Đơn Xin Quốc Tịch Hoa Kỳ Phải Qua Điều Tra Của FBI

Thứ Hai, 03 Tháng Bảy 200600:00(Xem: 127588)
Đơn Xin Quốc Tịch Hoa Kỳ Phải Qua Điều Tra Của FBI

Mục di trú và bảo lãnh do Văn Phòng tham vấn di trú Robert Mullins International đảm trách hằng tuần, nhằm mục đích thông báo các tin tức thời sự liên quan đến vấn đề đoàn tụ gia đình, rất hữu ích cho quý vị nào quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân.  Mọi đóng góp ý kiến xin liên lạc 1-800-411-0495

 

Phòng Công Dân và Dịch Vụ Di Trú Hoa Kỳ (cơ quan USCIS) vừa phổ biến một bản thông tin nội bộ liên quan đến việc điều tra của Cơ Quan Điều Tra Liên Bang (FBI) đang làm chậm lại việc cứu xét xin nhập tịch Hoa Kỳ của các thường trú nhân đang sống trên đất Mỹ.

 

Thêm vào việc đòi hỏi các đương đơn phải đi lấy dấu vân tay như thường lệ, cơ quan di trú USCIS sẽ gửi các thông tin của đương đơn cho cơ quan FBI để điều tra thêm về lý lịch, được gọi là "điều tra tên họ" của đương đơn. Phần lớn thời gian cần thiết để điều tra về tên họ được hoàn tất trong vòng vài tuần, và tất cả thủ tục điều tra, nói chung, thường được hoàn tất trong 6 tháng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, việc điều tra tên họ có thể kéo dài đến vài năm mới có thể hoàn tất. Việc điều tra chậm trễ sẽ làm thủ tục xin quốc tịch sẽ chậm hơn trước đây, và đơn xin sẽ không thể được giải quyết cho đến khi việc điều tra lý lịch cá nhân hoàn tất.

 

Theo luật di trú, nếu đơn xin nhập tịch kéo dài quá 120 ngày để duyệt xét, kể từ ngày đương đơn đậu phần thi trắc nghiệm nhập tịch, đương đơn có quyền đệ đơn khiếu nại ra một tòa án liên bang và một vị thẩm phán có thể quyết định đơn nhập tịch này (chiếu theo điều luật  336(b) của đạo luật di trú INA). Các đương đơn mới đây đã nộp đơn khiếu nại theo đạo luật vừa nói  phải nộp ở nơi họ đã hoàn tất cuộc phỏng vấn thi nhập tịch, nhưng đã chờ quá 120 ngày kể từ lúc phỏng vấn, và cũng phải nộp khiếu nại nơi đơn xin quốc tịch của họ đang được duyệt xét chậm trễ do việc điều tra tên họ của FBI.

 

Bản thông tin nội bộ của cơ quan di trú USCIS còn cho biết rằng các tòa án sẽ không chấp thuận các đơn xin quốc tịch đang bị trì hoãn nếu lý lịch cá nhân của các đương đơn chưa có kết quả, và chỉ có thể, trong vài trường hợp, cho cơ quan FBI và USCIS một thời hạn nào đó phải giải quyết những hồ sơ có thể kéo dài việc kiểm tra đến 4 năm. Để tránh việc các đương đơn gửi khiếu nại theo điều luật 336 (b), cơ quan di trú USCIS sẽ kéo dài thời gian hẹn phỏng vấn thi quốc tịch cho đến khi những cuộc điều tra lý lịch cá nhân hoàn tất, kể cả cuộc điều tra tên họ của cơ quan FBI. Đối với những đơn khiếu nại theo điều luật kể trên đã được nộp và đang được duyệt xét, cơ quan USCIS nói rằng họ luôn bảo vệ quan điểm của họ và tin tưởng rằng tòa án sẽ không chấp thuận đơn nhập tịch nếu các cuộc điều tra an ninh cần thiết chưa hoàn tất.

