Những Điều Cần Biết Khi Nhập Tịch Hoa Kỳ (phần 3)

Thứ Sáu, 08 Tháng Chín 200600:00(Xem: 127669)
Những Điều Cần Biết Khi Nhập Tịch Hoa Kỳ (phần 3)

Mục di trú và bảo lãnh do Văn Phòng tham vấn di trú Robert Mullins International đảm trách hằng tuần, nhằm mục đích thông báo các tin tức thời sự liên quan đến vấn đề đoàn tụ gia đình, rất hữu ích cho quý vị nào quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân.  Mọi đóng góp ý kiến xin liên lạc 1-800-411-0495

Làm Sao Trẻ Em Có Thể Nhập Tịch Hoa Kỳ

Một đứa trẻ sinh ở ngoại quốc trước cha mẹ trở thành công dân Mỹ không đương nhiên trở thành công dân Hoa Kỳ khi cha mẹ được nhập tịch.

Trẻ em muốn nhập tịch cần phải theo đúng một số đòi hỏi bắt buộc và cha mẹ phải nộp đơn cho Sở Di Trú (INS trước đây) hay Phòng Công Dân Và Các Dịch Vụ Di Trú Hoa Kỳ (USCIS) hiện nay để xin quốc tịch Hoa Kỳ cho con cái của họ.

- Tình trạng thứ nhất: Một thường trú nhân bảo lãnh con của họ đến Hoa Kỳ. Đứa trẻ dưới 18 tuổi. Sau khi đứa trẻ đến Hoa Kỳ như người di dân, cha mẹ trở thành công dân Mỹ. Sau đó, đứa trẻ có thể được quốc tịch hóa.

- Tình trạng thứ hai: Cha mẹ ở Hoa Kỳ trở thành công dân Mỹ sau khi đứa trẻ ra đời ở nước ngoài. Người cha bảo lãnh cho con và sau đó người con đến Hoa Kỳ như người di dân. Cha mẹ có quốc tịch kể trên có thể xin quốc tịch Mỹ cho con của họ bất cứ lúc nào trước khi đứa trẻ đến 18 tuổi.

Xin tóm tắt luật như sau:

1/ Đứa trẻ phải dưới 18 tuổi và phải được nuôi dưỡng hợp pháp bởi cha mẹ.

2/ Cơ quan di trú phải nhận đơn xin quốc tịch của đứa trẻ trước khi chúng 18 tuổi. Nếu đơn đến trễ, dù chỉ 1 ngày, đứa con phải đợi nộp đơn xin quốc tịch sau khi đã cư ngụ ở Hoa Kỳ đủ 5 năm.

3/ Đứa trẻ phải cư ngụ thường xuyên ở Hoa Kỳ, với thẻ thường trú nhân (tức Thẻ Xanh).

4/ Đứa trẻ phải chung sống với cha mẹ. Nếu cha mẹ ly thân hoặc ly dị, và đứa con phải sống với người cha, hoặc mẹ có Thẻ Xanh, thì đứa trẻ sẽ không hợp lệ để nộp đơn xin quốc tịch, cho đến khi đứa trẻ cư ngụ ở Hoa Kỳ đủ 5 năm.

Việc đòi hỏi phải ở Hoa Kỳ đủ 5 năm mới có thể xin nhập tịch Hoa Kỳ không áp dụng cho những trường hợp kể trên. Mẫu đơn để xin nhập quốc tịch Mỹ là N-400.

Thay Đổi Nội Dung Thi Quốc Tịch Hoa Kỳ

Ngày 13 tháng 3 năm 2003, cơ quan di trú USCIS đã loan báo việc tiến hành một dự án thí nghiệm nhằm tiêu chuẩn hóa các cuộc thi trắc nghiệm về sự hiểu biết Anh ngữ, Chính phủ và Lịch sử Hoa Kỳ, của các đương đơn muốn xin nhập quốc tịch Hoa Kỳ. Giai đoạn đầu tiên của việc thí nghiệm gồm hai bước này sẽ tập trung vào việc trắc nghiệm phần Anh ngữ. Phòng Công Dân và Dịch Vụ Di Trú đang làm việc với một cơ quan chuyên về thi trắc nghiệm để thực hiện nỗ lực trên.

