hoa Kỳ rút đi, Cô Thủy Đỗ gặp lại chính gia đình của mình, hàng chục năm trước đó và hàng ngàn dặm.

Cô Thủy Đỗ là một bác sĩ 39 tuổi ở thành phố Seattle, tiểu bang Washington. Cô nhớ cha mẹ cô đã tìm cách rời khỏi Sài Gòn sau khi Việt Nam rơi vào chế độ cộng sản vào năm 1975. Phải mất nhiều năm gia đình cô mới có thể rời khỏi đất nước, sau nhiều lần thất bại tìm đường đến Hoa Kỳ. Họ mang hai bộ quần áo cho mỗi người và tổng cộng 300 mỹ kim. Cuối cùng khi họ đến Hoa Kỳ, cô mới 9 tuổi.

Những câu chuyện và ký ức ban đầu này đã thúc đẩy bác sĩ Đỗ liên lạc để hỗ trợ những người A Phú Hãn chạy trốn khỏi đất nước của họ bây giờ. Cô và chồng có một căn nhà cho thuê còn trống và họ quyết định cung cấp nó cho các nhóm tái định cư tị nạn, nơi cung cấp nó cho những người A Phú Hãn mới đến.

“Chúng tôi là họ, 40 năm trước,” cô Đỗ nói. “Với sự sụp đổ của Sài Gòn năm 1975, chúng tôi cũng như thế”.

Cuộc khủng hoảng ở A Phú Hãn đã khơi lại vết thương lòng đau đớn cho nhiều người trong số hơn hai triệu người Mỹ gốc Việt và lần đầu tiên khuyến khích một số người lớn tuổi lên tiếng về sự ra đi đau thương của họ khi rời khỏi Việt Nam.

Điều này cũng đã khuyến khích nhiều người Mỹ gốc Việt quyên góp tiền cho các nhóm tái định cư tỵ nạn và giúp đỡ bằng cách cung cấp nhà ở, đồ đạc và hỗ trợ pháp lý cho những người A Phú Hãn mới đến.

Kể từ sau chiến tranh Việt Nam, hàng trăm ngàn người Việt Nam đã đến Hoa Kỳ, định cư trong các cộng đồng từ tiểu bang California đến tiểu bang Virginia. Ngày nay, người Mỹ gốc Việt là nhóm di dân lớn thứ sáu tại Hoa Kỳ. Nhiều người định cư tại Quận Cam ở tiểu bang California sau khi đến căn cứ quân sự Camp Pendleton gần đó và ngày nay họ có tiếng nói mạnh mẽ trong nền tảng chính trị ở địa phương.

Anh Andrew Đỗ là chủ tịch Hội đồng Giám sát Quận Cam. Anh nói rằng: "Chúng tôi đã trải qua điều này và chúng tôi không thể tránh khỏi cảm giác rằng chúng tôi là anh em trong trải nghiệm chung của chúng tôi". Anh Đỗ chạy trốn khỏi Sài Gòn với gia đình một ngày trước miển Nam  nó rơi vào tay chủ nghĩa cộng sản.

Một số người A Phú Hãn đang đến Hoa Kỳ với diện nhân đạo tạm thời. Để được diện này, người A Phú Hãn cần sự hỗ trợ của công dân Hoa Kỳ hoặc cư dân hợp pháp, và một số người Mỹ gốc Việt đã ghi tên bảo lãnh những người mà họ chưa từng gặp.

Một sự kết hợp của các nhóm pháp lý và cộng đồng đã tìm các nhà tài trợ cho 2.000 người A Phú Hãn đang nộp đơn xin diện nhân đạo tạm thời này. Có một phụ nữ Việt Nam đang bảo lãnh cho một gia đình 10 người A Phú Hãn.

Một người A Phú Hãn nói: “Thật là mạnh mẽ khi thấy những người Mỹ gốc Việt đã nhìn thấy mối liên kết nhân văn chung giữa cộng đồng A Phú Hãn và cộng đồng Việt Nam. Chúng tôi đã thực sự xúc động".

Kế hoạch Di trú của Đảng Dân Chủ chưa thành công

Đảng Dân Chủ đã hy vọng đưa một số đề nghị di trú vào chương trình nghị sự chính sách xã hội trị giá 3 tỷ 300 triệu mỹ kim của Tổng thống Biden, nhưng các quy luật về nội dung dự luật tại Thượng viện đã khiến điều đó trở nên bất khả thi.

