Công Báo Quan Trọng: Sở Di Trú Loan Báo Chính Sách Mới Liên Quan Đến Hồ Sơ Bảo Lãnh Diện Hôn Thê/hôn Phu (fiancee)

Thứ Sáu, 23 Tháng Sáu 200600:00(Xem: 122066)
Công Báo Quan Trọng: Sở Di Trú Loan Báo Chính Sách Mới Liên Quan Đến Hồ Sơ Bảo Lãnh Diện Hôn Thê/hôn Phu (fiancee)

Mục di trú và bảo lãnh do Văn Phòng tham vấn di trú Robert Mullins International đảm trách hằng tuần, nhằm mục đích thông báo các tin tức thời sự liên quan đến vấn đề đoàn tụ gia đình, rất hữu ích cho quý vị nào quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân.  Mọi đóng góp ý kiến xin liên lạc 1-800-411-0495

 

Ngày 13 tháng 6 năm 2006 vừa qua, Phòng Công Dân Và Dịch Vụ Di Trú (USCIS) đã gửi một công báo cho biết để thực thi các điều khoản của Đạo Luật Quy Định Các Nhà Môi Giới Hôn Nhân Quốc Tế 2005, cơ quan này sẽ cần gửi thêm những thư "Yêu cầu bằng chứng" cho hơn 10.000 Đơn Bảo Lãnh Hôn Thê/Hôn Phu (Mẫu đơn I-129F) hiện đang được duyệt xét tại các trung tâm dịch vụ của USCIS. Cơ quan USCIS sẽ bắt đầu ngay việc gửi thư "Yêu cầu bằng chứng" đến những người bảo lãnh được yêu cầu và những người này sẽ dùng mẫu "Yêu cầu bằng chứng" đã được chấp thuận bởi Văn Phòng Quản Trị Và Ngân Sách.

 

Tất cả những đơn bảo lãnh diện hôn thê/hôn phu đã nộp từ ngày hoặc sau ngày 6 tháng 3 năm 2006 phải được bổ túc thêm những thông tin thỏa theo những đòi hỏi các bằng chứng mới của văn Phòng Quản Trị Và Ngân Sách. Để giải quyết đơn bảo lãnh đang được duyệt xét nhanh và hữu hiệu, cơ quan USCIS đang gửi thư "Yêu cầu bằng chứng" để yêu cầu người bảo lãnh cung cấp thêm những thông tin, bao gồm những dữ kiện về quá trình phạm tội của một người bảo lãnh (nếu có). Những chi tiết liên quan đến việc xin miễn trừ làm việc này của những người bảo lãnh bị ảnh hưởng bởi luật mới kể trên cũng được ghi trên thư "Yêu cầu bằng chứng". Mẫu đơn mới I-129F có thêm những phần thay đổi sẽ được phổ biến vào cuối tháng 6 này.

 

Trong một vài trường hợp bắt buộc nào đó, cơ quan USCIS có thể gửi thêm một thư "Yêu cầu bằng chứng" lần thứ hai cho người bảo lãnh trong tiến trình duyệt xét hồ sơ nếu cơ quan này khẳng định rằng những thông tin đòi hỏi khác đã không được nộp trong lúc đương đơn nộp hồ sơ trước đó.

 

Đạo Luật Chống Bạo Hành Phụ Nữ và Đạo Luật Tái Lập Quyền Hạn Bộ Tư Pháp 2005, mà trong đó có Đạo Luật Quy Định Các Nhà Môi Giới Hôn Nhân Quốc Tế 2005, được viết ra để tiếp nối các nỗ lực của quốc hội Hoa Kỳ, nhằm chống lại những vụ ngược đãi và bạo hành người hôn phối trong gia đình. Những người di dân từng là nạn nhân của những vụ bạo hành trong gia đình đã từng được hưởng các quy định di trú của Đạo Luật Chống Bạo Hành Phụ Nữ, cho phép những người hôn phối và trẻ em được tự đứng đơn xin các diện di trú hợp pháp. Với Đạo Luật Quy Định Các Nhà Môi Giới Hôn Nhân Quốc Tế 2005, quốc hội đã gia tăng việc bảo vệ bằng cách ban hành thêm các điều lệ gắt gao với thị trường môi giới hôn nhân quốc tế và đòi hỏi thêm việc tiết lộ quá trình phạm tội bạo hành, chẳng hạn như qúa trình ngược đãi trong gia đình, hiếp dâm hay sát nhân... mà những người được bảo lãnh không hề hay biết.

