Tình Trạng Phụ Nữ Di Dân Trên Thế Giới (phần 2)

Thứ Năm, 21 Tháng Chín 200600:00(Xem: 112496)
Tình Trạng Phụ Nữ Di Dân Trên Thế Giới (phần 2)

Mục di trú và bảo lãnh do Văn Phòng tham vấn di trú Robert Mullins International đảm trách hằng tuần, nhằm mục đích thông báo các tin tức thời sự liên quan đến vấn đề đoàn tụ gia đình, rất hữu ích cho quý vị nào quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân.  Mọi đóng góp ý kiến xin liên lạc 1-800-411-0495


Kỳ trước, Văn phòng Tham vấn Di trú Robert Mullins International đã trích đăng phần đàu bài viết của ký giả Phương Anh của đài Á Châu Tự Do, phổ biến ngày 13/9/2006, để chúng ta có thể tìm hiểu thêm về thực trạng của người phụ nữ di dân trên thế giới.
Vào ngày thứ tư, 6 tháng 9 vừa qua, Quỹ Dân Số Thế Giới đã tổ chức hội thảo và phát hành tài liệu báo cáo về tình trạng của những phụ nữ di dân ngày nay ở các nước phát triển. Đây là một công trình rất quan trọng vì nó nói lên những bất công mà phụ nữ di dân đang phải gánh chịu.

Trong phần một của bài "Tình Trạng Phụ Nữ Di Dân Trên Thế Giới", chúng ta đã được biết một điều thực tế rất quan trọng là đối với họ sự di dân là đi tìm một lối thoát, một sự tự do cho chính họ và gia đình của họ. Có đến 95 % phụ nữ di dân hiện là những thành phần kinh tế chính của một số đông các quốc gia và ngay tại Hoa Kỳ. Họ là những người đi làm kiếm tiền để gửi về cho gia đình và con cái của họ còn đang ở quê nhà. Trong năm 2005, số tiền mà những phụ nữ di dân đã gửi về cho gia đình của họ lên đến 232 tỷ Mỹ kim. Thế nhưng, hình như ít có ai để ý đến điều này. Những phụ nữ di dân này đang bị kỳ thị vì chủng tộc, vì tuổi tác hoặc bị phân biệt đối xử vì họ đến từ quốc gia nào đó.

Chúng ta cũng được biết thảm trạng của nhiều phụ nữ di dân bị lạm dụng về tình dục. Nhiều người phải làm việc rất nhiều giờ với đồng lương rất thấp. Có những phụ nữ di dân đã bị chồng đánh đập hành hung nhưng không dám rời bỏ người phối ngẫu vì họ bị lệ thuộc trong vấn đề hợp pháp thường trú khi mới chỉ có Thẻ Xanh 2 năm. Có những phụ nữ mang thai và bị bỏ rơi, rồi cũng không được chăm sóc đầy đủ về y tế.

Phụ nữ di dân còn là nạn nhân của những kẻ buôn người trong thế kỷ 21 này. 85% nạn nhân của bọn buôn người là phụ nữ và trẻ em. Hầu hết đều bị bán vào ổ mãi dâm, làm nô lệ tình dục... Họ đều được hứa hẹn sẽ có việc làm tốt trước khi di dân nhưng cuối cùng họ lại rơi vào tình trạng vô cùng thê thảm. Có những phụ nữ phải lao động cật lực trong các nhà máy, và đã bị lừa cùng với những đàn ông di dân đến làm việc vô cùng cực khổ trong những nông trại. Họ khó lòng thoát ra được vì bị bọn buôn người tìm cách canh giữ hay buộc phải ký giấy nợ .

Nữ dân biểu ở bang New York, bà Carolyn Maloney, người đã ủng hộ rất nhiều cho việc hoàn tất công trình nghiên cứu về những phụ nữ di dân, đã cho biết thêm là hiện nay, chính phủ Hoa Kỳ rất quan tâm đến vấn đề này. Là một trong những người đóng vai trò hàng đầu trong việc thảo những dự luật để chống lại tệ buôn bán phụ nữ, bà nói:

"Đã có nhiều luật được thông qua trong tháng giêng vừa qua. Nhất là việc cấm việc buôn bán tình dục. Tôi cũng làm việc với quốc hội về chuyện kiểm tra các khoản kinh doanh của những tổ chức mua bán tình dục. Trong nhiều năm qua, tôi đã làm việc với chính quyền New York để đóng cửa các "tour tình dục" mà cơ sở chính của họ đặt tại New York, chẳng hạn như "Big Apple Tour", họ đã quảng cáo là nếu ai đi tour của họ, sẽ được cung cấp các cô trinh nữ trẻ của Thái Lan, Philippines...