 

Bản thông tin nội bộ còn ghi chú rằng sẽ không giảm bớt thời gian chậm trễ do việc điều tra của cơ quan FBI, nhưng sẽ cố gắng giới hạn việc khiếu nại của các đương đơn.

 

Đây không thể là một tin vui đối những đương đơn đang mong muốn nhập tịch Hoa Kỳ, ngoài những lợi ích từ xã hội, còn liên quan đến việc bảo lãnh thân nhân nhanh chóng hơn.

 

Ngoài những luật mới về lý lịch cá nhân cần điều tra, trong buổi tham luận mới đây, Văn phòng Robert Mullins International  đã trình bày về luật mới liên quan đến việc điều tra lý lịch người bảo lãnh diện hôn thê/hôn phu (fiancee).

 

Ngày 13 tháng 6 năm 2006 vừa qua, Phòng Công Dân Và Dịch Vụ Di Trú (USCIS) đã gửi một công báo cho biết để thực thi các điều khoản của Đạo Luật Quy Định Các Nhà Môi Giới Hôn Nhân Quốc Tế 2005, cơ quan này sẽ cần gửi thêm những thư "Yêu cầu bằng chứng" cho hơn 10.000 Đơn Bảo Lãnh Hôn Thê/Hôn Phu (Mẫu đơn I-129F) hiện đang được duyệt xét tại các trung tâm dịch vụ của USCIS. Cơ quan USCIS sẽ bắt đầu ngay việc gửi thư "Yêu cầu bằng chứng" đến những người bảo lãnh được yêu cầu và những người này sẽ dùng mẫu "Yêu cầu bằng chứng" đã được chấp thuận bởi Văn Phòng Quản Trị Và Ngân Sách.

 

Tất cả những đơn bảo lãnh diện hôn thê/hôn phu đã nộp từ ngày hoặc sau ngày 6 tháng 3 năm 2006 phải được bổ túc thêm những thông tin thỏa theo những đòi hỏi các bằng chứng mới của văn Phòng Quản Trị Và Ngân Sách. Để giải quyết đơn bảo lãnh đang được duyệt xét nhanh và hữu hiệu, cơ quan USCIS đang gửi thư "Yêu cầu bằng chứng" để yêu cầu người bảo lãnh cung cấp thêm những thông tin, bao gồm những dữ kiện về quá trình phạm tội của một người bảo lãnh (nếu có). Những chi tiết liên quan đến việc xin miễn trừ làm việc này của những người bảo lãnh bị ảnh hưởng bởi luật mới kể trên cũng được ghi trên thư "Yêu cầu bằng chứng". Mẫu đơn mới I-129F có thêm những phần thay đổi sẽ được phổ biến vào cuối tháng 6 này.

 

LỊCH CẤP CHIẾU KHÁN DI DÂN TÍNH ĐẾN THÁNG 07-2006

 

A- IR-1, IR-2, IR-5 (Vợ, con vị thành niên, cha- mẹ của công dân Hoa Ky, luôn luôn hiệu lực)

B- Ưu tiên F1-1:            Xét đến 01-01-2000 (Thut lui 14 thang)

C- Ưu tiên F2-A:           Xét đến 01-09-1999 (Thụt lùi hơn 18 tháng)

D- Ưu tiên F2-B:           Xét đến 22-08-1996 (Tăng 3 tuần)

E- Ưu tiên F3:               Xét đến 22-08-1998 (Tăng 1 tuần)

F- Ưu tiên F4:               Xét đến 01-05-1995 (Tăng 8 tuần)

G- Tu Sĩ-SR:                 Luôn luôn hiệu lực

 

Quý độc giả quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân muốn có thêm tin tức cập nhật, xin theo dõi qua báo chí hay đón nghe chương trình phát thanh của chúng tôi vào mỗi tối thứ Tư từ 7PM và sáng Chủ Nhật từ 11:00AM, trên các làn sóng 860AM, 1430AM, 1500AM, và 106.3FM. Hoặc quý vị liên lạc với một trong những văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: (714) 890-9933 , San Jose (408) 294-3888, Oakland-San Francisco: (510) 533-8228, Sacramento (916) 393-3388 hay qua Email: info@rmiodp.com.