 

Trong các buổi hội luận truyền thanh và các bài viết của Văn Phòng Robert Mullins International trước đây, chúng ta đã được biết số đơn xin chiếu khán (visa) diện hôn thê/hôn phu (tức fiancee) được duyệt xét tại Tòa Tổng Lãnh Sự Hoa Kỳ tại Sài Gòn được mô tả là nhiều nhất so với các Tòa lãnh sự Hoa Kỳ khác trên thế giới.

 

Sau hai sự kiện truy tố một số người chuyên nghề môi giới bảo lãnh "không chân thật" ở Trung Hoa và Việt Nam tại tiểu bang Washington và miền nam tiểu bang California, Tòa Tổng lãnh sự Hoa Kỳ tại Sài Gòn đã cho thấy việc duyệt xét đơn xin chiếu khán thuộc các diện bảo lãnh kể trên ngày càng gay gắt và cẩn thận hơn. Tuy nhiên, nhiều đương đơn liên hệ đã cho rằng một số đòi hỏi chứng từ cần bổ túc của các viên chức lãnh sự quá khó khăn, gần như thiếu thực tế, đã làm tổn thương tình yêu trong sáng của họ khi từ chối đơn xin chiếu khán và quyết định hoàn trả đơn bảo lãnh về lại cơ quan di trú tại Hoa Kỳ.

 

Hỏi-Đáp Di Trú:

 

Hỏi 1:  Sau khi đến Hoa Kỳ, nếu người hôn thê/hôn phu bị ngược đãi hay bỏ bê, có cách nào để xin thẻ xanh một mình không?

 

Đáp: Trong một ít trường hợp người bị ngược đãi hay bị bỏ rơi có thể tự xin thẻ xanh mà không cần người bảo lãnh hợp tác.  Dĩ nhiên việc này đòi hỏi nhiều chứng cứ bị bạo hành.

 

Hỏi 2:  Sở di trú chỉ thông báo về những quy định mới vào ngày 13 tháng 6, 2006 nhưng những hồ sơ nộp từ tháng 3, 2006 vẫn bị ảnh hưởng.  Khi nào thì những người bảo lãnh này mới nhận thư đòi bổ túc giấy tờ của sở di trú?

 

Đáp:  Tat cả những hồ sơ nộp sau ngày 6 tháng 3, 2006 đều phải đáp ứng quy định mới.   Người bảo lãnh sẽ nhận thư đòi bổ túc giấy tờ của sở di trú nội trong nay mai mà thôi.

 

Những người bảo lãnh phải dùng mẫu đơn mới ấn hành vào tháng 5-2006, vì mẫu cũ sẽ không được thâu nhận.

 

Quý độc giả quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân muốn có thêm tin tức cập nhật, xin theo dõi qua báo chí hay đón nghe chương trình phát thanh của chúng tôi vào mỗi tối thứ Tư từ 7PM và sáng Chủ Nhật từ 11:00AM, trên các làn sóng 680AM, 1430AM, 1500AM, và 106.3FM. Hoặc quý vị liên lạc với một trong những văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: (714) 890-9933 , San Jose (408) 294-3888, Oakland-San Francisco: (510) 533-8228, Sacramento (916) 393-3388 hay qua Email: info@rmiodp.com.

