Duy Trì Tình Trạng Hợp Lệ Của Thẻ Xanh Trong Thời Gian Du Lịch

Thứ Sáu, 27 Tháng Mười 200600:00(Xem: 120686)
Duy Trì Tình Trạng Hợp Lệ Của Thẻ Xanh Trong Thời Gian Du Lịch

 

Mục di trú và bảo lãnh do Văn Phòng tham vấn di trú Robert Mullins International đảm trách hằng tuần, nhằm mục đích thông báo các tin tức thời sự liên quan đến vấn đề đoàn tụ gia đình, rất hữu ích cho quý vị nào quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân.  Mọi đóng góp ý kiến xin liên lạc 1-800-411-0495

 

 

- Những chuyến du lịch gia hạn có thể ảnh hưởng đến tình trạng thường trú nhân hợp lệ, hoặc gây vấn đề khi nộp đơn nhập tịch không ?

 

Sau một thời gian dài kiên nhẫn với thủ tục hành chánh về di trú, người ta cũng cầm trên tay tấm thẻ xác nhận tình trạng thường trú nhân hợp lệ tại Hoa Kỳ. Và rồi người ta cũng nhận ra rằng họ vẫn còn có những công việc và liên hệ gia đình cần quan tâm ở ngoài Hoa Kỳ, bắt họ phải gia hạn thêm thời gian ở nước ngoài để giải quyết. Đôi khi, một người thường trú nhân hợp pháp nào đó cố gắng trở lại Hoa Kỳ nhưng khi đến nơi nhập cảnh, thì một nhân viên di trú hoặc nhân viên lãnh sự nói với họ rằng họ đã từ bỏ quy chế thường trú nhân. Sự vắng mặt ở Hoa Kỳ hơn 6 tháng sẽ đưa đến một giả định là cá nhân đó có ý định từ bỏ quy chế thường trú nhân, và sự vắng mặt trên một năm sẽ hủy bỏ giá trị hợp lệ của Thẻ Xanh như một giấy nhập cảnh ngoại trừ người này có giấy tái nhập cảnh (re-entry permit) còn giá trị. Điều này có nghĩa là một cư dân ngoại quốc đã liên tục ở nước ngoài trên 12 tháng vẫn còn là một thường trú nhân, nhưng phải được một nhân viên lãnh sự cấp một chiếu khán (visa) di trú đặc biệt để có thể nhập cảnh Hoa Kỳ, nếu không, người này phải có giấy tái nhập cảnh còn hợp lệ.

 

Việc gia hạn sự vắng mặt tại Hoa Kỳ chỉ là một trong nhiều lý do căn bản để bị tước bỏ quy chế thường trú, vấn đề này còn là một yếu rất quan trọng mà chính phủ quan tâm. Gia hạn sự vắng mặt cũng ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự hợp lệ để xin nhập tịch, mặc dù có giấy xin tái nhập cảnh hợp lệ. Vì thế, khi hoạch định một chuyến xuất ngoại sẽ gia hạn thêm thời gian, điều cần thiết là phải sắp xếp trước nhiều bằng chứng để tránh bị xem là từ bỏ quy chế thường trú.

 

Thêm vào đó, Quốc hội đã thay đổi luật từ vài năm trước, quy định rằng các thường trú nhân rời khỏi Hoa Kỳ trên 6 tháng có thể bị cấm nhập cảnh nếu lý lịch của họ hiện nay có vấn đề, và điều này có thể ngăn cản việc cấp Thẻ Xanh cho họ. Thí dụ, nếu một người nào đó không hội đủ những đòi hỏi về việc chia sẻ các phí tổn công cộng, về việc bạch hóa an ninh, hay mang một chứng bệnh truyền nhiễm, thì họ sẽ gặp rắc rối khi tái nhập cảnh.

 

- Các thường trú nhân cần làm gì để tránh tình trạng bị xem là từ bỏ quy chế di trú khi gia hạn sự vắng mặt của mình tại Hoa Kỳ ?

 

Một số yếu tố ảnh hưởng đến quyết định từ bỏ quy chế thường trú là thời gian và lý do vắng mặt, và những liên hệ, ràng buộc thường trú nhân tại Hoa Kỳ. Có nhiều giai đoạn khác nhau mà một thường trú nhân có thể thu thập các bằng chứng để chứng minh ý muốn của mình muốn cư trú tại Hoa Kỳ.