Và, những đề nghị di trú này không có cơ hội thành công nếu chúng được trình bày dưới dạng các đề nghị độc lập. Các nhà lập pháp của Đảng Cộng Hòa theo truyền thống phản đối việc gia tăng lợi ích cho người di dân, đặc biệt là khi có những tình huống như chúng ta thấy hiện nay ở biên giới phía Nam Hoa Kỳ. Đảng Cộng Hòa nói rằng tình trạng pháp lý không nên được cung cấp nếu không có các cải cách di dân rộng rãi hơn.

Các nghị sĩ ở Thượng viện chịu trách nhiệm giám sát nội dung của luật nói rằng kế hoạch cung cấp 8 triệu thẻ xanh của Đảng Dân Chủ trên thực tế là một chính sách di trú mới và không thể được đưa vào quy trình điều chỉnh ngân sách vốn tập trung vào chi tiêu của chính phủ.

Do đó, kế hoạch của Đảng Dân Chủ để cho hàng triệu người di dân có cơ hội trở thành công dân một lần nữa bị đình chỉ. Các kế hoạch di trú thực sự là một chính sách di trú mới và không thể bao gồm khoản tiền 3 tỷ 500 triệu mỹ kim vì đó chủ yếu là về điều chỉnh ngân sách.

Các điều khoản mà Đảng Dân Chủ đã hy vọng đưa vào là các con đường dẫn đến thường trú hợp pháp - và có lẽ là quyền công dân - cho những người di dân thuộc chương trình DACA trẻ tuổi, cũng như những người lao động thiết yếu không có giấy tờ và công nhân nông trại và những người di dân thuộc Diện Được Bảo Vệ Tạm Thời đã rời khỏi các quốc gia bị ảnh hưởng bởi thiên tai hoặc vô cùng bạo lực.

Một điều khoản khác hiện đã bị hủy bỏ là sẽ cho phép những người nộp đơn xin chiếu khán làm việc H1-B trả một khoản tiền phí 5.000 mỹ kim để xin chuyển diện cư trú nếu họ đã đợi hai năm kể từ ngày ưu tiên của mình.

Đảng Dân Chủ và các đồng minh ủng hộ di trú của họ cho biết họ sẽ thử một số cách giải quyết khác có thể cấp quy chế thường trú cho ít nhất một số người di dân.

Hai người trong diện "Những Người Ước Mơ" (DREAMERS) ở tiểu bang Kentucky bị trục xuất về Mễ sau khi gặp người thân tại biên giới Hoa Kỳ - Mễ Tây Cơ

EL PASO, Texas: Một cặp vợ chồng ở tiểu bang Kentucky hiện đã ly thân với ba đứa con nhỏ và họ có thể bị mất quy chế của chương trình DACA. Cơ quan Tuần tra Biên giới Hoa Kỳ nói rằng họ đã rời Hoa Kỳ và không thể quay trở lại.

Hai người này đã quyết định gặp gỡ họ hàng của họ. Nhưng các thành viên trong gia đình không thể đến từ Mễ Tây Cơ, và cặp vợ chồng ở Hoa Kỳ đang tham gia chương trình DACA, có nghĩa là họ bị cấm rời khỏi Hoa Kỳ nếu không giấy phép xuất ngọai tạm thời. Quy luật áp dụng cho những người có giấy phép DACA là nếu muốn rời khỏi và trở lại Hoa Kỳ, họ có giấy phép xuất cảnh tạm thời. Giấy phép này chỉ được cấp vì công việc hoặc trường học hoặc một số lý do nhân đạo khẩn cấp.

Hai người này và người thân của họ đồng ý gặp nhau ở giữa Cầu Quốc tế Paso del Norte, với những người ở lại biên giới của họ. Trước khi đi bộ lên cầu, họ nói rằng họ đã hỏi một sĩ quan mặc đồng phục ở chân cầu xem điều đó có ổn không và anh ta nói "được". Có lẽ đã có một sự hiểu lầm.

Sau khi gặp người thân ở giữa cầu, họ đã tìm cách quay lại phía Hoa Kỳ. Các nhân viên di trú và Bảo vệ Biên giới Hoa Kỳ tại cây cầu nói với họ rằng họ đã rời Hoa Kỳ vì để đến được cây cầu, họ đã đi qua trạm kiểm soát hải quan Hoa Kỳ ở cửa nhập cảnh. Để trở về, họ cần được các nhân viên kiểm soát thông hành cho vào lại Hoa Kỳ. Nhưng các viên chức biên phòng Hoa Kỳ nói rằng vì họ có giấy phép DACA và không có giấy cho phép tạm xuất cảnh, nên họ không thể trở lại Hoa Kỳ.

