Xin Lịch Phỏng Vấn Tại Tòa Lãnh Sự Hoa Kỳ

Chủ Nhật, 07 Tháng Mười Một 202120:13(Xem: 9562)
Xin Lịch Phỏng Vấn Tại Tòa Lãnh Sự Hoa Kỳ
- Loại chủng ngừa nào được công nhận?

*

Mục di trú và bảo lãnh do Văn Phòng tham vấn di trú Robert Mullins International (RMI) đảm trách hằng tuần, rất hữu ích cho quý vị nào quan tâm đến việc bảo lãnh và đầu tư định cư.  Văn phòng RMI không phải luật sư, việc tín nhiệm các tin tức trong bài viết này hoàn toàn thuộc quyền tự do và trách nhiệm của quý vị.  Mọi đóng góp ý kiến xin liên lạc email: info@rmiodp.com

Tình trạng đại dịch Covid-19 tại Việt Nam bùng phát đã khiến Tỏa Tổng Lãnh Sự tại Sài Gòn đã phải đóng cửa, hủy bỏ rất nhiều lịch phỏng vấn các hồ sơ diện di dân và phi di dân. Điều này càng làm cho số hồ sơ đã hoàn tất tại Trung Tâm Chiếu Khán Quốc Gia (NVC) tại Hoa Kỳ tiếp tục phải chờ đợi vì chưa thể được NVC xếp lịch phỏng vấn và chuyển hồ sơ cho Tòa Tổng Lãnh Sự Hoa Kỳ tại Sài Gòn. Đây là một trong những nguyên nhân đưa đến việc lịch cấp chiếu khán di dân tháng 10 và tháng 11 không thay đổi.  Các nhà phân tích ước tính tình trạng lịch cấp chiếu khán sẽ tiếp tục dậm chân tại chỗ trong nhiều tháng tới, cho đến khi bộ ngoại giao giải quyết hết số lượng trên 400 ngàn hô sơ tồn đọng trên thế giới.

Sau khi sinh họat tại Sài Gòn được họat động trở lại, Tòa Lãnh Sự Hoa Kỳ đã dần dần mở các dịch vụ lãnh sự như thường lệ. Sau đây là một số câu hỏi đáp liên quan đến những vấn đề di trú cần quan tâm.

- Hỏi:  Trong thời gian gần đây, nhiều người than phiền là không dễ lên mạng ghi danh xin lại ngày phỏng vấn chiếu khán (visa) di dân vì trước đây bị hoãn lại. Mỗi ngày trang mạng điện tử của Tòa Lãnh Sự Hoa Kỳ tại Việt Nam chỉ mở ra đột ngột trong một thời gian ngắn nên đa số đương đơn không kịp ghi danh.  Thêm vào đó, tình trạng dịch bệnh vẫn tiếp tục lây lan gây nguy hiểm cho việc sinh hoạt và tái khám sức khỏe.  Có thể nào Tòa Lãnh Sự mở trang mạng nhiều giờ trong ngày không?

- Đáp:  Tòa Lãnh Sự Hoa Kỳ mới bắt đầu hoạt động lại từ đầu tháng 10 năm 2021 nên mọi việc đang từng bước trở lại bình thường. Trang mạng của Tòa Lãnh Sự đang gặp phải tình trạng kể trên không phải vì nhiều người đăng nhập mà vì nhân sự hạn chế do ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19  nên không thể phục vụ toàn thời gian như trước đại dịch. Tòa Lãnh Sự vừa phúc đáp thư của ông Robert Mullins, Giám đốc RMI, về tình trạng này và cho biết Tòa Lãnh Sự đang cố gắng trở lại sinh họat bình thường nếu "vấn đề nhân sự, các hướng dẫn an tòan và những quy định của (chính quyền) địa phương cho phép".  Tòa Lãnh Sự còn cho biết vấn đề xin lịch hẹn phỏng vấn sẽ "tiếp tục bị trì hoãn", và "nếu vào mạng mà chưa thể xin được ngày phỏng vấn thì nên trở lại mạng làm lại sau đó".