 

=END=

Thứ Tư, 31 Tháng Ba 2010(Xem: 104035)
T rong những cuộc phỏng vấn xin chiếu khán (visa) ở Sài Gòn hiện nay, những hồ sơ diện hôn phu-thê (fiancée) kém lợi thế khoảng 50% so với những hồ sơ bảo lãnh diện vợ chồng. Và khi hai người chưa kết hôn, nhân viên lãnh sự thường chẳng do dự cho lắm khi quyết định từ chối một hồ sơ hôn phu-thê và trả đơn bảo lãnh về cho sở di trú ở Hoa Kỳ.
Thứ Tư, 17 Tháng Ba 2010(Xem: 110739)
Trong tuần qua, Tổng thống Obama đã gặp gỡ hai Thượng nghị sĩ Schumer and Graham và hài lòng về những tiến bộ trong việc thực hiện một đề nghị chấn chỉnh hệ thống di trú thất bại trong thời gian qua.
Thứ Tư, 10 Tháng Ba 2010(Xem: 108278)
C hiếu khán tạm cư nhân đạo được dùng để cấp cho những người không hợp lệ xin chiếu khán di dân hoặc phi di dân nhưng có tình trạng khẩn cấp và nhu cầu đến Hoa Kỳ. Đây là một loại chiếu khán tạm thời dựa trên những lý do nhân đạo khẩn cấp.
Thứ Tư, 03 Tháng Ba 2010(Xem: 105213)
T heo Đài Á Châu Tự Do, bản phúc trình Open Doors 2008 của Học Viện Giáo Dục Quốc Tế ở Mỹ, cho thấy con số du học sinh Việt Nam sang Hoa Kỳ tăng lên từng năm, từ hơn một ngàn rưỡi năm 1998-1999 nay vượt trên tám ngàn trong thời điểm 2007-2008.
Thứ Tư, 24 Tháng Hai 2010(Xem: 102530)
K hi Lãnh sự Hoa Kỳ hoặc Sở di trú nghi ngờ một cuộc hôn nhân gian dối, họ có thể từ chối cấp chiếu khán (visa) hoặc Thẻ Xanh nếu họ nghĩ rằng hai người này không sống chung như vợ chồng, hoặc sống riêng biệt quá lâu.
Thứ Tư, 17 Tháng Hai 2010(Xem: 106594)
L iệu Lãnh sự Hoa Kỳ tại Sài Gòn có thể cấp chiếu khán (visa) di dân cho một người đã từng phạm tội không? Cây trả lời là còn tùy loại phạm tội và thời gian thọ án trong tù.
Thứ Tư, 10 Tháng Hai 2010(Xem: 103092)
T rong suốt thời kỳ kinh tế suy thoái hiện nay, thật không dễ dàng thuyết phục cộng đồng người Mỹ rằng việc di trú và hợp pháp hóa là những cách tốt nhất để phục hồi kinh tế.
Chủ Nhật, 07 Tháng Hai 2010(Xem: 102903)
C hiếu Khán (Visa) Di Dân là chiếu khán thường trú mang lại Thẻ Xanh cho các đương đơn sau khi họ đến Hoa Kỳ vài tháng. Thẻ Xanh dành cho người di dân được bảo lãnh theo diện gia đình và cho người di dân muốn thường trú tại Hoa Kỳ theo diện nghề nghiệp.
Thứ Tư, 27 Tháng Giêng 2010(Xem: 101954)
T uần này, chúng ta sẽ tiếp tục chủ đề các chiếu khán (visa) Phi-di-dân. Trước hết, chúng ta nói đến chiếu khán L.
Thứ Tư, 20 Tháng Giêng 2010(Xem: 99447)
T rong buổi hội thoại di trú hôm nay, chúng ta sẽ điểm lại một số chiếu khán phi di dân có thể cấp cho các công dân ở Việt Nam.