Nộp Đơn Xin Thẻ Xanh Sau Khi Đến Hoa Kỳ

Chủ Nhật, 07 Tháng Tám 202223:04(Xem: 8953)
Nộp Đơn Xin Thẻ Xanh Sau Khi Đến Hoa Kỳ
(Robert Mullins International) Một người vợ hoặc chồng là người ngoại quốc nhập cảnh Hoa Kỳ với loại chiếu khán (visa) phi-di-dân, không vi phạm diện nhập cảnh, có thể nộp đơn xin Thẻ Xanh nếu họ hợp lệ để xin chiếu khán di dân.  Ngoài ra cũng có một số trường hợp nộp đơn xin thẻ xanh theo diện đầu tư
EB-5 trực tiếp kinh doanh, hay lao động EB-3.  Chúng tôi sẽ viết về 2 diện EB này trong những kỳ tới.

Nếu qúy vị là khách du lịch với chiếu khán loại B-2, hoặc là sinh viên du học, hoặc nhập cảnh với chiếu khán miễn thị thực WT, qúy vị có thể nộp đơn xin Thẻ Xanh sau khi kết hôn với một công dân Mỹ.

Nhưng, qúy vị có thể tin chắc rằng Sở di trú sẽ xem xét rất kỹ đơn xin Thẻ Xanh của qúy vị. Điều rất có thể là Sở di trú sẽ giả định rằng qúy vị kết hôn chỉ vì mục đích di trú. Điều này tùy thuộc vào qúy vị và người hôn phối chứng minh rằng Sở di trú sai lầm vì mối liên hệ hôn nhân của qúy vị là trong sáng.

Không cần biết qúy vị yêu nhau nhiều như thế nào, không cần biết cảm nhận của qúy vị đối với nhau chân thành ra sao, sự thật về mối quan hệ của qúy vị chỉ có qúy vị biết mà thôi. Sở di trú không biết mối quan hệ là thật hay giả. Họ cần được thuyết phục. Vấn đề chỉ có vậy mà thôi.

Sở di trú có thể hỏi qúy vị và người hôn phối gặp nhau ra sao, tiến trình đi đến tình yêu như thế nào, và làm sao lại quyết định kết hôn nhanh như vậy? Qúy vị sẽ cần phải có những câu trả lời thuyết phục đối với những câu hỏi có thể được đưa ra từ nhân viên Sở di trú. Mặc dù quan hệ dựa trên tình yêu đích thực, hai người cũng biết ngày hết hạn cư trú trên chiếu khán phi-di-dân của người hôn phối, vì thế thời gian quen biết nhau không dài, và đây cũng là điều nhân viên Sở di trú quan tâm.

Nếu Sở di trú luôn tin rằng mọi mối liên hệ đều không trong sáng, liệu có tốt hơn không nếu trở về Việt Nam để tham dự cuộc phỏng vấn xin chiếu khán di dân ở Tòa Tổng lãnh sự Hoa Kỳ tại Sài Gòn?

Không có bằng chứng nào cho thấy cách thức giải quyết hồ sơ của Lãnh sự sẽ dễ dàng hơn Sở di trú. Nếu một hồ sơ bị từ chối trong cuộc phỏng vấn ở Việt Nam, sẽ phải mất ít nhất từ 6 tháng đến 12 tháng để Tòa Lãnh sự có quyết định sau cùng. Nếu Tòa Lãnh sự quyết định rằng mối quan hệ không trong sáng, đơn bảo lãnh sẽ bị trả về cho Sở di trú ở Hoa Kỳ để tái duyệt xét, lại mất thêm ít nhất từ 6 đến 12 tháng nữa. Vì thế, không bao giờ khuyến khích nên trở về Việt Nam thay vì nộp đơn xin chuyển diện cư trú với Sở di trú ở Hoa Kỳ.

Văn phòng chúng tôi cũng đã nhận được câu hỏi của một sinh viên du học đã kết hôn với một công dân Hoa Kỳ. Anh phải ở Vùng Vịnh để hoàn tất chương trình học còn 2 năm. Người vợ công dân Mỹ của anh nhận một việc làm rất tốt ở thành phố Sacramento, California, cách xa anh khoảng 2 tiếng lái xe. Họ chỉ có thể gặp nhau vào những ngày cuối tuần. Điều này có thể làm cho Sở di trú nghi ngờ mối quan hệ của họ không?

