Nộp Đơn Xin Thẻ Xanh Sau Khi Đến Hoa Kỳ

Chủ Nhật, 07 Tháng Tám 202223:04(Xem: 8979)
Nộp Đơn Xin Thẻ Xanh Sau Khi Đến Hoa Kỳ
(Robert Mullins International) Một người vợ hoặc chồng là người ngoại quốc nhập cảnh Hoa Kỳ với loại chiếu khán (visa) phi-di-dân, không vi phạm diện nhập cảnh, có thể nộp đơn xin Thẻ Xanh nếu họ hợp lệ để xin chiếu khán di dân.  Ngoài ra cũng có một số trường hợp nộp đơn xin thẻ xanh theo diện đầu tư
EB-5 trực tiếp kinh doanh, hay lao động EB-3.  Chúng tôi sẽ viết về 2 diện EB này trong những kỳ tới.

Nếu qúy vị là khách du lịch với chiếu khán loại B-2, hoặc là sinh viên du học, hoặc nhập cảnh với chiếu khán miễn thị thực WT, qúy vị có thể nộp đơn xin Thẻ Xanh sau khi kết hôn với một công dân Mỹ.

Nhưng, qúy vị có thể tin chắc rằng Sở di trú sẽ xem xét rất kỹ đơn xin Thẻ Xanh của qúy vị. Điều rất có thể là Sở di trú sẽ giả định rằng qúy vị kết hôn chỉ vì mục đích di trú. Điều này tùy thuộc vào qúy vị và người hôn phối chứng minh rằng Sở di trú sai lầm vì mối liên hệ hôn nhân của qúy vị là trong sáng.

Không cần biết qúy vị yêu nhau nhiều như thế nào, không cần biết cảm nhận của qúy vị đối với nhau chân thành ra sao, sự thật về mối quan hệ của qúy vị chỉ có qúy vị biết mà thôi. Sở di trú không biết mối quan hệ là thật hay giả. Họ cần được thuyết phục. Vấn đề chỉ có vậy mà thôi.

Sở di trú có thể hỏi qúy vị và người hôn phối gặp nhau ra sao, tiến trình đi đến tình yêu như thế nào, và làm sao lại quyết định kết hôn nhanh như vậy? Qúy vị sẽ cần phải có những câu trả lời thuyết phục đối với những câu hỏi có thể được đưa ra từ nhân viên Sở di trú. Mặc dù quan hệ dựa trên tình yêu đích thực, hai người cũng biết ngày hết hạn cư trú trên chiếu khán phi-di-dân của người hôn phối, vì thế thời gian quen biết nhau không dài, và đây cũng là điều nhân viên Sở di trú quan tâm.

Nếu Sở di trú luôn tin rằng mọi mối liên hệ đều không trong sáng, liệu có tốt hơn không nếu trở về Việt Nam để tham dự cuộc phỏng vấn xin chiếu khán di dân ở Tòa Tổng lãnh sự Hoa Kỳ tại Sài Gòn?

Không có bằng chứng nào cho thấy cách thức giải quyết hồ sơ của Lãnh sự sẽ dễ dàng hơn Sở di trú. Nếu một hồ sơ bị từ chối trong cuộc phỏng vấn ở Việt Nam, sẽ phải mất ít nhất từ 6 tháng đến 12 tháng để Tòa Lãnh sự có quyết định sau cùng. Nếu Tòa Lãnh sự quyết định rằng mối quan hệ không trong sáng, đơn bảo lãnh sẽ bị trả về cho Sở di trú ở Hoa Kỳ để tái duyệt xét, lại mất thêm ít nhất từ 6 đến 12 tháng nữa. Vì thế, không bao giờ khuyến khích nên trở về Việt Nam thay vì nộp đơn xin chuyển diện cư trú với Sở di trú ở Hoa Kỳ.

Văn phòng chúng tôi cũng đã nhận được câu hỏi của một sinh viên du học đã kết hôn với một công dân Hoa Kỳ. Anh phải ở Vùng Vịnh để hoàn tất chương trình học còn 2 năm. Người vợ công dân Mỹ của anh nhận một việc làm rất tốt ở thành phố Sacramento, California, cách xa anh khoảng 2 tiếng lái xe. Họ chỉ có thể gặp nhau vào những ngày cuối tuần. Điều này có thể làm cho Sở di trú nghi ngờ mối quan hệ của họ không?