Hiện hai người này đang ở nhờ nhà người thân ở Mễ Tây Cơ.

Quý độc giả muốn có thêm tin tức cập nhật, xin liên lạc với một văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: (714) 890-9933, San Jose (408) 294-3888, Sacramento (916) 393-3388   Email: info@rmiodp.com Hoặc www.facebook.com/rmiodp

=END=
Thứ Hai, 13 Tháng Mười Một 2023(Xem: 3309)
(Robert Mullins International) Đây là ý kiến của một người về cách làm thế nào để một quốc gia có thể có một xã hội đa văn hóa thành công. Một xã hội đa văn hóa là gồm các nhóm dân tộc đa dạng; việc không hòa nhập và đối địch nhau sẽ dẫn đến tự sát tập thể. Chúng ta đang bắt đầu thấy điều đó ở Hoa Kỳ. Hoa Kỳ hiện đang chứng kiến sự gia tăng các tội ác bạo lực về phân biệt chủng tộc và tội ác có động cơ từ thù hận tôn giáo. Hoa Kỳ từng là một ví dụ hiếm hoi về một nền dân chủ đa chủng tộc nhưng đơn văn hóa thực sự có hiệu quả. Những người di dân đã cố gắng hết sức để có cơ hội thành công trong một xã hội tự do có chung một nền văn hóa. Nhiều con đường dẫn đến chủ nghĩa đa văn hóa thành công ở Hoa Kỳ đã bị lãng quên. Nếu muốn Hoa Kỳ tồn tại như chúng ta đã biết, chúng ta cần ghi nhớ một số điều
Thứ Hai, 06 Tháng Mười Một 2023(Xem: 3580)
(Robert Mullins International) Một trong những điều khiến người xin chiếu khán khó chịu nhất là sự chậm trễ trong quá trình phỏng vấn ở Lãnh sự. Những sự chậm trễ này có thể do nhiều lý do, bao gồm cả Giấy INA §221(g) và Duyệt xét hành chính. 1. Chậm trễ phỏng vấn lãnh sự là gì? Sự chậm trễ trong cuộc phỏng vấn lãnh sự xảy ra khi có sự chậm trễ trong việc lên lịch hoặc hoàn tất cuộc phỏng vấn xin chiếu khán. Sự chậm trễ có thể là do số lượng đơn xin quá lớn, số lượng nhân viên hạn chế hoặc các vấn đề khác tại Đại sứ quán hoặc Lãnh sự quán Hoa Kỳ. 2. Hiểu về INA §221(g) trên Mẫu giấy từ chối OF-194. Mục 221(g) của Luật Di trú đề cập đến các đơn xin chiếu khán mà đòi hỏi cần phải cung cấp thêm tài liệu hoặc cần phải duyệt xét thêm. Khi viên chức lãnh sự cấp giấy OF-194 mà có mục 221g trên đó, điều đó có nghĩa là: · 221g - Viên chức yêu cầu đương đơn cần nộp thêm giấy tờ, hoặc · Duyệt xét hành chính: Đơn xin yêu cầu cần thêm các động tác hành chính trước khi đưa ra quyết định.
Thứ Hai, 30 Tháng Mười 2023(Xem: 3728)
(Robert Mullins International) Sở Di Trú đã ra mắt công cụ tự phục vụ Thay đổi Địa chỉ (E-COA) mới để giúp công dân nước ngoài cập nhật địa chỉ của họ dễ dàng hơn. Tất cả công dân nước ngoài, kể cả người có thẻ xanh, phải thông báo cho Sở Di Trú về việc thay đổi địa chỉ trong vòng 10 ngày kể từ ngày chuyển đi. Ngoài ra, điều quan trọng là phải thông báo cho Sở Di Trú biết về việc thay đổi địa chỉ, đặc biệt nếu bạn có các hồ sơ đang chờ duyệt xét mà Sở Di Trú có thể cần liên hệ với bạn hoặc gửi thông tin cho bạn - chẳng hạn như Giấy phép Làm việc hoặc Thẻ xanh. Việc chỉ thông báo cho Bưu điện Hoa Kỳ (USPS) về địa chỉ mới là chưa đủ, vì USPS thường không chuyển thư từ Sở Di Trú cho bạn. Thay vào đó, thư sẽ được trả lại cho Sở Di Trú, và bạn sẽ phải yêu cầu Sở Di Trú tìm kiếm giấy tờ cho bạn. Sử dụng E-COA cho phép bạn cập nhật tất cả các vấn đề đang chờ duyệt xét bằng một ứng dụng.