Trong năm vừa qua, tôi đã yêu cầu chính phủ phải có ra luật nghiêm khắc hơn là những bọn buôn người ngoài chuyện đi tù tăng thêm tối đa 10 năm, tiền phạt tăng thêm từ 35 ngàn đến 50 ngàn. Sở thuế IRS sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc này và những nạn nhân chịu làm nhân chứng sẽ được bồi hoàn.

Vai trò của người làm luật

Cũng có mặt trong buổi công bố tài liệu này, bà Kathleen Newland, giám đốc của Viện Nghiên Cứu Chính Sách về Di dân, trụ sở ở Washington D.C. đã nhấn mạnh đến vai trò của các nhà làm luật. Bà nói:

"Bản báo cáo này có giá trị rất tốt vì đây là lần đầu tiên những vấn đề của phụ nữ di dân được phổ biến rộng rãi. Những ai quan tâm đến vấn đề phụ nữ di dân đều được biết rằng càng ngày vai trò của họ trở nên quan trọng ở các nước phát triển. Mặt khác, đã có những báo cáo về sự thiệt thòi của họ nhưng không được phổ biến rộng rãi.

Những thiệt thòi của họ không ai chú ý tới. Tài liệu này sẽ giúp cho những nhà làm chính sách hiểu biết rõ hơn, nhưng như quí vị cũng biết, không dễ gì để thông qua một điều luật nào đó để bênh vực cho những người di dân, huống hồ họ lại là những phụ nữ nữa, và càng khó khăn hơn đối với những phụ nữ không có giấy tờ, chẳng hạn như những phụ nữ vượt biên giới vào Mỹ, hoặc bị bọn buôn người đưa đến. Tôi thiết nghĩ rằng, đã đến lúc các nhà làm luật cần phải tìm ra một giải pháp để bảo vệ cho họ."

Riêng với giáo sư Susan Forbes Martin, hiện là khoa trưởng khoa Di dân Quốc Tế của trường đại học Georgetown, thì nhắc đến vấn đề an sinh xã hội của phụ nữ di dân hiện đang có mặt tại các nước phát triển, trong đó có Hoa Kỳ. Bà nói: "Tôi muốn nhấn mạnh đến điểm quan trọng mà chúng ta cần phải chú ý đến: Đó là đời sống của những phụ nữ di dân hiện đang có mặt ở những nước phát triển. Vì trở ngại về ngôn ngữ, họ không được trợ giúp về an sinh, về sức khoẻ. Những phụ nữ đang là nạn nhân của bọn buôn người không biết cách để tìm kiếm sự trợ giúp.

Tôi nghĩ rằng đã đến lúc chúng ta phải lên tiếng để yêu cầu chính phủ bảo vệ những quyền lợi của phụ nữ di dân, chẳng những về đời sống mà còn về kinh tế nữa. Thí dụ, những phụ nữ di dân gửi tiền về cho gia đình phải biết nơi nào gửi tốt nhất để không bị ăn chặn. Có những phụ nữ di dân khi đến các nước phát triển đã từng là những người có trình độ và kỹ thuật cao, thế nhưng họ bị thiệt thòi, bị bóc lột.

Thế nên, thật là cần thiết để làm sao giúp cho họ có một cơ hội tốt hơn để họ tự bảo vệ được chính bản thân họ. Tôi rất mừng là sau một thời gian dài, cơ quan UNFPA đã hoàn tất tài liệu quan trọng này. Nó sẽ giúp cho vấn đề của các phụ nữ di dân được quan tâm đến."

Tốn nhiều công sức

Trở lại với bà Maria Jose Acalá, sau khi đã tốn rất nhiều công sức để hoàn tất công trình nghiên cứu này, bà cho rằng:

"Tôi nghĩ rằng những phụ nữ di dân phải được bảo vệ về nhân quyền. Có nghĩa là phụ nữ di dân phải được đối xử công bằng như mọi người khác. Không một phụ nữ di dân nào phải chịu sự hành hung của các ông chồng bản xứ chỉ vì sợ bị trục xuất về nước, bị mất con... hay bị hành hạ bởi những chủ nhân. Tất cả phụ nữ di dân đều phải được hưởng quyền lợi về y tế, đều phải được chăm sóc tử tế và công bình."