Trên thực tế, ít có cặp vợ chồng Mỹ nào phải xa cách nhau vì công việc, nhưng Sở di trú gần như sẽ xem tình trạng này như một lý do để nghi ngờ mối quan hệ khi có người hôn phối ngoại quốc trong hồ sơ. Cặp vợ chồng này nên tính đến việc tìm một địa điểm nào đó mà cả hai có thể sống với nhau toàn thời gian. Nếu điều này không thể thực hiện, họ cần phải thu thập bằng chứng cho thấy việc liên lạc vẫn thường xuyên. Các bằng chứng này có thể là emails, hóa đơn điện thoại và bằng chứng di chuyển khi gặp nhau vào những ngày cuối tuần.

Một câu hỏi khác cũng từ một nam sinh viên du học có chiếu khán J-1 và đã kết hôn với một công dân Mỹ. Vợ của anh sắp sinh cho anh một đứa con. Anh hỏi rằng cuộc hôn nhân của hai người và sự kiện họ sẽ có con chung có sẽ cho phép anh ở lại Hoa Kỳ mà không cần phải hoàn tất quy định phải trở về nước ở 2 năm theo như chiếu khán du học J-1 đòi hỏi.

Trong trường hợp này, cặp vợ chồng kể trên phải chứng minh với Sở di trú rằng người vợ công dân Mỹ sẽ chịu đựng những tình huống vô cùng sự khó khăn nếu người chồng ngoại quốc phải trở về Việt Nam sống trong hai năm. Sở di trú ít khi đồng ý về sự khó khăn đưa ra khi người sinh viên ngoại quốc biết rấr rõ về quy định phải trở về sống ở quê nhà hai năm trước khi anh đến Mỹ du học.

Hỏi Đáp Di Trú

- Hỏi: Tôi hiện 19 tuổi và đến Hoa Kỳ với chiếu khán du lịch B-2. Lãnh sự Hoa Kỳ ở Việt Nam cấp chiếu khán du lịch cho tôi mặc dù họ đã biết rằng cha mẹ tôi có Thẻ Xanh và họ đã nộp đơn bảo lãnh tôi. Đơn bảo lãnh của tôi sẽ không đáo hạn ít nhất một năm. Tôi có thể ở lại Hoa Kỳ để đợi hồ sơ bảo lãnh đáo hạn hay nên trở về Việt Nam?

- Đáp: Qúy vị muốn ở lại Hoa Kỳ sau khi chiếu khán du lịch B-2 hết hạn, qúy vị cần nộp đơn xin Sở di trú gia hạn chiếu khán B-2, hoặc xin chuyển sang chiếu khán du học F-1. Qúy vị không nên ở lại Hoa Kỳ nếu Sở di trú không cho chấp thuận việc gia hạn hoặc thay đổi loại chiếu khán.

- Hỏi: Tôi hiện không còn diện cư trú hợp lệ ở Hoa Kỳ. Tôi nghe rằng việc sống bất hợp pháp của tôi sẽ không cho phép tôi được nộp đơn xin Thẻ Xanh ở Hoa Kỳ, và nếu trở về Việt Nam để nộp đơn xin chiếu khán di dân, tôi sẽ không thể tái nhập cảnh Hoa Kỳ trong 10 năm. Tôi có thể làm gì?

- Đáp: Hiện có hàng ngàn người đang ở trong trường hợp này. Họ không thể xin chuyển diện cư trú tại Hoa Kỳ vì họ đã ở đây không hợp lệ trên 6 tháng và nếu họ trở về nước xin chiếu khán di dân, họ sẽ có thể bị cấm tái nhập cảnh từ 3 đến 10 năm.

Những người trong trường hợp này có hai sự chọn lựa: Một là ở lại Hoa Kỳ bất hợp lệ và không có cơ hội xin Thẻ Xanh. Hai là nộp đơn xin Miễn (Sự Vi Phạm) Cư Trú Bất Hợp Pháp Tạm Thời, với bằng chứng cho thấy người hôn phối công dân Mỹ sẽ phải chịu đựng sự vô cùng khó khăn nếu qúy vị không được cấp chiếu khán.

