Tình Trạng Phụ Nữ Di Dân Trên Thế Giới (phần 2)

Thứ Năm, 21 Tháng Chín 200600:00(Xem: 111957)
Tình Trạng Phụ Nữ Di Dân Trên Thế Giới (phần 2)

Mục di trú và bảo lãnh do Văn Phòng tham vấn di trú Robert Mullins International đảm trách hằng tuần, nhằm mục đích thông báo các tin tức thời sự liên quan đến vấn đề đoàn tụ gia đình, rất hữu ích cho quý vị nào quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân.  Mọi đóng góp ý kiến xin liên lạc 1-800-411-0495


Kỳ trước, Văn phòng Tham vấn Di trú Robert Mullins International đã trích đăng phần đàu bài viết của ký giả Phương Anh của đài Á Châu Tự Do, phổ biến ngày 13/9/2006, để chúng ta có thể tìm hiểu thêm về thực trạng của người phụ nữ di dân trên thế giới.
Vào ngày thứ tư, 6 tháng 9 vừa qua, Quỹ Dân Số Thế Giới đã tổ chức hội thảo và phát hành tài liệu báo cáo về tình trạng của những phụ nữ di dân ngày nay ở các nước phát triển. Đây là một công trình rất quan trọng vì nó nói lên những bất công mà phụ nữ di dân đang phải gánh chịu.

Trong phần một của bài "Tình Trạng Phụ Nữ Di Dân Trên Thế Giới", chúng ta đã được biết một điều thực tế rất quan trọng là đối với họ sự di dân là đi tìm một lối thoát, một sự tự do cho chính họ và gia đình của họ. Có đến 95 % phụ nữ di dân hiện là những thành phần kinh tế chính của một số đông các quốc gia và ngay tại Hoa Kỳ. Họ là những người đi làm kiếm tiền để gửi về cho gia đình và con cái của họ còn đang ở quê nhà. Trong năm 2005, số tiền mà những phụ nữ di dân đã gửi về cho gia đình của họ lên đến 232 tỷ Mỹ kim. Thế nhưng, hình như ít có ai để ý đến điều này. Những phụ nữ di dân này đang bị kỳ thị vì chủng tộc, vì tuổi tác hoặc bị phân biệt đối xử vì họ đến từ quốc gia nào đó.

Chúng ta cũng được biết thảm trạng của nhiều phụ nữ di dân bị lạm dụng về tình dục. Nhiều người phải làm việc rất nhiều giờ với đồng lương rất thấp. Có những phụ nữ di dân đã bị chồng đánh đập hành hung nhưng không dám rời bỏ người phối ngẫu vì họ bị lệ thuộc trong vấn đề hợp pháp thường trú khi mới chỉ có Thẻ Xanh 2 năm. Có những phụ nữ mang thai và bị bỏ rơi, rồi cũng không được chăm sóc đầy đủ về y tế.

Phụ nữ di dân còn là nạn nhân của những kẻ buôn người trong thế kỷ 21 này. 85% nạn nhân của bọn buôn người là phụ nữ và trẻ em. Hầu hết đều bị bán vào ổ mãi dâm, làm nô lệ tình dục... Họ đều được hứa hẹn sẽ có việc làm tốt trước khi di dân nhưng cuối cùng họ lại rơi vào tình trạng vô cùng thê thảm. Có những phụ nữ phải lao động cật lực trong các nhà máy, và đã bị lừa cùng với những đàn ông di dân đến làm việc vô cùng cực khổ trong những nông trại. Họ khó lòng thoát ra được vì bị bọn buôn người tìm cách canh giữ hay buộc phải ký giấy nợ .

Nữ dân biểu ở bang New York, bà Carolyn Maloney, người đã ủng hộ rất nhiều cho việc hoàn tất công trình nghiên cứu về những phụ nữ di dân, đã cho biết thêm là hiện nay, chính phủ Hoa Kỳ rất quan tâm đến vấn đề này. Là một trong những người đóng vai trò hàng đầu trong việc thảo những dự luật để chống lại tệ buôn bán phụ nữ, bà nói:

"Đã có nhiều luật được thông qua trong tháng giêng vừa qua. Nhất là việc cấm việc buôn bán tình dục. Tôi cũng làm việc với quốc hội về chuyện kiểm tra các khoản kinh doanh của những tổ chức mua bán tình dục. Trong nhiều năm qua, tôi đã làm việc với chính quyền New York để đóng cửa các "tour tình dục" mà cơ sở chính của họ đặt tại New York, chẳng hạn như "Big Apple Tour", họ đã quảng cáo là nếu ai đi tour của họ, sẽ được cung cấp các cô trinh nữ trẻ của Thái Lan, Philippines...