Quí vị và các bạn vừa nghe những phát biểu của các phụ nữ đã đóng vai trò quan trọng trong việc cải tổ đời sống của những phụ nữ di dân trên toàn cầu. Ngày nay, hiện tượng các phụ nữ rời bỏ quê hương của mình để mưu sinh ở đất lạ quê người càng ngày càng tăng.

Hầu như mục đích di dân của họ là để kiếm tiền để gửi về cho gia đình còn ở quê nhà. Vậy mà biết bao thảm cảnh đã xảy ra cho chính bản thân họ. Không chỉ riêng những phụ nữ ở các nước Trung Mỹ, Châu Phi, Ấn Độ, Trung Hoa, Thái Lan, Philippines... mà còn cả ở Việt Nam cũng vậy.

Đã có hàng trăm trường hợp thương tâm xảy ra cho các phụ nữ Việt Nam ở trên xứ người. Thế nhưng, vì nhu cầu cuộc sống cho gia đình, vẫn có những phụ nữ chấp nhận rời bỏ quê hương để mong tìm một chân trời mới. Không biết đến bao giờ mới chấm dứt tình trạng này?

Quý độc giả quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân muốn có thêm tin tức cập nhật, xin theo dõi qua báo chí hay đón nghe chương trình phát thanh của chúng tôi vào mỗi tối thứ Tư từ 7PM và sáng Chủ Nhật từ 11:00AM, trên các làn sóng 68AM, 1430AM, 1500AM, và 106.3FM. Hoặc quý vị liên lạc với một trong những văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: (714) 890-9933 , San Jose (408) 294-3888, Oakland-San Francisco: (510) 533-8228, Sacramento (916) 393-3388 hay qua Email: info@rmiodp.com.