Thứ Hai, 23 Tháng Mười 2023(Xem: 4181)
(Robert Mullins International) Tị nạn Asylum là một hình thức bảo vệ, cho phép người được lưu lại ở Hoa Kỳ, tránh bị trục xuất về một quốc gia, nơi họ lo sợ bị ngược đãi hoặc bị bức hại vì lý do danh tính, tôn giáo hoặc quan điểm chính trị của họ. Theo luật pháp Hoa Kỳ và luật pháp quốc tế, những người mà gặp nguy hiểm ở quê hương họ có quyền đến các quốc gia khác để tìm kiếm sự an toàn và được xem xét yêu cầu tị nạn của họ. Để xin tị nạn Asylum tại Hoa Kỳ, người đó phải có mặt tại Hoa Kỳ. Họ cũng phải đáp ứng được định nghĩa về người tị nạn. Theo luật, người tị nạn là người không thể hoặc không muốn trở về quốc gia của họ vì lo sợ bị bức hại. Sự bức hại có thể vì lý do chủng tộc, tôn giáo, quốc tịch, thành viên của một nhóm xã hội cụ thể hoặc quan điểm chính trị.
Thứ Hai, 16 Tháng Mười 2023(Xem: 3651)
(Robert Mullins International) Có một số tuyên bố trực tuyến cho rằng chính phủ Hoa Kỳ đang hỗ trợ những người di dân bất hợp pháp, bằng cách cấp cho họ 2.200 Mỹ kim mỗi tháng. Điều này là hoàn toàn không đúng sự thật. Những người vào Hoa Kỳ bất hợp pháp không có đủ điều kiện để được nhận hỗ trợ tiền mặt của liên bang. Người tị nạn refugee và những người được cấp quy chế tị nạn asylum, cũng như một số người di dân nhân đạo khác thì được hưởng một số phúc lợi công cộng nhất định, bao gồm hỗ trợ tiền mặt liên quan đến việc tái định cư ban đầu của họ, mặc dù số tiền này không cao tới 2.200 Mỹ kim mỗi tháng. Tin đồn này đến từ đâu? Từ một vị khách mời của cựu người dẫn chương trình tin tức Fox - Tucker Carlson. Vị khách mời này là một đại tá quân đội Hoa Kỳ đã nghỉ hưu đã tuyên bố rằng “mọi người mà được cho là người xin tị nạn, người di cư bất hợp pháp tràn qua biên giới ở Texas hoặc bất cứ nơi nào khác” đều được cấp một khoản hàng tháng là 2.200 Mỹ kim.
Thứ Hai, 09 Tháng Mười 2023(Xem: 3826)
(Robert Mullins International) Những người di dân Việt Nam vào Hoa Kỳ trước năm 1995 hầu hết đều là những người tị nạn chạy trốn bạo lực và đàn áp sau khi Chiến tranh Việt Nam kết thúc. Chính sách của chính phủ Hoa Kỳ là họ không phải bị trục xuất. Hoa Kỳ và Việt Nam đã ký một thỏa thuận vào năm 2008 để không trục xuất những người di dân này. Hiệp định năm 2008 nêu rõ: “Công dân Việt Nam không phải là đối tượng bị bắt trở về Việt Nam nếu đến Hoa Kỳ trước ngày 12/7/1995”. Vì vậy, chính phủ Việt Nam đã không cấp giấy thông hành để cho phép những người di dân như vậy bị trục xuất về Việt Nam. Nhưng vào năm 2017, dưới sự chỉ đạo của chính quyền Tổng thống trước, Cơ quan Thực thi Di trú và Hải quan (ICE) đã bắt đầu giam giữ một số người di dân trước năm 1995 trong khoảng thời gian dài. Chính phủ Hoa Kỳ đã bắt đầu gây áp lực, buộc chính phủ Việt Nam cấp giấy thông hành để những người di dân trước năm 1995 có thể được quay trở về Việt Nam.
Chủ Nhật, 01 Tháng Mười 2023(Xem: 4048)
