1 Tháng 5: Ngày “không Có Di Dân” Tại Hoa Kỳ

Thứ Năm, 04 Tháng Năm 200600:00(Xem: 121485)
1 Tháng 5: Ngày “không Có Di Dân” Tại Hoa Kỳ

LỊCH CẤP CHIẾU KHÁN DI DÂN TÍNH ĐẾN THÁNG 05-2006

 

Mục di trú và bảo lãnh do Văn Phòng tham vấn di trú Robert Mullins International đảm trách hằng tuần, nhằm mục đích thông báo các tin tức thời sự liên quan đến vấn đề đoàn tụ gia đình, rất hữu ích cho quý vị nào quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân.  Mọi đóng góp ý kiến xin liên lạc 1-800-411-0495

 

Các dự luật đề nghị cải tổ luật di chú của quốc hội Hoa Kỳ đã gây chấn động xã hội, đặc biệt là các nhóm di dân, đưa đến các làn sóng biểu tuần khắp nơi trong thời gian qua. Và ngày 1 tháng 5 mới đây đã được các nhóm ủng hộ việc cải tổ di trú - có lợi cho người di dân nhập cư bất hợp pháp - gọi là "Ngày Không Có Di Dân Tại Hoa Kỳ", và hàng trăm ngàn người đã tổ chức biểu tình khắp nơi.

 

Liên hệ đến vấn đề này, nhà báo Bùi Văn Phú cho biết như sau: Ở nhiều quốc gia châu Âu cũng như ở Việt Nam, ngày 1-5 hằng năm là Lễ Quốc Tế Lao Động, một ngày được dành ra để tuyên dương những đóng góp của giới công nhân trong tiến trình kinh tế, phát triển.

 

Tại Hoa Kỳ thì khác, ngày 1-5 không có gì đặc biệt trong lịch sinh hoạt vì Lễ Lao Động rơi vào một ngày khác, ngày thứ Hai đầu tiên của tháng 9.

 

Nhưng năm nay ngày 1-5 đã được mọi người quan tâm vì những người nhập cư bất hợp pháp chọn là "Day Without Immigrants –“Ngày không có dân di cư", và phát động chiến dịch kêu gọi bãi khoá, đình công để gióng lên tiếng nói bênh vực cho di dân bất hợp pháp ở Hoa Kỳ.

 

Gần đây quốc hội Hoa Kỳ có bàn thảo về một đạo luật cải cách chính sách di dân. Những tổ chức vận động hành lang đang làm việc hết sức mình để tranh thủ phiếu của các vị dân cử. Giới bảo thủ cộng hoà muốn chính quyền triệt để thi hành luật di dân, tức là truy tầm, bắt giam và phạt nặng những chủ nhân thuê mướn người nhập cư lậu. Phe dân chủ không muốn.

 

Tháng Ba vừa qua có một dự luật dung hoà được đệ trình. Luật mới sẽ ân xá cho những người vào nước Mỹ bất hợp pháp và đã sống liên tục 5 năm hay lâu hơn và sau này họ sẽ có cơ hội trở thành công dân Mỹ với điều kiện không can án và sau khi đã trả những khoản thuế còn nợ trong quá khứ. Còn những ai đã vào Mỹ bất hợp pháp hai năm hay ngắn hạn hơn thì sẽ bị trục xuất. Nhưng đạo luật đã không được thông qua tại thượng viện vào giờ chót.

 

Lo sợ một đạo luật mới sẽ gây khó khăn hơn cho người di dân ở lậu nên những nhóm vận động hành lang, những tổ chức cộng đồng người Mễ đã kêu gọi bãi công, biểu tình vào ngày 1-5.

 

Nhiều cuộc biểu tình tuần hành lớn đã diễn ra tại trên 30 thành phố nước Mỹ như Chicago, Dallas, Houston, Miami, New York. Riêng ở California cũng có nhiều cuộc biểu tình lớn: Los Angeles với nửa triệu người, San Jose khoảng 100 nghìn, San Francisco và Oakland mỗi nơi khoảng 30 nghìn người tuần hành qua các đường phố chính trước khi dừng lại tại những cơ quan công quyền như toà nhà liên bang ở Oakland hay toà thị chính San Francisco.