Trên thực tế, ít có cặp vợ chồng Mỹ nào phải xa cách nhau vì công việc, nhưng Sở di trú gần như sẽ xem tình trạng này như một lý do để nghi ngờ mối quan hệ khi có người hôn phối ngoại quốc trong hồ sơ. Cặp vợ chồng này nên tính đến việc tìm một địa điểm nào đó mà cả hai có thể sống với nhau toàn thời gian. Nếu điều này không thể thực hiện, họ cần phải thu thập bằng chứng cho thấy việc liên lạc vẫn thường xuyên. Các bằng chứng này có thể là emails, hóa đơn điện thoại và bằng chứng di chuyển khi gặp nhau vào những ngày cuối tuần.

Một câu hỏi khác cũng từ một nam sinh viên du học có chiếu khán J-1 và đã kết hôn với một công dân Mỹ. Vợ của anh sắp sinh cho anh một đứa con. Anh hỏi rằng cuộc hôn nhân của hai người và sự kiện họ sẽ có con chung có sẽ cho phép anh ở lại Hoa Kỳ mà không cần phải hoàn tất quy định phải trở về nước ở 2 năm theo như chiếu khán du học J-1 đòi hỏi.

Trong trường hợp này, cặp vợ chồng kể trên phải chứng minh với Sở di trú rằng người vợ công dân Mỹ sẽ chịu đựng những tình huống vô cùng sự khó khăn nếu người chồng ngoại quốc phải trở về Việt Nam sống trong hai năm. Sở di trú ít khi đồng ý về sự khó khăn đưa ra khi người sinh viên ngoại quốc biết rấr rõ về quy định phải trở về sống ở quê nhà hai năm trước khi anh đến Mỹ du học.

Hỏi Đáp Di Trú

- Hỏi: Tôi hiện 19 tuổi và đến Hoa Kỳ với chiếu khán du lịch B-2. Lãnh sự Hoa Kỳ ở Việt Nam cấp chiếu khán du lịch cho tôi mặc dù họ đã biết rằng cha mẹ tôi có Thẻ Xanh và họ đã nộp đơn bảo lãnh tôi. Đơn bảo lãnh của tôi sẽ không đáo hạn ít nhất một năm. Tôi có thể ở lại Hoa Kỳ để đợi hồ sơ bảo lãnh đáo hạn hay nên trở về Việt Nam?

- Đáp: Qúy vị muốn ở lại Hoa Kỳ sau khi chiếu khán du lịch B-2 hết hạn, qúy vị cần nộp đơn xin Sở di trú gia hạn chiếu khán B-2, hoặc xin chuyển sang chiếu khán du học F-1. Qúy vị không nên ở lại Hoa Kỳ nếu Sở di trú không cho chấp thuận việc gia hạn hoặc thay đổi loại chiếu khán.

- Hỏi: Tôi hiện không còn diện cư trú hợp lệ ở Hoa Kỳ. Tôi nghe rằng việc sống bất hợp pháp của tôi sẽ không cho phép tôi được nộp đơn xin Thẻ Xanh ở Hoa Kỳ, và nếu trở về Việt Nam để nộp đơn xin chiếu khán di dân, tôi sẽ không thể tái nhập cảnh Hoa Kỳ trong 10 năm. Tôi có thể làm gì?

- Đáp: Hiện có hàng ngàn người đang ở trong trường hợp này. Họ không thể xin chuyển diện cư trú tại Hoa Kỳ vì họ đã ở đây không hợp lệ trên 6 tháng và nếu họ trở về nước xin chiếu khán di dân, họ sẽ có thể bị cấm tái nhập cảnh từ 3 đến 10 năm.

Những người trong trường hợp này có hai sự chọn lựa: Một là ở lại Hoa Kỳ bất hợp lệ và không có cơ hội xin Thẻ Xanh. Hai là nộp đơn xin Miễn (Sự Vi Phạm) Cư Trú Bất Hợp Pháp Tạm Thời, với bằng chứng cho thấy người hôn phối công dân Mỹ sẽ phải chịu đựng sự vô cùng khó khăn nếu qúy vị không được cấp chiếu khán.