 

Dĩ nhiên, thường trú nhân cần có một thẻ tái nhập cảnh nếu muốn vắng mặt trên một năm. Quý vị có thể điền mẫu dơn I-131 để xin thẻ tái nhập cảnh và thẻ này có hiệu lực trong 2 năm, và được cơ quan di trú USCIS cấp phát như một sự công nhận đương đơn không có ý định từ bỏ quy chế thường trú nhân của mình mặc dù kéo dài thời gian vắng mặt tại Hoa Kỳ. Qúy vị cần nộp đơn này khi đang có mặt tại Hoa Kỳ và phải sử dụng trước ngày hết hạn trên thẻ, hay trong 2 năm kể từ ngày cấp. Nếu người xin thẻ tái nhập cảnh là một thường trú nhân "có điều kiện", thẻ tái nhập cảnh chỉ có giá trị đến ngày thường trú nhân này phải nộp đơn xin hủy bỏ tình trạng "có điều kiện", hay nói cách khác là ngày phải xin Thẻ Xanh có giá trị 10 năm.

 

Một trong những yếu tố quan trọng nhất để bảo vệ quy chế thường trú nhân là qúy vị cần khai thuế liên bang Hoa Kỳ trong khi còn ở nước ngoài và khai thuế như một thường trú nhân Hoa Kỳ. Theo luật thuế quốc tế, qúy vị sẽ không nợ thuế chính phủ Hoa Kỳ, nhưng không khai thuế liên bang thì bị coi như một chỉ dấu muốn từ bỏ quy chế thường trú nhân. Thường trú nhân  cũng nên duy trì chương mục ngân hàng và các loại thẻ tín dụng tại Hoa Kỳ. Các chương mục này nên có "sinh hoạt" nếu có thể được. Thí dụ, nếu thường trú nhân được thuê mướn làm việc ở ngoại quốc, tiền lương nên ký thác vào chương mục ở Hoa Kỳ. Thường trú nhân cũng nên gia hạn bằng lái xe Hoa Kỳ của mình. Nếu có thể được, thường trú nhân nên mua bất động sản tại Hoa Kỳ.

 

Nếu thường trú nhân vắng mặt vì lý do làm việc, qúy vị cần người chủ hãng viết thư ghi rõ loại công việc và thời gian làm việc. Nếu sự vắng mặt vì lý do gia đình hay những lý do cá nhân, nên có những giấy tờ cần thiết để chứng minh.

 

Tuy nhiên, dù có nhiều yếu tố như đã nói ở trên nhằm giúp cho cơ quan di trú quyết định cấp giấy phép tái nhập cảnh, thường trú nhân vẫn có thể bị xem là huỷ bỏ quy chế thường trú nhân của mình.

 

- Thường trú nhân hợp pháp nên làm gì trong khi ở ngoại quốc để tránh bị xem là từ bỏ quy chế thường trú nhân ?

 

Nói tóm lại, điều quan trọng mà thường trú nhân cần làm khi phải gia hạn thời gian ở ngoại là chuẩn bị sẵn càng nhiều càng tốt giấy tờ chứng minh ý định tiếp tục thường trú tại Hoa Kỳ mỗi khi nhân viên di trú hoặc lãnh sự hỏi. Một trong những cách tốt nhất là qúy vị nên làm bảo sao tất cả những giấy tờ cần thiết và lữu giữ ở một chỗ để có thể trình ngay cho nhân viên di trú. Trong số những giấy tờ cần thiết nên bao gồm các năm khai thuế lợi tức mới nhất, chủ quyền nhà đất, hồ sơ ngân hàng, thư từ liên hệ đến chủ nhân công ty, và thư giải thích lý do phải gia hạn sự vắng mặt của mình tại Hoa Kỳ.

 

Một điều suy nghĩ rất sai lạc khi cho rằng chỉ cần trở về Hoa Kỳ một lần trong một năm vẫn có thể duy trì quy chế thường trú nhân của mình. Một thường trú nhân chỉ cần có Thẻ Xanh để tái nhập cảnh Hoa Kỳ sau khi vắng mặt dưới một năm, nhưng điều này không đủ để chứng minh ý định duy trì quy chế thường trú nhân tại Hoa Kỳ. Thường trú nhân phải chứng minh thêm để bảo vệ quy chế của mình như đã nêu trên.

 

Quý độc giả quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân muốn có thêm tin tức cập nhật, xin theo dõi qua báo chí hay đón nghe chương trình phát thanh của chúng tôi vào mỗi tối thứ Tư từ 7PM và sáng Chủ Nhật từ 11:00AM, trên các làn sóng 68AM, 1430AM, 1500AM, và 106.3FM. Hoặc quý vị liên lạc với một trong những văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: (714) 890-9933 , San Jose (408) 294-3888, Oakland-San Francisco: (510) 533-8228, Sacramento (916) 393-3388 hay qua Email: info@rmiodp.com.