- Hỏi: Lịch cấp chiếu khán di dân tháng 10 và tháng 11 không thay đổi so với tháng 9, điều này có đáng lo ngại cho những hồ sơ có con sẽ bị quá tuổi vì thời gian chờ xét chiếu khán bị chậm trể?

- Đáp:  Các Tòa Lãnh Sự Hoa Kỳ trên toàn thế giới đã bị ảnh hưởng về việc ngưng cấp chiếu khán và đại dịch trong hơn một năm qua nên lịch cấp chiếu khán không gia tăng trong hai tháng 10 và 11 và có thể còn kéo dài.  Hiện nay, Tòa Lãnh Sự Hoa Kỳ tại Việt Nam mới hoạt động từ đầu tháng 10, và cho biết hiện có 33.000 hồ sơ tồn đọng chờ phỏng vấn, sẽ tốn nhiều tháng mới có thể giải quyết số lượng hồ sơ này. Những hồ sơ có con sắp quá tuổi đi theo cha mẹ được xếp vào danh sách ưu tiên phỏng vấn trước.


- Hỏi: Chính phủ Hoa Kỳ yêu cầu di dân chích ngừa toàn phần và thử nghiệm âm tính Covid-19 trong vòng 72 tiếng trước khi di dân và những quy định này có hiệu lực từ ngày 1 tháng 10 năm 2021. Nhiều người vẫn hoang mang không biết những lọai thuốc chủng ngừa nào được chấp thuận để nhập cảnh Hoa Kỳ?

- Đáp: Hiện nay có 7 loại thuốc chủng ngừa được chính phủ Hoa Kỳ chấp thuận như:  Johnson & Johnson, Pfizer, Moderna, AstraZeneca, Covishield, Sinopharm và Sinovac.  Có ít nhất hai loại không được công nhận đó là: Sputnil của Nga và Cansino của Trung cộng.  


- Hỏi: Trong thời gian gần đây đã có thông tin cho biết trên 80,000 chiếu khán đoàn tụ gia đình chưa được sử dụng.  Liệu số chiếu khán này có được chuyển qua năm mới để sử dụng không?  Việc ứ đọng hồ sơ có làm chậm tiến trình xét cấp chiếu khán di dân không?

- Đáp:  Rất tiếc, các loại chiếu khán di dân chưa được sử dụng sẽ không được chuyển sang cho năm tới, nhưng chính phủ Hoa Kỳ đã tìm cách chuyển lượng chiếu khán chưa sử dụng này cho chiếu khán công việc. Chính phủ đang tìm cách giải tỏa hồ sơ ứ đọng trong thời gian nhanh nhất để không ảnh hưởng chậm trễ đến các chiếu khán định cư.


- Hỏi: Một số người hoang mang không biết người thân của họ trước khi được phỏng vấn, họ có cần bổ túc hồ sơ bảo trợ tài chánh với thuế mới năm 2020 hay không, vì hồ sơ bảo trợ tài chánh cũ chỉ nộp thuế lợi tức năm 2019 mà thôi?

- Đáp: Qúy vị nên chuẩn bị bổ túc thuế mới năm 2020, hoặc năm 2021 cho hồ sơ bảo trợ tài chánh. Ngoài ra, qúy vị cũng nên chuẩn bị cập nhật các hồ sơ khám sức khỏe và Lý lịch Tư Pháp số 2 nếu đã quá hạn hoặc sắp quá hạn.

Quý độc giả muốn có thêm tin tức cập nhật, xin liên lạc với một văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: (714) 890-9933, San Jose (408) 294-3888, Sacramento (916) 393-3388   Email: info@rmiodp.com Hoặc www.facebook.com/rmiodp