(Robert Mullins International) Vào ngày 5 tháng 9 năm 2023, Bộ Ngoại giao đã ban hành luật cuối nhằm loại bỏ Luật Gánh nặng xã hội mới của chính quyền trước. Trước luật ban hành năm 2019 của tổng thống tiền nhiệm, chỉ có phúc lợi hỗ trợ bằng tiền mặt công để duy trì thu nhập hoặc biên chế hóa dài hạn bằng chi phí của chính phủ mới được xem xét trong quyết định về gánh nặng xã hội. Luật năm 2019 của Tổng thống tiền nhiệm đã mở rộng việc kiểm tra gánh nặng xã hội bằng cách thêm vào một số yếu tố khác để xem xét, định liệu một cá nhân có khả năng trở thành gánh nặng xã hội hay không. Luật năm 2019 làm dấy lên lo ngại về nỗi sợ hãi và sự nhầm lẫn, ngăn cản những người di dân, bao gồm cả trẻ em, tiếp cận các dịch vụ và các phúc lợi của chính phủ dành cho họ.
Thứ Bảy, 23 Tháng Chín 2023(Xem: 4185)
(Robert Mullins International) Vào ngày 13 tháng 9, một thẩm phán liên bang lại nói rằng DACA là bất hợp pháp. Tuy nhiên, thẩm phán đã không ra lệnh cho các quan chức chấm dứt chương trình và những người DACA hiện hữu vẫn có thể gia hạn trạng thái DACA của họ. DACA hiện bảo vệ 580,000 người di dân “Mơ ước” khỏi bị trục xuất và cho phép họ làm việc. Tại thời điểm này, không có đơn xin DACA mới nào được tiếp nhận. Thẩm phán Hanen, tại Tòa án quận phía Nam Texas của Hoa Kỳ, cho rằng những nỗ lực của ông Biden nhằm đưa chương trình DACA vào quy chế liên bang đã không được thực hiện theo luật. Trước đây, Thẩm phán Hanen cho rằng khi ông Obama tạo ra DACA vào năm 2012, việc đó cũng không được thực hiện theo luật. Chính quyền Biden dự kiến sẽ kháng cáo quyết định của Thẩm phán Hanen và vụ việc có thể sẽ được đưa lên Tòa án Tối cao. Đây sẽ là lần thứ ba DACA lên Tòa án Tối cao nhưng vấn đề vẫn chưa được giải quyết.
Thứ Hai, 18 Tháng Chín 2023(Xem: 4841)
(Robert Mullins International) Chính sách di dân của Hoa Kỳ có một số mục tiêu. Đầu tiên, nó giúp đoàn tụ cho các gia đình bằng cách tiếp nhận những người di dân mà đã có người thân ở Hoa Kỳ. Thứ hai, nó tiếp nhận lao động nước ngoài khi thiếu người lao động Hoa kỳ. Thứ ba, nó cung cấp nơi lánh cư cho những người nước ngoài đang phải đối mặt với sự đàn áp vì lý do chủng tộc, tôn giáo, quốc tịch, thành viên của một nhóm xã hội cụ thể hoặc quan điểm chính trị. Tất cả các luật di trú của Hoa Kỳ đều có trong Đạo luật di trú và Quốc tịch (INA). Bắt đầu từ những năm 1920, luật di trú của Hoa Kỳ đã ngăn cản việc di dân của hầu hết người dân từ Châu Á, Đông Âu và Nam Mỹ.
Thứ Hai, 11 Tháng Chín 2023(Xem: 4315)
(Robert Mullins International) Luật gánh nặng xã hội thời chính quyền trước đã có tác động lớn đến người di dân ở Hoa Kỳ. Theo luật đó, người di dân có thể bị từ chối thẻ xanh nếu họ sử dụng một số phúc lợi công cộng nhất định. Khi họ nghe về Luật gánh nặng xã hội này, nhiều gia đình di dân bắt đầu rút tên ra khỏi danh sách các phúc lợi công cộng mà họ và những đứa con sinh ra ở Hoa Kỳ của họ từng có đủ điều kiện được hưởng. Khi ông Biden trở thành tổng thống, ông đã bãi bỏ chính sách của chính quyền trước. Nói cách khác, Luật gánh nặng xã hội của chính quyền trước hiện không còn tồn tại. Nó đã đi và sẽ không trở lại. Người di dân không phải lo lắng về điều đó. Sở Di Trú Hoa Kỳ đã quay trở lại Luật gánh nặng xã hội cũ của năm 1999. Luật đó thoáng và nhân đạo hơn nhiều so với luật của chính quyền trước.