Trong năm vừa qua, tôi đã yêu cầu chính phủ phải có ra luật nghiêm khắc hơn là những bọn buôn người ngoài chuyện đi tù tăng thêm tối đa 10 năm, tiền phạt tăng thêm từ 35 ngàn đến 50 ngàn. Sở thuế IRS sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc này và những nạn nhân chịu làm nhân chứng sẽ được bồi hoàn.

Vai trò của người làm luật

Cũng có mặt trong buổi công bố tài liệu này, bà Kathleen Newland, giám đốc của Viện Nghiên Cứu Chính Sách về Di dân, trụ sở ở Washington D.C. đã nhấn mạnh đến vai trò của các nhà làm luật. Bà nói:

"Bản báo cáo này có giá trị rất tốt vì đây là lần đầu tiên những vấn đề của phụ nữ di dân được phổ biến rộng rãi. Những ai quan tâm đến vấn đề phụ nữ di dân đều được biết rằng càng ngày vai trò của họ trở nên quan trọng ở các nước phát triển. Mặt khác, đã có những báo cáo về sự thiệt thòi của họ nhưng không được phổ biến rộng rãi.

Những thiệt thòi của họ không ai chú ý tới. Tài liệu này sẽ giúp cho những nhà làm chính sách hiểu biết rõ hơn, nhưng như quí vị cũng biết, không dễ gì để thông qua một điều luật nào đó để bênh vực cho những người di dân, huống hồ họ lại là những phụ nữ nữa, và càng khó khăn hơn đối với những phụ nữ không có giấy tờ, chẳng hạn như những phụ nữ vượt biên giới vào Mỹ, hoặc bị bọn buôn người đưa đến. Tôi thiết nghĩ rằng, đã đến lúc các nhà làm luật cần phải tìm ra một giải pháp để bảo vệ cho họ."

Riêng với giáo sư Susan Forbes Martin, hiện là khoa trưởng khoa Di dân Quốc Tế của trường đại học Georgetown, thì nhắc đến vấn đề an sinh xã hội của phụ nữ di dân hiện đang có mặt tại các nước phát triển, trong đó có Hoa Kỳ. Bà nói: "Tôi muốn nhấn mạnh đến điểm quan trọng mà chúng ta cần phải chú ý đến: Đó là đời sống của những phụ nữ di dân hiện đang có mặt ở những nước phát triển. Vì trở ngại về ngôn ngữ, họ không được trợ giúp về an sinh, về sức khoẻ. Những phụ nữ đang là nạn nhân của bọn buôn người không biết cách để tìm kiếm sự trợ giúp.

Tôi nghĩ rằng đã đến lúc chúng ta phải lên tiếng để yêu cầu chính phủ bảo vệ những quyền lợi của phụ nữ di dân, chẳng những về đời sống mà còn về kinh tế nữa. Thí dụ, những phụ nữ di dân gửi tiền về cho gia đình phải biết nơi nào gửi tốt nhất để không bị ăn chặn. Có những phụ nữ di dân khi đến các nước phát triển đã từng là những người có trình độ và kỹ thuật cao, thế nhưng họ bị thiệt thòi, bị bóc lột.

Thế nên, thật là cần thiết để làm sao giúp cho họ có một cơ hội tốt hơn để họ tự bảo vệ được chính bản thân họ. Tôi rất mừng là sau một thời gian dài, cơ quan UNFPA đã hoàn tất tài liệu quan trọng này. Nó sẽ giúp cho vấn đề của các phụ nữ di dân được quan tâm đến."

Tốn nhiều công sức

Trở lại với bà Maria Jose Acalá, sau khi đã tốn rất nhiều công sức để hoàn tất công trình nghiên cứu này, bà cho rằng:

"Tôi nghĩ rằng những phụ nữ di dân phải được bảo vệ về nhân quyền. Có nghĩa là phụ nữ di dân phải được đối xử công bằng như mọi người khác. Không một phụ nữ di dân nào phải chịu sự hành hung của các ông chồng bản xứ chỉ vì sợ bị trục xuất về nước, bị mất con... hay bị hành hạ bởi những chủ nhân. Tất cả phụ nữ di dân đều phải được hưởng quyền lợi về y tế, đều phải được chăm sóc tử tế và công bình."

Quí vị và các bạn vừa nghe những phát biểu của các phụ nữ đã đóng vai trò quan trọng trong việc cải tổ đời sống của những phụ nữ di dân trên toàn cầu. Ngày nay, hiện tượng các phụ nữ rời bỏ quê hương của mình để mưu sinh ở đất lạ quê người càng ngày càng tăng.

Hầu như mục đích di dân của họ là để kiếm tiền để gửi về cho gia đình còn ở quê nhà. Vậy mà biết bao thảm cảnh đã xảy ra cho chính bản thân họ. Không chỉ riêng những phụ nữ ở các nước Trung Mỹ, Châu Phi, Ấn Độ, Trung Hoa, Thái Lan, Philippines... mà còn cả ở Việt Nam cũng vậy.

