Tổng Lãnh Sự Hoa Kỳ Tại Sài Gòn (phần 4)

Thứ Năm, 15 Tháng Sáu 200600:00(Xem: 121880)
Tổng Lãnh Sự Hoa Kỳ Tại Sài Gòn (phần 4)

Mục di trú và bảo lãnh do Văn Phòng tham vấn di trú Robert Mullins International đảm trách hằng tuần, nhằm mục đích thông báo các tin tức thời sự liên quan đến vấn đề đoàn tụ gia đình, rất hữu ích cho quý vị nào quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân.  Mọi đóng góp ý kiến xin liên lạc 1-800-411-0495

 

Chủ đề kỳ này được đúc kết tiếp theo một bài viết của ông John Combs, luật sư di trú từ thành phố Denver, tiểu bang Colorado. Bài viết của ông sẽ được in trên tập Cẩm Nang Duyệt Xét Từ Lãnh Sự của Hiệp Hội Luật Sư Di Trú Hoa Kỳ.

 

- Vấn đề Bảo Trợ Tài Chánh:

 

Những người bảo trợ tài chánh phải chắc chắn rằng họ đã hoàn tất đơn Bảo Trợ Tài Chánh I-864 chính xác và đầy đủ, và phải đính kèm theo tất cả giấy khai thuế, các bản phụ đính thuế và những giấy tờ phụ thuộc khác. Hầu hết trở ngại về bộ đơn bảo trợ tài chánh I-864 là không cung cấp đầy đủ giấy tờ phụ thuộc vào lúc phỏng vấn và người bảo lãnh không tính số người trong gia đình mình chính xác.

 

- Những giấy tờ bổ xung và đơn đặc biệt: Các đương đơn được bảo lãnh không thể cung cấp những bằng chứng liên hệ trong các hồ sơ bảo lãnh trực hệ có thể được yêu cầu thử nghiệm liên hệ huyết thống (DNA). Nhân viên lãnh sự sẽ cấp đầy đủ các thông tin này cho đương đơn. Người bảo lãnh có thể xin Bộ phận thông tin của Tổng lãnh sự Hoa Kỳ gửi các thông tin về việc thử DNA qua đường bưu điện.

 

Tổng lãnh sự Hoa Kỳ tại Sài Gòn hiện là nơi giải quyết tất cả các đơn xin chiếu khán (visa) di dân, và tất cả đơn xin chiếu khán loại K (thí dụ như diện hôn thê/hôn phu) ở Việt Nam.

 

Đương đơn muốn xin dời ngày phỏng vấn sẽ được Tổng lãnh sự Hoa Kỳ ấn định một ngày khác, thông thường là từ ba đến bốn tháng sau. Đương đơn được bảo lãnh, hoặc người bảo lãnh, có trách nhiệm thông báo cho Tổng lãnh sự biết ngay nếu có sự thay đổi địa chỉ nhận thư.

 

- Hồ sơ con nuôi: Tất cả những hồ sơ con nuôi sẽ được duyệt xét tại Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ tại Hà Nội. Phương thức giải quyết hồ sơ diện này vẫn dựa theo việc thi hành nghị định mới giữa Hoa Kỳ và Việt Nam. Quý vị có thể tham khảo thêm qua địa chỉ trang nhà điện tử về các thông tin mới nhất: http://hanoi.usembassy.gov/orphan_visas.html .

 

- Văn phòng Di trú USCIS tại Sài Gòn: Văn phòng cơ quan di trú Hoa Kỳ (CIS) trước ở trên đường Lê Lợi, Sài Gòn, đã chuyển lại cho Văn phòng Thi Hành Luật Quan Thuế và Di Trú. Một nhân viên của cơ quan di trú CIS hiện làm việc tại Diamond Plaza (số 34 đường Lê Duẩn, Quận 1), nhưng cho đến nay vẫn chưa rõ nhân viên di trú sẽ cung cấp những dịch vụ nào. Các Thường trú nhân hợp lệ nếu làm mất Thẻ Thường Trú Nhân nên liên lạc với Văn phòng Thi Hành Luật Thuế Quan và Di Trú ở Sài Gòn Center, số 65 đường Lê Lợi, Lầu 9. Nếu văn phòng này không thể giúp đỡ, qúy vị nên liên lạc trực tiếp với Tổng lãnh sự Hoa Kỳ.

 

Hỏi - Đáp:

 

- Hỏi: Cách nào tối nhất để điền đơn Bảo Trợ Tài Chánh I-864 mà không bị sai sót?

 

- Đáp: Nếu tự làm đơn khai thuế cho chính mình, qúy vị có thể điền đơn I-864 chính xác. Nếu thuế của qúy vị do một nhân viên chuyên môn phụ trách, qúy vị vẫn có thể điền đơn này với sự giúp đỡ của những người có kinh nghiệm điền đơn I-864.