Quý độc giả muốn có thêm tin tức cập nhật, xin liên lạc với một văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: (714) 890-9933, San Jose (408) 294-3888, Sacramento (916) 393-3388   Email: info@rmiodp.com Hoặc www.facebook.com/rmiodp
Thứ Sáu, 18 Tháng Năm 2007(Xem: 122764)
Đầu tiên là sự kiện giá xây dựng trồi sụt tùy số lượng di dân bất hộp pháp nhập cảnh. Ngành xây cất ở Hoa Kỳ là nơi chứa chấp nhiều người Mễ Tây Cơ nhập cư lậu vào Mỹ, nhiều nhứt. Người Mễ Tây Cơ nhập cư lậu dễ kiếm việc và kiếm được tiền. Những chủ thầu kiến trúc dễ kiếm công nhân lao động phổ thông, trả tiền công rẻ.
Thứ Năm, 10 Tháng Năm 2007(Xem: 114196)
Cãu trúc sau cùng của Đạo luật Cải tổ Di trú Toàn diện còn tùy vào các yếu tố chính trị. Khi các vị dân biểu quyết định về luật di trú mới, họ cũng sẽ nghĩ đến chuyện gì sẽ xảy ra liên quan đến cơ hội thắng các cuộc bầu cử năm 2008.
Thứ Năm, 03 Tháng Năm 2007(Xem: 114540)
Những hồ sơ xin chiếu khán di dân đều cần những bằng chứng chính và phụ. Trong các hồ sơ diện kết hôn, giấy hôn thú là bằng chứng chính xác nhận hôn nhân hợp pháp của hai người. Nhưng chứng minh này vẫn chưa đủ. Điều quan trọng không kém là các bằng chứng phụ phải thể hiện sự thành thật trong quan hệ vợ chồng.
Thứ Năm, 26 Tháng Tư 2007(Xem: 113722)
Cả triệu người Việt tìm cách thoát khỏi Việt Nam, trở thành những người di dân "bất hợp pháp" đối với chế độ Cộng Sản Việt Nam, nhưng họ là những người di dân đầy lòng can đảm và tự trọng đối với các dân tộc tự do trên thế giới. Hàng trăm ngàn người Việt đã không thể đến bến bờ tự do và phải "định cư" vĩnh viễn trên biển Thái Bình.
Thứ Sáu, 20 Tháng Tư 2007(Xem: 119299)
Trong đề tài kỳ trước, chúng ta đã nói về vấn đề chi phí du học tại Hoa Kỳ. Một trong những vấn đề quan trọng khác là bảo hiểm y tế. Các trường học ở Hoa Kỳ muốn biết liệu tất cả sinh viên của nhà trường có thể thanh toán các chi phí y tế cần thiết hay không. Trong bài viết lần này, Văn phòng Robert Mullins International xin trích dẫn bài viết của thông tín viên đài Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA) Nancy Steinbach trình bày về vấn đề bảo hiểm y tế đối với sinh viên ngoại quốc theo học tại các đại học Mỹ.
Thứ Sáu, 13 Tháng Tư 2007(Xem: 125325)
Sinh viên ngoại quốc muốn theo học tại nước Mỹ cần phải chứng tỏ là họ đủ khả năng chi trả học phí và phí khoản ăn ở cũng như các chi phí khác. Để tìm hiểu thêm về vấn đề này, Văn phòng Robert Mullins International xin trích dẫn bài viết của thông tín viên đài Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA) Nancy Steinbach trình bày về vấn đề chi phí du học đối với sinh viên ngoại quốc theo học tại các Đại học Mỹ.
Thứ Sáu, 06 Tháng Tư 2007(Xem: 129234)
Khi dân số Hoa Kỳ đạt một dấu mốc mới 300 triệu người, một cuộc thăm dò dư luận mới đây cho thấy công chúng Mỹ đang ngày càng lo ngại về mức độ nhập cư hiện nay, đặc biệt là con số 12 triệu người nước ngoài nhập cư bất hợp pháp đang sinh sống tại nước này. Để tìm hiểu thêm về vấn đề phức tạp và đầy tế nhị này
Thứ Sáu, 30 Tháng Ba 2007(Xem: 118030)
Để có thể được một công dân Mỹ nhận làm con nuôi, một đứa trẻ phải phải có đủ tiêu chuẩn "trẻ mồ côi" theo luật di trú Hoa Kỳ. Trong hầu hết các trường hợp, những đứa trẻ này phải dưới 16 tuổi khi đơn xin con nuôi được nộp cho sở di trú.
Thứ Sáu, 23 Tháng Ba 2007(Xem: 112636)
Năm nay, Phòng Công Chứng Liên Bang đã phổ biến bảng quy định mới về mức lợi tức tối thiểu cho năm 2007, và sẽ chính thức được áp dụng kể từ ngày 24 tháng 3 năm 2007. Những con số trên bảng quy định mới này cho thấy con số đã tăng từ 423 đến 613 Mỹ kim gần giống như năm 2006 .
Thứ Năm, 15 Tháng Ba 2007(Xem: 120871)
Nữ tài tử Jolie sẽ tham dự một nghi lễ nhận con nuôi với các viên chức nhà nước Việt Nam tại thành phố Sài Gòn vào buổi sáng ngày thứ Năm, 15 tháng 3. Một viên chức nhà nước cho biết tin này, nhưng từ chối cho biết danh tính và nói rằng ông không có thẩm quyền cho biết nguồn tin này.