 

Thứ Tư, 19 Tháng Giêng 2011(Xem: 126888)
Vì những lợi ích của các công dân mới, Văn Phòng Dịch Vụ Di Trú và Công Dân Hoa Kỳ (USCIS) vừa phổ biến một bản lược duyệt những quyền lợi của các công dân vừa nhập tịch Hoa Kỳ. Những quyền này bao gồm quyền tự do phát biểu, tự do thờ phượng, quyền nộp đơn xin việc ở các văn phòng chính phủ liên bang, và quyền theo đuổi "cuộc sống, tự do và quyền theo đuổi hạnh phúc".
Thứ Tư, 12 Tháng Giêng 2011(Xem: 123884)
Bộ Ngoai Giao Hoa Kỳ vừa loan báo việc giới thiệu bản Chứng Chỉ Báo Cáo Lãnh Sự Về Việc Sinh Ở Ngoại Quốc vừa được họa kiểu lại. Chứng Chỉ Báo Cáo Lãnh Sự Về Việc Sinh Ở Ngoại Quốc là một sự đăng ký chính thức xác nhận một đứa trẻ sinh ở ngoại quốc của một cha, hay mẹ là công dân Mỹ được thụ hưởng quốc tịch Hoa Kỳ lúc sinh ra đời. Bản chứng chỉ này được thực hiện với những nét đặc biệt an toàn để chống lại việc tẩy xóa hoặc giả mạo.
Thứ Tư, 05 Tháng Giêng 2011(Xem: 123920)
Trong đề tài di trú kỳ này, chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu về báo cáo thanh tra của Bộ Ngoại Giao về công việc của Tòa Tổng lãnh sự Hoa Kỳ ở Sài Gòn. Bản báo cáo thanh tra mới đây đã được công khai hóa để mọi người dân có thể tham khảo.
Thứ Tư, 22 Tháng Mười Hai 2010(Xem: 128819)
Mới đây, Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đã phổ biến một phần bản báo cáo liên quan đến Tòa Tổng lãnh sự Hoa Kỳ ở Sài Gòn. Thực ra, bản báo cáo này không làm ai ngạc nhiên cả. Thực tế cho thấy hầu hết những bản báo cáo tương tự đều tập trung vào những khía cạnh tích cực.
Thứ Tư, 15 Tháng Mười Hai 2010(Xem: 213442)
Đơn của một công dân Mỹ nộp để bảo lãnh cho vợ/chồng, con nhỏ và cha/mẹ luôn luôn đáo hạn. Điều này có nghĩa là những hồ sơ này không có lịch trình chờ đợi và được duyệt xét cấp chiếu khán (visa) ngay.
Thứ Tư, 08 Tháng Mười Hai 2010(Xem: 134181)
Đây là câu hỏi dành cho những người đang ở Hoa Kỳ hợp pháp nhưng là phi-di-dân, và đang có một hồ sơ bảo lãnh đáo hạn. Đây là những hồ sơ thường là con cái hoặc anh chị em của một công dân Mỹ đã đến Hoa Kỳ như một sinh viên - học sinh du học hay du khách.
Thứ Tư, 01 Tháng Mười Hai 2010(Xem: 123957)
Sở di trú USCIS vừa loan báo bảng lệ phí được điều chỉnh áp dụng cho các loại đơn liên quan đến di trú. Hầu hết các loại đơn đều tăng khoảng 10% nhưng không tăng lệ phí đơn xin nhập quốc tịch Hoa Kỳ
Thứ Ba, 23 Tháng Mười Một 2010(Xem: 119705)
Hiện nay có bao nhiêu người di dân trên nước Mỹ? Theo thống kê Hoa Kỳ, hiện có vào khoảng 38.000.000 di dân hiện đang sinh sống tại Hoa Kỳ, chiếm 12,5% dân số Hoa Kỳ.
Thứ Tư, 17 Tháng Mười Một 2010(Xem: 121812)
Trong tháng Sáu vừa qua, một người bảo lãnh công dân Mỹ gốc Việt, trong một hồ sơ diện hôn phu-thê, đã đệ đơn trước một Tòa Án Quận Hoa Kỳ ở tiểu bang Oregon, thưa Tòa Lãnh sự Hoa Kỳ ở Sài Gòn, thưa Bộ Ngoại Giao và Sở Di Trú Hoa Kỳ.
Thứ Năm, 11 Tháng Mười Một 2010(Xem: 134699)
Chiếu khán R-1 dành cho những người phục vụ tôn giáo. Chiếu khán này là loại phi-di-dân. Đương đơn muốn xin chiếu khán R-1 phải là một người truyền giáo hay một nam hay nữ tu sĩ, hoặc một người đang hành nghề tôn giáo.