Quý độc giả muốn có thêm tin tức cập nhật, xin liên lạc với một văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: (714) 890-9933, San Jose (408) 294-3888, Sacramento (916) 393-3388   Email: info@rmiodp.com Hoặc www.facebook.com/rmiodp
Thứ Năm, 17 Tháng Tám 2006(Xem: 122427)
Vấn đề nhập quốc tịch Hoa Kỳ đòi hỏi một số điều kiện căn bản mà hầu hết đương đơn phải hội đû.  Nói tóm lại, những điều kiện căn bản đó là: - Từ 18 tuổi trở lên, - Là một thường trú nhân đã sống ở Hoa Kỳ trên 5 năm, hoặc 3 năm nếu kết hôn với một công dân Hoa Kỳ,
Thứ Sáu, 11 Tháng Tám 2006(Xem: 120001)
Cuộc tranh luận về cải tổ vấn đề di dân tại quốc hội đang tạm ngưng trong lúc các chính trị gia thảo luận với nhân dân Hoa Kỳ về vấn đề này bằng một loạt những cuộc điều trần được tổ chức trên toàn quốc. Trong khi đó sự bất trắc về tương lai của chính sách di dân của Hoa Kỳ là nguyên nhân khiến cho nhiều thường trú nhân hợp pháp tại đây vội vã nộp đơn xin nhập tịch.
Thứ Hai, 07 Tháng Tám 2006(Xem: 125237)
Bộ phận Lãnh sự của Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ tại Hà Nội hiện đang cứu xét đơn xin nhận con nuôi mồ côi người Việt Nam của các công dân Hoa Kỳ. Những người mong muốn xin con nuôi mồ côi tại Việt Nam phải tiến hành thủ tục qua các văn phòng xin con nuôi Hoa Kỳ và những văn phòng này được sự chấp thuận của chính quyền Hoa Kỳ
Thứ Sáu, 28 Tháng Bảy 2006(Xem: 118050)
Khi người thanh niên bước vào văn phòng Tổng lãnh sự Hoa Kỳ, không rõ tâm trạng anh ra sao! Nhưng chắc chắn từng bước chân của anh như những tiếng tim đập mạnh từng hồi của một người mẹ đứng từ xa nhìn theo, bồn chồn, lo lắng. Khi người thanh niên trở lại, với tờ chiếu khán du học trên tay và nụ cười rạng rỡ.
Thứ Sáu, 21 Tháng Bảy 2006(Xem: 125238)
Phòng Công Dân và Dịch Vụ Di Trú Hoa Kỳ (USCIS) vừa thông báo một điều luật sau cùng liên quan đến việc nộp đơn Bảo Trợ Tài Chánh I-864. Điều luật mới này sẽ áp dụng cho bất cứ đơn xin chiếu khán di dân hay điều chỉnh tình trạng cư trú và sẽ có hiệu lực vào ngày 21 tháng 7 năm 2006, mặc dù hồ sơ đã được nộp trước ngày hiệu lực này.
Thứ Sáu, 14 Tháng Bảy 2006(Xem: 119579)
Bộ Nội An Hoa Kỳ vừa loan báo chiến lược tăng cường an ninh nội địa quốc gia trong một thông cáo báo chí của Phòng Thi Hành Luật Hải Quan và Di Trú. Sáng kiến ba mũi công này sẽ tập trung vào việc loại bỏ những di dân không có giấy tờ hợp lệ ra khỏi nơi làm việc, tăng cường việc bảo vệ sở làm để ngăn chận các di dân tương lai
Thứ Sáu, 07 Tháng Bảy 2006(Xem: 120838)
Đường phố khắp nơi trên đất Mỹ đang chào đón ngày Độc Lập   với cờ Hoa Kỳ và nhất là những quầy bán pháo tràn ngập. Nhân ngày Độc Lập Hoa Kỳ, báo chí cũng nhắc đến thổ dân da đỏ, những người có mặt đầu tiên trên đất Mỹ, và những người di dân đầu tiên từ khắp nơi trên thế giới đến lập nghiệp.
Thứ Hai, 03 Tháng Bảy 2006(Xem: 127580)
Phòng Công Dân và Dịch Vụ Di Trú Hoa Kỳ (cơ quan USCIS) vừa phổ biến một bản thông tin nội bộ liên quan đến việc điều tra của Cơ Quan Điều Tra Liên Bang (FBI) đang làm chậm lại việc cứu xét xin nhập tịch Hoa Kỳ của các thường trú nhân đang sống trên đất Mỹ.
Thứ Sáu, 23 Tháng Sáu 2006(Xem: 122466)
Ngày 13 tháng 6 năm 2006 vừa qua, Phòng Công Dân Và Dịch Vụ Di Trú (USCIS) đã gửi một công báo cho biết để thực thi các điều khoản của Đạo Luật Quy Định Các Nhà Môi Giới Hôn Nhân Quốc Tế 2005
Thứ Năm, 15 Tháng Sáu 2006(Xem: 121905)
Những người bảo trợ tài chánh phải chắc chắn rằng họ đã hoàn tất đơn Bảo Trợ Tài Chánh I-864 chính xác và đầy đủ, và phải đính kèm theo tất cả giấy khai thuế, các bản phụ đính thuế và những giấy tờ phụ thuộc khác. Hầu hết trở ngại về bộ đơn bảo trợ tài chánh I-864 là không cung cấp đầy đủ giấy tờ phụ thuộc vào lúc phỏng vấn