Thứ Hai, 17 Tháng Tư 2023(Xem: 5199)
(Robert Mullins International) Những người di dân Trung Quốc, lo lắng về kinh tế và áp bức chính phủ, đang thực hiện những hành trình nguy hiểm đến Hoa Kỳ với số lượng lớn hơn trước. Con số càng ngày càng tăng những người Trung Quốc vượt biên vào Hoa Kỳ mà không có chiếu khán, thường được thực hiện bằng các hành trình nguy hiểm qua một số quốc gia và dùng mạng xã hội làm hướng dẫn. Những gì chúng ta đang thấy bây giờ là những người thuộc tầng lớp bậc trung, họ chỉ cảm thấy rằng các cơ hội ở Trung Quốc đang giảm dần, và tình hình chính trị đã trở nên rủi ro hơn rất nhiều. Vì vậy, họ đang tìm mọi cách để thoát khỏi Trung Quốc.
Thứ Hai, 10 Tháng Tư 2023(Xem: 5118)
(Robert Mullins International) Có hiệu lực từ ngày 15 tháng 3 năm 2023, Sở Di trú và Nhập tịch Hoa Kỳ (USCIS) sẽ loại bỏ yêu cầu lấy dấu vân tay và lệ phí 85 Mỹ kim đối với những Đương đơn I-526E, Đơn xin di dân của các Nhà đầu tư Trung tâm vùng. Đương đơn không còn cần phải nộp lệ phí cho các dịch vụ lấy dấu vân tay cùng với Đơn I-526E của họ. Kể từ năm 2022, Sở Di Trú đã nhận được khoảng 980 đơn I-526E nộp kèm theo lệ phí lăn tay. Họ sẽ hoàn trả các khoản phí này trong thời gian tới. Người nộp đơn không cần phải liên hệ với Sở Di Trú để yêu cầu được hoàn lại tiền.
Chủ Nhật, 02 Tháng Tư 2023(Xem: 5050)
(Robert Mullins International) Đạo luật Liêm chính và Cải tổ EB-5 (RIA) năm 2022 hiện cho phép các nhà đầu tư EB-5 hợp lệ và các thành viên gia đình phụ thuộc của họ nộp Mẫu I-485, Đơn xin Điều chỉnh Tình trạng cùng lúc khi nhà đầu tư EB-5 nộp Mẫu I- 526E, Đơn xin di dân của Nhà đầu tư Trung tâm vùng, hoặc ở bất kỳ thời điểm nào trước khi Mẫu I-526 được duyệt xét. Đối với những nhà đầu tư EB-5 trực tiếp trên thế giới, bao gồm công dân Việt Nam, được nộp hồ sơ xin điều chỉnh cùng lúc khi họ đang có mặt hợp lệ tại Hoa Kỳ. Trước khi có RIA, các nhà đầu tư EB-5 cần phải đợi Mẫu I-526 đã được duyệt xét trước khi hợp lệ để nộp Mẫu I-485, tạo ra sự chậm trễ từ 2 đến 3 năm hoặc hơn.
Thứ Hai, 27 Tháng Ba 2023(Xem: 7729)
(Robert Mullins International) Điều gì xảy ra nếu bạn kết hôn với một công dân Hoa Kỳ trong khi đơn xin tị nạn của bạn đang chờ duyệt xét? Bài viết này sẽ thảo luận về các lựa chọn của bạn khi bạn có thể đủ điều kiện nhận được cả hai loại lợi ích di trú. Bạn có thể bị từ chối tị nạn nếu, chẳng hạn như, ở quốc gia của bạn có một nơi an toàn mà bạn có thể di chuyển đến. Đối với thẻ xanh diện hôn nhân, trong hầu hết các trường hợp, những người đủ điều kiện để điều chỉnh tình trạng và có mối quan hệ chân thật với vợ/chồng là công dân Hoa Kỳ sẽ có thể nhận được thẻ xanh mà không gặp nhiều khó khăn. Bạn sẽ gặp khó khăn trong việc chứng minh một cuộc hôn nhân chân thật nếu thời điểm có vẻ đáng ngờ? Câu trả lời cho câu hỏi này là: nó thì còn tuỳ. Đơn I-130 sẽ bị từ chối trừ phi người bảo lãnh (người vợ/hoặc chồng là công dân Hoa Kỳ) có thể chứng minh được rằng bạn và vợ/chồng Hoa Kỳ của bạn có một cuộc hôn nhân "thật sự".
Chủ Nhật, 19 Tháng Ba 2023(Xem: 5594)
Robert Mullins International) Việc nộp đơn xin một sổ thông hành mới trước khi đi du lịch nước nhttp://www.rmiodp.com/a1474/can-luu-y-gi-neu-ban-du-tinh-du-lich-vao-mua-he-goài có thể đặc biệt quan trọng nếu bạn cũng cần chiếu khán trong sổ thông hành mới. Nhiều quốc gia yêu cầu sổ thông hành của bạn phải còn giá trị ít nhất 3 tháng, thậm chí 6 tháng sau khoảng thời gian bạn dự kiến ở lại nước ngoài. Đầu năm 2023, các lần gia hạn thông thường mất 6-9 tuần và các lần gia hạn cấp tốc mất 3-5 tuần. Bây giờ, thông thường là 8-11 tuần và 5-7 tuần để duyệt xét nhanh, không bao gồm thời gian gửi thư. • SỔ thông hành gấp có thể được cấp trong vòng 3 ngày làm việc dành cho các trường hợp khẩn cấp sinh tử.
Chủ Nhật, 12 Tháng Ba 2023(Xem: 5337)
