Những Bước Cần Chuẩn Bị Khi Đi Du Học Mỹ

Thứ Sáu, 28 Tháng Tư 200600:00(Xem: 119847)
Những Bước Cần Chuẩn Bị Khi Đi Du Học Mỹ

Mục di trú và bảo lãnh do Văn Phòng tham vấn di trú Robert Mullins International đảm trách hằng tuần, nhằm mục đích thông báo các tin tức thời sự liên quan đến vấn đề đoàn tụ gia đình, rất hữu ích cho quý vị nào quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân.  Mọi đóng góp ý kiến xin liên lạc 1-800-411-0495

 

Trong những buổi hội luận của Văn Phòng Tham Vấn Di Trú Robert Mullins International trong thời gian qua, chúng tôi đã có nhiều dịp trình bày về chủ đề du học tại Hoa Kỳ. Để có thêm nhiều thông tin khác liên quan đến diện du học lý thú này, chúng tôi xin trích dẫn một bài phỏng vấn đặc biệt của Đài phát thanh Á Châu Tự Do với Tiến sĩ Trần Văn Hiển, giám đốc phụ trách các chương trình cộng tác du học giữa đại học Houston và các trường Việt Nam. Để qúy vị có thể theo dõi dễ dàng, chúng tôi xin lược biên theo dạng hỏi-đáp sau đây:

 

 

Mở mang kiến thức bằng con đường du học là một sự lựa chọn khôn ngoan, một sự đầu tư tốt, và cũng là ước mơ của đại đa số bạn trẻ trong thời đại hội nhập phát triển hiện nay. Trong số các nền giáo dục hàng đầu trên thế giới, thu hút được sự quan tâm của đông đảo học sinh-sinh viên Việt Nam phải kể đến hệ thống giáo dục Hoa Kỳ.

 

Tuy nhiên, con đường du học Mỹ hoàn toàn không dễ dàng chút nào, nếu không muốn nói là đầy cam go và thử thách ngay từ những bước thủ tục ban đầu.

 

Để giúp các bạn học sinh-sinh viên có thêm thông tin và tìm hiểu kỹ hơn về du học Mỹ, chúng tôi đã thực hiện loạt bài gồm 3 phần, qua cuộc trao đổi giữa - Hỏi với tiến sĩ Trần Văn Hiển, giáo sư trường đại học Houston-Clear Lake ở tiểu bang Texas, giám đốc phụ trách các chương trình cộng tác du học giữa đại học Houston và các trường Việt Nam, người rất am tường về các vấn đề liên quan đến du học.

 

Sơ lược về hệ thống giáo dục Hoa Kỳ

 

Giáo sư Hiển trình bày sơ lược về hệ thống giáo dục Hoa Kỳ và những bước sinh viên cần chuẩn bị khi quyết định du học tại đây, như sau:

 

Đáp: Trước nhất, tôi muốn nhấn mạnh là 3 bài về du học Hoa Kỳ trên đài Á Châu tự do là tóm tắt kinh nghiệm làm việc của tôi trong lãnh vực du học Hoa Kỳ và cho bạn một cái nhìn tổng quát về vấn đề này.

 

Ba bài này không phải là bài cố vấn về luật. Nếu bạn cần biết rõ một chi tiết gì, bạn nên gặp một luật sư chuyên về du học.

Hệ thống giáo dục của Hoa Kỳ gồm có nhiều bậc:

 

- Elementary School - tiếng Việt gọi là Cấp một, từ lớp 1 đến lớp 5.

 

- Junior high hay Middle school - tiếng Việt gọi là Cấp hai, từ lớp 6 đến lớp 8.

 

- High school - tiếng Việt gọi là hay Cấp ba, từ lớp 9 đến lớp 12. Học sinh nhận bằng trung học khi tốt nghiệp.

 

- Community college hay junior college - tiếng Việt gọi là đại học cộng đồng hay cao đẳng, thường học mất 2 năm và có thể nhận bằng associates degree hay bằng cao đẳng.

 

Sinh viên community college có thể học nghề chuyên môn và đi làm sau khi tốt nghiệp, hoặc học chữ để chuyển tiếp lên university tiếp tục học hai năm còn lại và nhận bằng cử nhân. Sự dễ dàng trong chuyển tiếp từ community college lên university là một sự khác biệt rất lớn giữa Đại học Việt và Mỹ.

 

- University cấp bằng cử nhân - Sinh viên có thể học 4 năm và nhận bằng cử nhân từ university, hoặc học 1 hay 2 năm đầu ở một trường cao đẳng và chuyển vào university học tiếp những năm còn lại của bằng cử nhân.

 

- University cấp bằng masters hay bằng thạc sĩ - Sau bằng cử nhân, sinh viên học thêm hai năm để nhận bằng masters hay bằng thạc sĩ.

 

- University cấp bằng Doctor of Philosophy hay bằng tiến sĩ - Sau bằng thạc sĩ, sinh viên học thêm 3 đến 5 năm để nhận bằng tiến sĩ.