=END=
Thứ Năm, 21 Tháng Tám 2008(Xem: 98733)
Người có Thẻ Xanh Thường trú nhân không hợp lệ để nộp đơn bảo lãnh cho con đã lập gia đình và đó cũng là lý do tại sao vấn đề hôn nhân thường làm cho một số hồ sơ bảo lãnh bị xem là "chết".
Thứ Năm, 14 Tháng Tám 2008(Xem: 100762)
Vào năm 2006, một số vị dân cử trong quốc hội đã đưa ra một số dự luật cải tổ di trú. Trọng tâm của những dự luật này là giải quyết tình trạng 12 triệu người di cư bất hợp pháp tại Hoa Kỳ và các điều hướng vấn đề di trú trong tương lai
Thứ Hai, 11 Tháng Tám 2008(Xem: 110518)
Các đuơng đơn đã được cấp chiếu khán (visa), sau khi hồ sơ bảo lãnh diện hôn phu-thê, hoặc diện vợ-chồng được chấp thuận, sẽ bắt đầu cuộc sống tại Hoa Kỳ với tấm Thẻ Xanh "Có Điều Kiện" có giá trị 2 năm.
Chủ Nhật, 22 Tháng Sáu 2008(Xem: 102335)
Nếu qúy vị là một Thường trú nhân "có điều kiện" với Thẻ Xanh có giá trị 2 năm, qúy vị cần nộp Đơn Xin Hủy Bỏ "Có Điều Kiện" Trong Quy Chế Thường Trú Nhân trong 90 ngày trước khi Thẻ Xanh "Có Điều Kiện" hết hạn. Không theo quy định này, quy chế Thường trú nhân của qúy vị tự động bị hủy bỏ. Phiền phức kế tiếp là người bảo lãnh sẽ phải nộp đơn lại để bảo lãnh qúy vị và mọi tiến trình đều phải bắt đầu lại.
Chủ Nhật, 22 Tháng Sáu 2008(Xem: 99850)
Những vụ xử trục xuất thường bắt đầu bằng một Thư Thông Báo Hầu Tòa (mẫu I-862) gửi từ văn phòng của chánh án sở di trú. Những vụ hầu tòa chính thức được tiến hành sau khi có Thư Thông Báo Hầu Tòa được đệ nộp. Những nơi thụ lý hồ sơ xử trục xuất được tiến hành ở những tòa án di trú nơi Thư Thông Báo Hầu Tòa được nộp.
Chủ Nhật, 22 Tháng Sáu 2008(Xem: 101883)
Trong một bài viết gần đây, Văn phòng Tham vấn Di trú Robert Mullins International thông báo rằng Trung Tâm Chiếu Khán Quốc Gia (gọi tắt là NVC) đã bắt đầu yêu cầu người bảo lãnh nộp thêm một số giấy tờ tại Hoa Kỳ, mà lẽ ra người được bảo lãnh sẽ phải nộp trong ngày phỏng vấn xin chiếu khán (visa) ở Việt Nam.
Chủ Nhật, 22 Tháng Sáu 2008(Xem: 102708)
Theo luật, một số thường trú nhân có thể mất các quyền lợi trợ cấp an sinh xã hội (gọi tắt là quyền lợi SSI) nếu họ không có quốc tịch Hoa Kỳ sau 7 năm thụ hưởng
Thứ Năm, 12 Tháng Sáu 2008(Xem: 106880)
Chương trình Tái Định Cư Nhân Đạo sẽ ngừng nhận đơn trong tháng này, vào ngày 25 tháng Sáu năm 2008. Các đương đơn của Chương trình Tái Định Cư Nhân Đạo phải là cựu quân nhân hoặc là các viên chức làm việc cho chính phủ Việt Nam Cộng Hòa trước ngày 30 tháng 4 năm 1975
Thứ Năm, 05 Tháng Sáu 2008(Xem: 102180)
Mục di trú và bảo lãnh do Văn Phòng tham vấn di trú Robert Mullins International đảm trách hằng tuần, nhằm mục đích thông báo các tin tức thời sự liên quan đến vấn đề đoàn tụ gia đình, rất hữu ích cho quý vị nào quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân
Thứ Sáu, 23 Tháng Năm 2008(Xem: 106282)
Trong qua khứ, nhiều người suy nghĩ rằng làm đơn bảo lãnh diện hôn thê- hôn phu (fiancée) tốt hơn là bảo lãnh diện vợ chồng vì diện hôn thê - hôn phu sẽ được phỏng vấn nhanh hơn.