(Robert Mullins International) Ngày 20 tháng 2 năm 2023 Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho biết họ sẽ thiết lập một chương trình thí điểm cho phép một số người có chiếu khán không định cư được gia hạn chiếu khán mà không cần phải rời khỏi Hoa Kỳ. Chương trình thí điểm sẽ bắt đầu vào cuối năm nay và sẽ áp dụng cho việc gia hạn các chiếu khán không định cư diện H và L. Hiện tại, việc gia hạn (như là tất cả các chiếu khán không định cư ban đầu) phải được xin ở nước ngoài tại Đại sứ quán hoặc Lãnh sự quán Hoa Kỳ. Chương trình thí điểm sẽ là tin tức đáng hoan nghênh đối với những đương đơn xin gia hạn chiếu khán diện H, L và người sử dụng lao động của họ. Những đượng đơn này hiện phải chờ đợi lâu để được cấp chiếu khán với nguy cơ bị mắc kẹt ở nước ngoài và bị gián đoạn công việc trong khi chờ đợi.
Chủ Nhật, 05 Tháng Ba 2023(Xem: 5211)
Bạn có thể đủ điều kiện để được cấp chiếu khán diện ưu tiên thứ hai dựa trên việc làm nếu bạn là thành viên của các ngành nghề có bằng cấp cao hoặc tương đương, hoặc là một người có khả năng vượt trội. Công việc bạn ứng tuyển phải yêu cầu bằng cấp cao và bạn phải có bằng cấp đó hoặc bằng cấp nước ngoài tương đương (bằng cử nhân hoặc bằng cấp nước ngoài tương đương, cộng với 5 năm sau đại học, có kinh nghiệm làm việc lũy tiến trong lĩnh vực này). Bạn cần phải đáp ứng bất kỳ yêu cầu nào khác được quy định trong Chứng nhận lao động được áp dụng vào ngày nộp đơn (ngày ưu tiên). Chứng nhận lao động và Khả năng trả lương. Các đơn yêu cầu dựa trên việc làm ưu tiên thứ hai, thường phải đi kèm với Đơn xin giấy chứng nhận làm việc lâu dài (Application for Permanent Employment Certification) được chứng nhận từ Bộ Lao động (DOL) trên Mẫu ETA 9089, tuy nhiên, DOL cung cấp chứng nhận Blanket (Bảng A) trong một số trường hợp nhất định.
Chủ Nhật, 26 Tháng Hai 2023(Xem: 5373)
(Robert Mullins International) Cách tính tuổi theo Đạo luật bảo vệ tình trạng trẻ em dành cho các đương đơn xin điều chỉnh tình trạng ở Hoa Kỳ. Bản cập nhật này của Sở di trú nói về thời điểm chiếu khán di dân “có sẵn” nhằm mục đích tính tuổi theo Đạo luật Bảo vệ Tình trạng Trẻ em (CSPA) trong một số trường hợp nhất định. Đối với những người trẻ tuổi nộp đơn đang tìm kiếm thẻ xanh ở Hoa Kỳ, CSPA cung cấp một phương pháp để tính tuổi của một người không phải là công dân dựa trên ngày mà chiếu khán di dân có sẵn. Đương đơn phải nộp đơn trong vòng một năm kể từ ngày chiếu khán di dân có sẵn. Đối với những đương đơn xin Điều chỉnh, một năm đó bắt đầu dựa vào biểu đồ của “Ngày để nộp hồ sơ”. Bộ Ngoại giao ban hành Ngày đáo hạn (“Ngày hành động cuối cùng”) mỗi tháng và những ngày này đã được sử dụng để tính toán cho CSPA. Vào tháng 10 năm 2015, Bộ Ngoại giao bắt đầu ban hành hai biểu đồ trên Bảng thông cáo chiếu khán (Visa Bulletin).
Chủ Nhật, 19 Tháng Hai 2023(Xem: 5723)
Sở di trú Hoa Kỳ đã phát hành một tập cẩm nang bằng tiếng Việt hướng dẫn cho người di dân mới đến Hoa Kỳ. Nhận thấy có nhiều thông tin hữu ích cho người Việt mới định cư, bao gồm những thường trú nhân có điều kiện muốn duy trì quy chế thường trú, chúng tôi trích ra những mục hướng dẫn hữu dụng cho quý vị cùng chia sẻ. Trở về Hoa Kỳ mỗi năm 1 lần chưa đủ để duy trì tình trạng thường trú nhân của quý vị. Thường trú nhân có thể đi ra ngoài Hoa Kỳ, và các chuyến đi tạm thời hoặc ngắn ngày thường không ảnh hưởng tới tình trạng thường trú nhân. Nếu quý vị rời nước này quá lâu hoặc cho thấy rõ là quý vị không có ý định xem Hoa Kỳ là nơi định cư của mình, thì chính phủ Hoa Kỳ có thể xác định rằng quý vị đã từ bỏ tình trạng thường trú nhân của quý vị.
Thứ Hai, 13 Tháng Hai 2023(Xem: 4714)
(Robert Mullins International) Mỗi ngày văn phòng RMI kiểm tra các trang web về di trú đáng tin cậy nhất để mang đến cho thân chủ và độc giả những thông tin mới hữu ích có ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến người Việt Nam trong và ngoài nước. Vào ngày 22 tháng 1 năm 2003, các giám mục Hoa Kỳ và Mexico đã công bố một tài liệu lịch sử, một lá thư mang tính lịch sử được ban hành về di trú. Nó có tựa đề, "Strangers No Longer: Together on the Journey of Hope - Không còn người xa lạ: Cùng nhau trên hành trình hy vọng." Bức thư liên quan đến mức độ gia tăng di dân từ Mexico và Trung Mỹ đến Hoa Kỳ. Bức thư kêu gọi một cuộc đại tu lớn đối với hệ thống di trú của Hoa Kỳ và Mexico. Trong số các khuyến nghị về chính sách của bức thư là việc áp dụng lộ trình để trở thành công dân cho những người không có giấy tờ.