Ông William R. Yates, thừa uỷ nhiệm Phụ tá Giám đốc các Công tác của Phòng Công Dân và Dịch Vụ Di trú Hoa Kỳ, cho biết: "Mục đích lâu dài là tìm ra một cuộc thi trắc nghiệm công bằng, thích hợp và phong phú cho các đương đơn xin nhập tịch trên toàn quốc". Ông Yates còn nói rằng: "Ưu tiên của Phòng Công Dân và Dịch Vụ Di Trú Hoa Kỳ là bảo đảm rằng chúng tôi sẽ thực hiện nhiều hơn những gì  mà qúy vị  trông đợi và việc này tạo nên một sân chơi đúng đắn cho những ai muốn trở thành công dân Hoa Kỳ".

Về phần thử nghiệm Anh ngữ, các đương đơn xin nhập tịch sẽ được yêu cầu trả lời một cuộc trắc nghiệm vào cuối buổi phỏng vấn thi nhập tịch như trước đây. Việc thử nghiệm này bao gồm những câu hỏi được soạn thảo để rà khả năng đọc, viết và nói chuyện. Những câu trả lời của đương đơn sẽ không ảnh hưởng gì đến kết quả cuộc phỏng vấn.

Để trở thành công dân Hoa Kỳ, đương đơn phải thể hiện sự hiểu biết căn bản về Anh ngữ, kể cả khả năng viết và đọc tiếng Anh. Họ cũng phải thể hiện sự hiểu biết cơ bản về chính phủ và lịch sử Hoa Kỳ.

Hiện nay, những người nộp đơn thi quốc tịch Mỹ được trắc nghiệm về những tiêu đề như đã kể trong cuộc phỏng vấn trắc nghiệm quốc tịch. Những câu hỏi trắc nghiệm phần lớn đều trích từ một bản câu hỏi khá dài đã được phê chuẩn, nhưng vẫn chưa có một mô thức trắc nghiệm nào được tiêu chuẩn hóa trong việc tiến hành đặt các câu hỏi. Kết quả cho thấy nội dung và phương pháp trắc nghiệm có thể thay đổi từ nhân viên này sang nhân viên khác, và từ văn phòng này đến văn phòng khác.

Ông Gerri Ratliff, Giám đốc Chương trình của Phòng Công Dân và Dịch Vụ Di Trú, nhấn mạnh rằng: "Dù qúy vị đang nộp đơn xin thi quốc tịch ở Sacramento hay San Antonio, qúy vị sẽ có những mong đợi về cuộc thi  giống nhau". Ông còn cho biết nỗ lực thay đổi về việc thi quốc tịch "không chỉ là vấn đề công bằng mà còn giúp cho đương đơn an tâm khi đến một cuộc thi được chuẩn chuẩn bị hoàn toàn chu đáo".

Đơn Xin Quốc Tịch Hoa Kỳ Phải Qua Điều Tra Của FBI

Vào tháng 7-2006 vừa qua, Phòng Công Dân và Dịch Vụ Di Trú Hoa Kỳ đã phổ biến một bản thông tin nội bộ liên quan đến việc điều tra của Cơ Quan Điều Tra Liên Bang (FBI) đang làm chậm lại việc cứu xét xin nhập tịch Hoa Kỳ của các thường trú nhân đang sống trên đất Mỹ.