 

Hiện nay có khoảng 12 triệu người nhập cư bất hợp pháp đang sống ở Hoa Kỳ, đại đa số là người từ Mê Hi Cô. Họ làm nhiều việc trong khu nông nghiệp, đông nhất với 27%; xây dựng, dọn dẹp khách sạn, cửa hàng ăn uống. Vì không có giấy phép làm việc chính thức nên họ được trả lương dưới mức tối thiểu và không được hưởng những chế độ bảo hiểm y tế. Theo một ước tính, mỗi năm nguồn tài chánh những di dân này gửi về quê hương gốc lên đến 20 tỉ đô la, bằng một nửa số ngoại tệ Mê Hi Cô thu vào nhờ xuất khẩu.

 

Với hơn một triệu người đình công, bãi thị, bãi khoá nên những khu thương mại người Mễ trên nước Mỹ đã đóng cửa trong ngày. Nhưng không ai có thể ước tính được sự thiệt hại kinh tế là bao nhiêu.

 

Nhiều người lên tiếng ủng hộ cho quyền lợi của di dân bất hợp pháp, trong đó có thượng nghị sĩ Dianne Feinstein của bang California, thượng nghị sĩ Barack Obama thuộc bang Illinois và Hồng Y Roger Mahoney của tổng giáo phận Los Angeles. Nhưng Hồng Y Mahoney không tán đồng việc bãi thị, đình công và cho đó là một việc làm sẽ không đưa đến những kết quả tích cực.

 

Trong một thăm dò ý kiến do đài truyền hình NBC và nhật báo tài chánh Wall Street Journal thực hiện thì 57% cho rằng việc đình công có ảnh hưởng xấu đến mục tiêu tranh đấu của người di dân bất hợp pháp và chỉ có 17% cho rằng nó sẽ có ảnh hưởng tốt.

 

Một người tổ chức cuộc xuống đường ở Oakland phát biểu rằng: "Hôm nay chúng tôi tuần hành, những ngày tới chúng tôi sẽ đi bỏ phiếu".

 

Năm nay ở Hoa Kỳ sẽ có tổng tuyển cử vào tháng 11. Vấn đề di dân đang trở thành đề tài vận động tranh cử nóng bỏng, chỉ sau chiến tranh Iraq.

 

LỊCH CẤP CHIẾU KHÁN DI DÂN TÍNH ĐẾN THÁNG 05-2006

 

A- IR-1, IR-2, IR-5 (Vợ, con vị thành niên, cha- mẹ của công dân Hoa Ky, luôn luôn hiệu lực)

B- Ưu tiên F1-1:        Xét đến 22-04-2001

C- Ưu tiên F2-A:       Xét đến 01-03-2002

D- Ưu tiên F2-B:       Xét đến 15-07-1996

E- Ưu tiên F3:            Xét đến 22-07-1998

F- Ưu tiên F4:            Xét đến 01-01-1995

G- Tu Sĩ-SR:              Luôn luôn hiệu lực

 

Quý độc giả quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân muốn có thêm tin tức cập nhật, xin theo dõi qua báo chí hay đón nghe chương trình phát thanh của chúng tôi vào mỗi tối thứ Tư từ 7PM và sáng Chủ Nhật từ 11:00AM, trên các làn sóng 680AM, 1430AM, 1500AM, và 106.3FM. Hoặc quý vị liên lạc với một trong những văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: (714) 890-9933 , San Jose (408) 294-3888, Oakland-San Francisco: (510) 533-8228, Sacramento (916) 393-3388 hay qua Email: info@rmiodp.com.