 

Những lợi ích

 

- Hỏi: Đối với 1 học sinh hay sinh viên có cơ hội đi du học Hoa Kỳ thì du học ở đây có những điểm lợi nào so sánh với các nước khác?

 

- Đáp: Những lợi ích của du học Hoa Kỳ thì rất nhiều như sau:

 

1. Bạn nói, nghe và viết được tiếng Anh, một ngôn ngữ của kinh doanh, khoa học và chính trị của thế giới.

 

2. Bạn có thể chuyển trường và đổi nghành học khá dễ, do đó sinh viên có thể học nghành, và ở nơi thích hợp nhất với mình.

 

3. Đại học Mỹ thường có chất lượng cao. Đại học Mỹ phải đáp ứng nhiều đòi hỏi từ những cơ quan kiểm định chất lượng. Không chất lượng không ai học.

 

4. Sinh viên học hỏi được sự năng động của xã hội Mỹ.

 

5. Sinh viên sống ở Mỹ sẽ hiểu biết được hệ thống thương mại toàn cầu của Mỹ hơn người khác.

 

6. Việt Nam xuất cảng qua Mỹ 6, 7 tỉ đô la mỗi năm và nền kinh tế Việt Nam bắt đầu cần những sinh viên ra trường từ Đại học Mỹ.

 

7. Sinh viên có cơ hội tìm được việc làm sau khi tốt nghiệp tại Mỹ nếu có khả năng chuyên môn, tiếng Anh và giao tiếp tốt.

 

Những bước cần chuẩn bị

 

- Hỏi: Những bước nào cần chuẩn bị khi ứng viên quyết định chọn đi du học Mỹ?

 

- Đáp: Đi du học Mỹ cực kỳ tốn kém và phức tạp cho người Việt Nam, và sự chuẩn bị phải chu đáo để tránh nhiều rũi ro có thể xảy ra. Ứng viên cần phải quan tâm đền những điều sau đây:

 

1. Tự xét khả năng của mình trong sự đạt được visa : Bạn phải hiểu biết về thủ tục visa và biết mình có khả năng xin được visa hay không. Bạn sẽ phí tiền và thì giờ nếu bạn không có khả năng xin được visa đi du học Mỹ.

 

2. Phải lượng sức mình - bạn cần biết khả năng tài chính, tiếng Anh, học thuật và sự trưởng thành trong cuộc sống của chính mình. Về tiếng Anh, điểm TOEFL ít nhất là 500 cho Đại học và 550 cho cao học trước khi nộp đơn xin nhập học. Nếu bạn học cao học, bạn cũng cần có điểm GMAT hay GRE thích hợp cho một trường Đại học nào đó.

 

3. Tìm được một trường thích hợp - Ở Mỹ, có cả ngàn trường Trung học và Đại học, và bạn cần chọn được một vài trường thích hợp với khả năng của bạn. Hầu như mọi thông tin về trường, có thể tìm được trên mạng, nếu bạn biết, bạn muốn tìm gì và cần đi vào trang web nào.

4. Tự xét xem nếu bạn có hội đủ mọi điều kiện nhập học - Sau khi tìm được một vài trường vừa ý, bạn phải đọc kỹ trang web của họ xem bạn có hội đủ mọi điều kiện nhập học hay không. Tránh những trường cao hơn khả năng của mình, vì bạn chỉ mất thì giờ và tiến.

 

5. Dịch tất cả văn bằng, dữ kiện cần thiết qua tiếng Anh.

 

6. Xin hộ chiếu hay Passport từ chính quyền Việt Nam.

 

7. Điền và nộp đơn xin nhập học trường Đại học Mỹ sau khi biết mình hội đủ mọi điều kiện. Trong khi chờ đợi giấy chấp nhận của trường, nên cố gắng trau dồi tiếng Anh, nhất là khả năng nghe và nói vì nó rất quan trọng khi xin visa. Sự chờ đợi có thể từ một đến ba tháng.

 

Nhận được giấy chấp nhận nhập học từ trường - dữ kiện chính thường là một mẫu tên là I-20 hay mẫu DS-2019.

 

Chuẩn bị thật kỹ, hồ sơ xin visa - đây là một việc rất quan trọng vì bạn chỉ được năm mười phút để thuyết phục viên chức Hoa Kỳ cấp visa cho bạn. Nếu bị từ chối visa, xác suất được visa sẽ ít đi khi xin visa lần tới.

 

8. Xin visa ở Sứ quán Hoa Kỳ ở Hà Nội hoặc, Lãnh sự quán ở Sài Gòn & Bạn sẽ được visa nếu hội đủ mọi điều kiện. Người nộp I-20 sẽ được F-1 visa, và người nộp DS-2019 sẽ được J-1 visa.