Thêm vào việc đòi hỏi các đương đơn phải đi lấy dấu vân tay như thường lệ, cơ quan di trú USCIS sẽ gửi các thông tin của đương đơn cho cơ quan FBI để điều tra thêm về lý lịch, được gọi là "điều tra tên họ" của đương đơn. Phần lớn thời gian cần thiết để điều tra về tên họ được hoàn tất trong vòng vài tuần, và tất cả thủ tục điều tra, nói chung, thường được hoàn tất trong 6 tháng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, việc điều tra tên họ có thể kéo dài đến vài năm mới có thể hoàn tất. Việc điều tra chậm trễ sẽ làm thủ tục xin quốc tịch sẽ chậm hơn trước đây, và đơn xin sẽ không thể được giải quyết cho đến khi việc điều tra lý lịch cá nhân hoàn tất.

Hỏi Đáp Di Trú

- Hỏi: Tôi muốn nộp đơn thi quốc tịch Mỹ, xin cho biết tôi phải hội đủ những điều kiện căn bản nào?

- Đáp: Trước hết, muốn điền mẫu đơn N-400 để xin vào quốc tịch Hoa Kỳ, bạn phải trên 18 tuổi. Sau đó, bạn phải là một trong hai trường hợp sau đây:

Một là, bạn sống thường trú ở Mỹ ít nhất 5 năm;

Hai là, bạn sống thường trú ở Mỹ ít nhất 3 năm, với cùng một người hôn phối mà bạn đã kết hôn trong 3 năm qua. Người hôn phối này phải là công dân Mỹ ít nhất 3 năm.

- Hỏi: Mẹ tôi đã lớn tuổi và không thông hiểu tiếng Anh. Làm sao mẹ tôi có thể xin vào quốc tịch Mỹ?

- Đáp: Theo luật định, những người nộp đơn thi quốc tịch Mỹ sẽ trải qua các kỳ thi trắc nghiệm khác nhau tuỳ theo tuổi tác và thời gian sinh sống thường trú tại Hoa Kỳ. Nếu mẹ của bạn trên 50 tuổi và đã là thường trú nhân ít nhất 20 năm, hoặc đã trên 55 tuổi và sống thường trú tại Hoa Kỳ ít nhất 15 năm, thì bà sẽ không phải thi trắc nghiệm bằng Anh ngữ, nhưng mẹ của bạn sẽ phải thi trắc nghiệm bằng ngôn ngữ tự chọn; thí dụ như tiếng Việt Nam chẳng hạn.

Nếu mẹ của bạn trên 65 tuổi và đã sống thường trú ở Hoa Kỳ ít nhất 20 năm, bà sẽ không cần phải thi trắc nghiệm tiếng Anh, nhưng bà vẫn sẽ trải qua một kỳ thi nhưng với cách thức đơn giản hơn, với ngôn ngữ tự chọn, như tiếng Việt Nam chẳng hạn.

- Hỏi: Tôi phải nằm bệnh viện khi con gái tôi lên 18 tuổi, vì thế tôi không thể gửi đơn xin nhập tịch của con tôi đến cơ quan di trú đúng hạn được. Chúng tôi có thể xin cơ quan di trú miễn trừ cho trường hợp này không?

- Đáp: Tiếc thay, cơ quan di trú phải theo luật, và luật thì không thể miễn trừ. Con gái của bà phải đợi cho đến khi cô ấy thường trú ở Mỹ đủ 5 năm, và sẽ nộp đơn xin vào quốc tịch Mỹ.

- Hỏi: Tôi là công dân Hoa Kỳ nhưng vợ cũ của tôi chỉ là thường trú nhân. Cô ấy có quyền nuôi đứa con trai 14 tuổi của chúng tôi. Nhưng thực ra, con tôi thích sống với tôi hơn và hiếm khi gặp mẹ của nó. Tôi có thể nộp đơn xin quốc tịch cho con tôi được không?

- Đáp: Để bạn có thể nộp đơn N-600 xin quốc tịch cho con của bạn, bạn phải làm đơn xin tòa gia đình cho phép bạn được quyền nuôi con.