 

Thứ Sáu, 19 Tháng Chín 2008(Xem: 99860)
Chúng ta không thể tiên đoán kết quả một cuộc phỏng vấn tại Tòa lãnh sự Hoa Kỳ ở Sài Gòn.
Thứ Sáu, 19 Tháng Chín 2008(Xem: 98100)
H iệp định con nuôi giữa chính phủ Hoa Kỳ và nhà cầm quyền Việt Nam đã hết hạn vào ngày 1 tháng 9 năm 2008 vừa qua.
Thứ Sáu, 19 Tháng Chín 2008(Xem: 99739)
Thi hành nghĩa vụ quân dịch có thể nhận nhiều ích lợi. Những người từng phục vụ 3 năm trong quân đội Hoa Kỳ được miễn quy chế đòi hỏi thời gian cư trú đã ấn định nếu đơn xin nhập quốc tịch được nộp trong thời gia tại ngũ.
Thứ Sáu, 19 Tháng Chín 2008(Xem: 100405)
Bảy năm trước, chiếu khán (visa) K-3 được thành lập. Chiếu khán K-3 được dành cho người hôn phối và con cái dưới vị thành niên của các công dân Hoa Kỳ, nếu người bảo lãnh đã nộp đơn bảo lãnh chiếu khán di dân và nếu đơn này chưa được sở di trú chấp thuận. Người bảo lãnh cũng phải nộp thêm đơn I-129F trong tiến trình nộp đơn diện chiếu khán K-3.
Thứ Sáu, 19 Tháng Chín 2008(Xem: 96317)
Trong thời gian gần đây, trang nhà của Tòa Đại sứ Hoa Kỳ tại Hà Nội có mở một số chuyên mục dành cho các sinh viên học sinh và học giả Việt Nam có ý định sang Mỹ du học.
Thứ Sáu, 19 Tháng Chín 2008(Xem: 99609)
Gần đây đã có một số tin đồn và thông tin sai lạc về loại chiếu khán (visa) dành cho những người làm việc trong lãnh vực tôn giáo. Hôm nay, chúng tôi sẽ gửi đến qúy vị một số dữ kiện liên quan đến đề tài này.
Thứ Sáu, 19 Tháng Chín 2008(Xem: 103505)
Ông Robert Mullins viết từ Sài Gòn như sau: "Lúc tôi đang mua sắm tại Maxximark trên đường Ba Tháng Hai tuần qua, một thanh niên Việt Nam từ Mỹ về đã hỏi tôi từ đâu đến. Tôi nói: "Nước Mỹ". Anh ta hỏi tôi ở tiểu bang nào.
Thứ Sáu, 19 Tháng Chín 2008(Xem: 103995)
Có phải tất cả ngoại kiều đều được yêu cầu sẵn sàng phục vụ trong quân đội không? Câu trả là: Đúng. Các thường trú nhân, người tỵ nạn và những người tạm dung đều được yêu cầu ghi danh thi hành bổn phận quân dịch khi đến tuổi 18, hoặc nếu những người này di dân đến Hoa Kỳ sau tuổi 18, họ phải ghi danh trước 26 tuổi. Không ghi danh hợp lệ có thể bị hình phạt, và cũng có thể bị từ chối những quyền lợi nhập tịch.
Thứ Sáu, 19 Tháng Chín 2008(Xem: 104760)
Có một vài sự thay đổi trong thủ tục xin nhập quốc tịch Hoa Kỳ và đây là đề tài mà chúng ta sẽ bàn đến trong kỳ này. Trước hết, kể từ ngày 14 tháng 10 năm 2008, nếu bạn là cư dân tiểu bang California, đơn xin nhập tịch N-400 hiện nay phải được gửi đến cơ quan di trú USCIS tại thành phố Phoenix, tiểu bang Arizonna, thay vì gửi đến Trung tâm di trú California như trước đây.
Thứ Năm, 21 Tháng Tám 2008(Xem: 101980)
Những hồ sơ bảo lãnh diện vợ-chồng và diện hôn phu-thê vẫn phải đối diện với những trở ngại trong cuộc phỏng vấn xin chiếu khán (visa) tại Sài Gòn hiện nay.