Thứ Sáu, 20 Tháng Bảy 2007(Xem: 123091)
Du học Mỹ đã trở thành một hoài bão, một mục tiêu cháy bỏng đối với rất nhiều bạn trẻ ngày nay. Thế nhưng, chọn được một ngành học tốt, một trường đại học có chất lượng nơi xứ người quả là một việc không dễ dàng đối với các bạn học sinh-sinh viên trong nước do thiếu các nguồn thông tin đáng tin cậy.
Thứ Năm, 12 Tháng Bảy 2007(Xem: 119757)
Du học Mỹ đã trở thành một hoài bão, một mục tiêu cháy bỏng đối với rất nhiều bạn trẻ ngày nay. Thế nhưng, chọn được một ngành học tốt, một trường đại học có chất lượng nơi xứ người quả là một việc không dễ dàng đối với các bạn học sinh-sinh viên trong nước do thiếu các nguồn thông tin đáng tin cậy.
Thứ Năm, 28 Tháng Sáu 2007(Xem: 121372)
Dự luật Cải tổ Di trú Toàn diện được đặt số mới là S-1639, và hy vọng sẽ được đem ra thảo luận tiếp tuc vào tuần lễ cuối tháng 6, 2007, và một số người kỳ vọng dự luật sẽ được thông qua vào trước ngày Lễ Độc Lập Hoa Kỳ, 4 tháng 7 tới.
Thứ Năm, 21 Tháng Sáu 2007(Xem: 124562)
Dự luật Cải Tổ Di Trú 2007 đang gặp bế tắc tại quốc hội, chương trình chiếu khán (visa) "Y" sẽ bắt đầu cấp phát sau khi biên giới Mễ Tây Cơ - Hoa Kỳ được củng cố về an ninh. Điều này có nghĩa là bức tường biên giới sẽ phải hoàn tất, số nhân viên kiểm soát biên phòng phải được gia tăng, và các phương tiện an ninh kỹ thuật phải được chuẩn bị sẵn sàng.
Thứ Sáu, 15 Tháng Sáu 2007(Xem: 129455)
Chưa rõ các cộng đồng di dân khác phản ứng ra sao, tuy nhiên cộng đồng người Việt tại Hoa Kỳ đã phản ứng khá mạnh mẽ về những đề nghị cải tổ di trú của Thượng viện liên quan đến việc bảo lãnh đoàn tụ gia đình. Trong vài tuần lễ qua, gần một nửa những liên lạc với Văn phòng Robert Mullins International
Thứ Sáu, 08 Tháng Sáu 2007(Xem: 120539)
Vừa qua, chúng ta đã có dịp nói về Hệ thống Tính điểm cho các loại chiếu khán (visa) di dân đang được bàn thảo tại Quốc hội Hoa Kỳ. Với hệ thống tính điểm này, tất cả đương đơn xin chiếu khán di dân sẽ được duyệt xét dựa trên lý lịch và tiêu chuẩn, và sự hiện diện của người thân ở Hoa Kỳ chỉ được tính 10% số điểm. Điều này cho thấy người thân tại Hoa Kỳ chưa hẳn là người bảo lãnh theo đúng nghĩa của nó như trước đây.
Thứ Sáu, 01 Tháng Sáu 2007(Xem: 115356)
Điều duy nhất mà chúng ta biết được hiện nay về những dự luật cải tổ di trú tại quốc hội là chúng sẽ phải trải qua rất nhiều sự thay đổi cho đến khi những dự luật sau cùng được trình Tổng thống phê chuẩn vào tháng Tám năm nay. Mọi viễn ảnh của các dự luật này vẫn còn đang được tranh luận, nhiều vấn đề còn gay gắt đến độ Thượng viện phải ngưng hẳn một tuần để giảm không khí căng thẳng.
Thứ Sáu, 25 Tháng Năm 2007(Xem: 114791)
Dự luật cải tổ di trú được đệ trình bởi Thượng viện Hoa Kỳ tuần qua cho thấy có vẻ như phía đảng Dân Chủ muốn dọn đường cấp Thẻ Xanh cho khoảng 12 triệu ngoại kiều cư ngụ bất hợp pháp tại Hoa Kỳ, và phía đảng Cộng Hòa chuộng việc di trú dựa trên hệ thống có giá trị, hơn là những ràng buộc gia đình.
Thứ Sáu, 18 Tháng Năm 2007(Xem: 122174)
Đầu tiên là sự kiện giá xây dựng trồi sụt tùy số lượng di dân bất hộp pháp nhập cảnh. Ngành xây cất ở Hoa Kỳ là nơi chứa chấp nhiều người Mễ Tây Cơ nhập cư lậu vào Mỹ, nhiều nhứt. Người Mễ Tây Cơ nhập cư lậu dễ kiếm việc và kiếm được tiền. Những chủ thầu kiến trúc dễ kiếm công nhân lao động phổ thông, trả tiền công rẻ.
Thứ Năm, 10 Tháng Năm 2007(Xem: 113650)
Cãu trúc sau cùng của Đạo luật Cải tổ Di trú Toàn diện còn tùy vào các yếu tố chính trị. Khi các vị dân biểu quyết định về luật di trú mới, họ cũng sẽ nghĩ đến chuyện gì sẽ xảy ra liên quan đến cơ hội thắng các cuộc bầu cử năm 2008.