Quý độc giả quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân muốn có thêm tin tức cập nhật, xin theo dõi qua báo chí hay đón nghe chương trình phát thanh của chúng tôi vào mỗi tối thứ Tư từ 7PM và sáng Chủ Nhật từ 11:00AM, trên các làn sóng 68AM, 1430AM, 1500AM, và 106.3FM. Hoặc quý vị liên lạc với một trong những văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: (714) 890-9933 , San Jose (408) 294-3888, Oakland-San Francisco: (510) 533-8228, Sacramento (916) 393-3388 hay qua Email: info@rmiodp.com.

Thứ Tư, 08 Tháng Tư 2009(Xem: 90347)
Tuần này, chúng ta sẽ tiếp tục chủ đề các chiếu khán (visa) Phi-di-dân. Trước hết, chúng ta nói đến chiếu khán L.
Thứ Tư, 08 Tháng Tư 2009(Xem: 92483)
Tuần này, chúng ta sẽ tiếp tục chủ đề các chiếu khán (visa) Phi-di-dân. Trước hết, chúng ta nói đến chiếu khán L.
Thứ Tư, 01 Tháng Tư 2009(Xem: 95673)
Trong buổi hội thoại di trú hôm nay, chúng ta sẽ điểm lại một số chiếu khán phi di dân có thể cấp cho các công dân ở Việt Nam.
Thứ Tư, 25 Tháng Ba 2009(Xem: 100655)
Đơn xin từ bỏ một quyết định hay quy định (của sở di trú hoặc lãnh sự) là một yêu cầu cần phải có để được nhập cảnh (hoặc tái nhập cảnh Hoa Kỳ), sẽ do đương đơn xin chiếu khán (visa) di dân nộp, vì người này không còn hợp lệ để nhập cảnh Hoa Kỳ.
Thứ Tư, 18 Tháng Ba 2009(Xem: 97438)
Hầu hết các đương đơn xin chiếu khán di dân đều được duyệt xét trên căn bản liên hệ gia đình. Sau khi sở di trú chấp thuận đơn bảo lãnh, hồ sơ này sẽ được chuyển đến Trung Tâm Chiếu Khán Quốc Gia (tức NVC), trực thuộc Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ.
Thứ Tư, 18 Tháng Ba 2009(Xem: 96205)
Các thành viên quốc hội nhận thức rất rõ là bất kỳ dự tính nghiêm chỉnh nào trong việc cải tổ luật di trú sẽ cần sự đồng thuận của cử tri người La tinh, và với 12 triệu cử tri khác trong tương lai, những người đang sống bất hợp lệ tại Hoa Kỳ.
Thứ Tư, 04 Tháng Ba 2009(Xem: 100925)
Thẻ Cho Phép Tái Nhập Cảnh (Re-Entry Permit): Cho phép một thường trú nhân hay ngưòi thường trú có điều kiện có thể trở lại Hoa Kỳ mà không cần xin chiếu khán (visa) mới từ Lãnh sự Hoa Kỳ.
Chủ Nhật, 01 Tháng Ba 2009(Xem: 103292)
Đối với hàng ngàn chủ nhân Mỹ, chương trình cấp chiếu khán (visa) H1-B là phương cách chính yếu đưa người làm việc ngoại quốc có chuyên môn cao đến Hoa Kỳ làm việc trong thời gian ngắn hạn.
Thứ Sáu, 06 Tháng Hai 2009(Xem: 100546)
Chiếu khán EB-5:  Mỗi năm có 10.000 Chiếu Khán (Visa) EB-5 Dành Cho Những Người Đầu Tư. Vốn đầu tư được yêu cầu là 1 triệu Mỹ kim nếu địa bàn kinh doanh ở thành thị, mặc dù vố đầu tư 500.000 Mỹ kim vẫn được chấp thuận nhưng địa bàn kinh doanh sẽ là những vùng kinh tế đang còn trì trệ.
Thứ Bảy, 31 Tháng Giêng 2009(Xem: 96973)
Trong năm 2009, chúng ta có thể thấy một số dự luật di trú được thông qua, nhưng có lẽ chúng ta sẽ không thấy điều gì "gay cấn" như Đạo Luật Cải Tổ Di Trú đã được bàn thảo tại quốc hội trong hai năm qua.