 

- Hỏi: Ngoài việc làm đơn Bảo Trợ Tài Chánh không chính xác, những lý do thông thường nào khác khiến nhân viên Lãnh sự từ chối một hồ sơ bảo lãnh vợ/chồng hay hôn thê/hôn phu?

 

- Đáp: Trong hầu hết những hồ sơ bị từ chối, Lãnh sự muốn nhiều bằng chứng hơn về sự liên lạc từ lúc đầu hai người mới quen nhau. Nếu không có đủ bằng chứng liên hệ trước khi cưới hay đính hôn, hồ sơ có thể sẽ không thành công được.

 

Quý độc giả quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân muốn có thêm tin tức cập nhật, xin theo dõi qua báo chí hay đón nghe chương trình phát thanh của chúng tôi vào mỗi tối thứ Tư từ 7PM và sáng Chủ Nhật từ 11:00AM, trên các làn sóng 68AM, 1430AM, 1500AM, và 106.3FM. Hoặc quý vị liên lạc với một trong những văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: (714) 890-9933 , San Jose (408) 294-3888, Oakland-San Francisco: (510) 533-8228, Sacramento (916) 393-3388 hay qua Email: info@rmiodp.com.

 

=END=

     

Thứ Năm, 15 Tháng Giêng 2009(Xem: 92579)
Lời thú nhận "có tội" là con đường mà 95% những hồ sơ hình sự được định đoạt. Trong những hồ sơ mà bị cáo không phải là công dân Hoa Kỳ, lời thú nhận có thương lượng phải được nghiên cứu cẩn trọng và phải đi đến một số thay đổi làm tội nhẹ đi.
Thứ Tư, 07 Tháng Giêng 2009(Xem: 98243)
Trong chủ đề kỳ này, chúng ta sẽ nói đến hai đề tài liên quan đến các hồ sơ bảo lãnh diện vợ chồng.
Thứ Sáu, 02 Tháng Giêng 2009(Xem: 94913)
Chiếu khán R-1 được cấp cho các nhân viên phục vụ trong lãnh vực tôn giáo. Đây là loại chiếu khán phi-di-dân, chiếu khán tạm thời.
Thứ Tư, 24 Tháng Mười Hai 2008(Xem: 97427)
Trong năm 2008, người ta không thấy có những tiến triển nào quan trọng trong các luật lệ về di trú toàn cầu.
Chủ Nhật, 21 Tháng Mười Hai 2008(Xem: 99074)
Tại Đông Nam Á, công dân ở các nước Nhật, Brunei, Tân Gia Ba và Nam Hàn có thể sang Hoa Kỳ để du lịch hay làm công việc nào đó và cư ngụ trong 90 ngày mà không cần xin chiếu khán (visa)
Thứ Tư, 10 Tháng Mười Hai 2008(Xem: 97837)
Liệu có thể có một cuộc phỏng vấn thoải mái tại Tòa Lãnh sự Hoa Kỳ ở Việt Nam không? Có thể là không, nhưng có một số điều mà đương đơn (tức người được bảo lãnh) nên ghi nhớ khi chuẩn bị cho một cuộc phỏng vấn.
Thứ Sáu, 05 Tháng Mười Hai 2008(Xem: 104752)
Hàng năm, văn phòng chúng tôi thường nhận hai, ba câu hỏi tương tự như sau: "Tôi ở Việt Nam và có liên hệ với một cô gái, kết quả là đứa con chung của chúng tôi ra đời. Làm sao tôi có thể đưa cháu sang Hoa Kỳ?".
Thứ Tư, 26 Tháng Mười Một 2008(Xem: 99166)
Nếu bạn đã có Thẻ Xanh tạm có giá trị 2 năm, bạn cần phải nộp đơn xin Thẻ Xanh dài hạn chính thức (có giá trị 10 năm) trước khi Thẻ Xanh tạm hết hạn.
Thứ Sáu, 21 Tháng Mười Một 2008(Xem: 104599)
Đôi lúc, thính giả hoặc thân chủ của Văn phòng Tham vấn Di trú Robert Mullins International hỏi tại sao lại mất quá nhiều thời gian cho việc thẩm tra lý lịch người xin chiếu khán (visa) di dân hoặc xin Thẻ Xanh. Đã có một số người phải đợi trên 2 năm cho việc thẩm tra lý lịch. Tại sao vậy?
Thứ Sáu, 19 Tháng Chín 2008(Xem: 99312)
Khi là một thường trú nhân, bạn được quyền sống thường trú trên đất Mỹ và được làm việc cho hầu hết các chủ nhân.