Đã có hàng trăm trường hợp thương tâm xảy ra cho các phụ nữ Việt Nam ở trên xứ người. Thế nhưng, vì nhu cầu cuộc sống cho gia đình, vẫn có những phụ nữ chấp nhận rời bỏ quê hương để mong tìm một chân trời mới. Không biết đến bao giờ mới chấm dứt tình trạng này?

Quý độc giả quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân muốn có thêm tin tức cập nhật, xin theo dõi qua báo chí hay đón nghe chương trình phát thanh của chúng tôi vào mỗi tối thứ Tư từ 7PM và sáng Chủ Nhật từ 11:00AM, trên các làn sóng 68AM, 1430AM, 1500AM, và 106.3FM. Hoặc quý vị liên lạc với một trong những văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: (714) 890-9933 , San Jose (408) 294-3888, Oakland-San Francisco: (510) 533-8228, Sacramento (916) 393-3388 hay qua Email: info@rmiodp.com.

Thứ Ba, 15 Tháng Chín 2009(Xem: 102711)
Những người bảo lãnh diện di dân đều phải nộp đơn Bảo Trợ Tài Chánh (mẫu I-864). Việc Bảo Trợ Tài Chánh có hiệu lực trong 10 năm kể từ ngày người được bảo lãnh đặt chân đến Hoa Kỳ, hay cho đến khi người được bảo lãnh trở thành công dân Mỹ. 
Thứ Tư, 26 Tháng Tám 2009(Xem: 96221)
Đã có một thời gian trước đây, Trung Tâm Chiếu Khán Quốc Gia (NVC) đã có nhiều thời gian hơn để đáp lại nhanh chóng những nhu cầu của khách hàng.
Thứ Tư, 19 Tháng Tám 2009(Xem: 96455)
Tháng trước, chúng ta đã thảo luận về hồ sơ Ruiz-Diaz, được xem như một án lệnh đem lại nhiều lợi ích cho những người làm việc tôn giáo ở Hoa Kỳ.
Thứ Sáu, 31 Tháng Bảy 2009(Xem: 102316)
Mỗi năm, 10.000 chiếu khán (visa) sẵn sàng để cấp cho những nhà đầu tư có đủ điều kiện muốn trở thành Thường trú nhân tại Hoa Kỳ, nếu họ muốn thiết lập một cơ sở kinh doanh  mới. Vốn đầu tư tối thiểu là Một Triệu Mỹ Kim.
Thứ Tư, 08 Tháng Bảy 2009(Xem: 112659)
Sau khi sở di trú chấp thuận một đơn bảo lãnh, công việc của họ được xem là hoàn tất. Sở di trú sẽ chuyển đơn bảo lãnh này đến Trung Tâm Chiếu Khán Quốc Gia (tức NVC) tại tiểu bang New Hamshire.
Thứ Tư, 01 Tháng Bảy 2009(Xem: 99578)
Vừa mới đây, chúng tôi nhận được một thư email của một thân chủ tại thành phố Sacramento, tiểu bang California. Một lá thư tràn ngập nỗi vui.
Thứ Tư, 24 Tháng Sáu 2009(Xem: 95758)
Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu một số vấn đề mà Tổng thống Obama nói trong tuần qua liên quan đến việc Cải Tổ Di Trú.
Thứ Bảy, 20 Tháng Sáu 2009(Xem: 104170)
Đề tài hôm nay của chúng ta liên quan đến luật lệ dành cho các trẻ em có thể trở thành công dân Mỹ sau khi nhập cảnh Hoa Kỳ, nếu cha mẹ chưa có quốc tịch Mỹ khi con cái của họ sinh ở Việt Nam.
Thứ Bảy, 20 Tháng Sáu 2009(Xem: 109825)
Đối với những hồ sơ bảo lãnh diện vợ-chồng, hoặc diện hôn thê-hôn phu, người được bảo lãnh sau khi sang Hoa Kỳ đoàn tụ với người thân sẽ nhận được Thẻ Xanh Thường Trú Có Điều Kiện. Hai năm sau, người được bảo lãnh phải nộp đơn xin Thẻ Xanh Thường Trú Nhân chính thức (có giá trị 10 năm). Đơn xin Thẻ Xanh Thường Trú Nhân phải được kèm theo các bằng chứng liên hệ từ ngày kết hôn cho đến hiện tại.
Thứ Tư, 10 Tháng Sáu 2009(Xem: 110249)
Các thông tin trong bài chủ đề về di trú hôm nay dựa trên bản phân tích của văn phòng Robert Mullins International tại Sài Gòn.