 

9.. Chuẩn bị đi Mỹ - bạn cần mua sắm tất cả mọi thứ có thể mang theo được, ngoại trừ đồ điện vì điện ở Mỹ và Việt Nam khác nhau. Nên qua Mỹ chỉ một tuần trước khi nhập học. Vì qua sớm chỉ ngồi trong phòng và nhớ nhà.

 

Kỳ tới: Những điều kiện yêu cầu tối thiểu để lập hồ sơ xin du học Mỹ...

 

Quý độc giả quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân muốn có thêm tin tức cập nhật, xin theo dõi qua báo chí hay đón nghe chương trình phát thanh của chúng tôi vào mỗi tối thứ Tư từ 7PM và sáng Chủ Nhật từ 11:00AM, trên các làn sóng 1110AM, 1430AM, 1500AM, và 106.3FM. Hoặc quý vị liên lạc với một trong những văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: (714) 890-9933 , San Jose (408) 294-3888, Oakland-San Francisco: (510) 533-8228, Sacramento (916) 393-3388 hay qua Email: info@rmiodp.com.

 

 

Thứ Tư, 30 Tháng Ba 2011(Xem: 128299)
Mỗi loại chiếu khán (visa) đều có mục đích riêng biệt. Chiếu khán di dân được cấp để cho phép người di dân được quyền ở lại nước Mỹ thường xuyên.
Thứ Tư, 23 Tháng Ba 2011(Xem: 138307)
Vào ngày 25 tháng 3 năm 2011, Văn phòng Di Trú của chính phủ Hoa Kỳ sẽ ngưng nhận đơn và sẽ chính thức đóng cửa Văn phòng Di Trú vào ngày 31 tháng 3 năm 2011.
Thứ Năm, 17 Tháng Ba 2011(Xem: 125014)
Trong chủ đề di trú hôm nay, chúng ta sẽ nói về một bài viết đặc biệt của Giáo sư Vivek Wadhwa, hiện là giảng sư các trường đại học nổi tiếng tại UC-Berkeley, Harvard Law School, Duke University and Emory University.
Thứ Tư, 09 Tháng Ba 2011(Xem: 137075)
Trong bất cứ hồ sơ xin chiếu khán (visa) phi-di-dân bị từ chối, các nhân viên Lãnh sự được yêu cầu cấp cho đương đơn một "Giấy Ghi Nhận Sự Từ Chối". Nhiều sự từ chối cấp chiếu khán này dựa trên điều luật 221(g) của Đạo Luật Quốc Tịch và Di Trú.
Thứ Bảy, 05 Tháng Ba 2011(Xem: 133987)
Thẻ mới trông giống như Thẻ Được Phép Làm Việc hiện nay nhưng sẽ có thêm dòng chữ "Dùng như Giấy I-512 Tạm Dung".
Thứ Năm, 24 Tháng Hai 2011(Xem: 125370)
Người di dân thường sống trong hoàn cảnh đặc biệt không thể tự vệ vì nhiều người không nói tiếng Anh giỏi, và thường sống xa gia đình và bạn bè thân thiết, và họ có thể không hiểu biết nhiều về luật pháp Hoa Kỳ.
Thứ Tư, 16 Tháng Hai 2011(Xem: 133048)
Nhiều thính giả và độc giả của Văn phòng Robert Mullins International luôn theo dõi rất sát thời gian các loại chiếu khán di dân đến ngày đáo hạn. Thời gian đáo hạn chiếu khán đã gia tăng khá nhanh trong suốt năm 2010, nhưng cũng đã trở lui rất nhanh từ tháng Giêng năm 2011.
Thứ Tư, 09 Tháng Hai 2011(Xem: 140825)
Trong qua khứ, nhiều người suy nghĩ rằng làm đơn bảo lãnh diện hôn thê- hôn phu (fiancée) tốt hơn là bảo lãnh diện vợ chồng vì diện hôn thê - hôn phu sẽ được phỏng vấn nhanh hơn.
Chủ Nhật, 30 Tháng Giêng 2011(Xem: 142716)
Việc ban hành luật di trú tai Quốc Hội trong năm 2010 đã chấm trong sự thất vọng. Đạo luật Ước Mơ từng được Hạ Viện thông qua khá sít sao thì bị Thượng viện bác bỏ vì không đủ 60 số phiếu cần thiết. Đạo luật cải tổ di trú đã không được đưa ra bầu bán lần nào trong năm ngoái.
Thứ Tư, 26 Tháng Giêng 2011(Xem: 137183)
Trong tháng vừa qua, sở di trú Hoa Kỳ đã điều chỉnh chính sách liên quan đến việc duyệt xét những đơn bảo lãnh sau khi người bảo lãnh qua đời. Trong những năm trước, Văn Phòng Dịch Vụ Và Công Dân Hoa Kỳ (USCIS) nói rằng luật di trú không cho phép người được bảo lãnh đang xin chiếu khán (visa) có sự chấp thuận đơn bảo lãnh nếu người bảo lãnh qua đời trong khi hồ sơ đang chờ đợi duyệt xét.