Con 18 Tuổi Của Người Hôn Thê

Thứ Sáu, 10 Tháng Mười Một 200600:00(Xem: 123049)
Con 18 Tuổi Của Người Hôn Thê

Mục di trú và bảo lãnh do Văn Phòng tham vấn di trú Robert Mullins International đảm trách hằng tuần, nhằm mục đích thông báo các tin tức thời sự liên quan đến vấn đề đoàn tụ gia đình, rất hữu ích cho quý vị nào quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân.  Mọi đóng góp ý kiến xin liên lạc 1-800-411-0495


Chủ đề của chúng ta hôm nay dựa trên thắc mắc của một thính giả chương trình hội thoại của Văn phòng Tham Vấn Di Trú Robert Mullins International. Bà nhập cảnh Hoa Kỳ theo diện hôn thê (fiancée) với người con gái 14 tuổi và người con trai 18 tuổi. Cả ba người đều đã nhận được Thẻ Xanh Thường trú nhân có giá trị 2 năm sau khi người mẹ đã kết hôn với hôn phu tại Hoa Kỳ.

Sau một năm nhận được Thẻ Xanh Thường trú nhân chính thức (có giá trị 10 năm), người mẹ hợp lệ nộp đơn xin nhập tịch Hoa Kỳ. Khi đã trở thành công dân Mỹ, bà muốn nộp đơn xin quốc tịch cho các con.

Không có gì trở ngại cho con gái của bà. Cô con gái dưới 18 tuổi khi mẹ trở thành công dân Mỹ, vì thế cô tự động trở thành công dân Mỹ kể từ ngày mẹ được nhập tịch, mặc dù cô không cần phải nộp đơn với cơ quan di trú. Người mẹ có quốc tịch Mỹ sau đó nộp mẫu đơn N-600 cho con gái và cô có thể xin sổ thông hành (passport) và chứng chỉ công dân Mỹ ngay sau đó.

Nhưng điều dễ dàng này lại không thể áp dụng cho người con trai của bà mẹ. Luật liên quan đến diện hôn thê/hôn phu cho phép người con trai nhập cảnh Hoa Kỳ và có Thẻ Xanh, nhưng cậu đã trên 18 tuổi khi mẹ của cậu nhập tịch nên cậu không thể trở thành một công dân Hoa Kỳ ngay được.

Vì tuổi tác, người con trai sẽ là thường trú nhân trong 5 năm, và sau đó cậu có thể nộp mẫu đơn N-400 để xin nhập tịch Hoa Kỳ.

Nói tóm lại: Con của người hôn thê/hôn phu có thể nhập cảnh Hoa Kỳ với mẹ/cha, nhưng nếu người con 18 tuổi hoặc hơn khi người mẹ nhập tịch, người con sẽ phải đợi bình thường là 5 năm như một thường trú nhân trước khi muốn xin nhập tịch Hoa Kỳ.

Trong gia đình mà chúng ta vừa nói ở trên, người con gái được hưởng quyền lợi vì luật xem cô dưới vị thành niên. Còn người con trai 18 tuổi được xem là người lớn nên cậu không được hưởng sự quan tâm đặc biệt.

Hỏi: Tại sao người cha kế không thể bảo lãnh con trai riêng của vợ như diện bảo lãnh con ruột?

Đáp: Nếu cuộc hôn nhân xảy ra trước khi khi người con trai 18 tuổi, luật sẽ xem người con trai giống như người con ruột của cha kế. Nhưng trong trường hợp này, người con trai đã 18 tuổi khi giấy hôn thú được thành lập, nên người cha kế không thể nộp đơn bảo lãnh cho đứa con riêng của vợ được.

Quý độc giả quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân muốn có thêm tin tức cập nhật, xin theo dõi qua báo chí hay đón nghe chương trình phát thanh của chúng tôi vào mỗi tối thứ Tư từ 7PM và sáng Chủ Nhật từ 11:00AM, trên các làn sóng 68AM, 1430AM, 1500AM, và 106.3FM. Hoặc quý vị liên lạc với một trong những văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: (714) 890-9933 , San Jose (408) 294-3888, Oakland-San Francisco: (510) 533-8228, Sacramento (916) 393-3388 hay qua Email: info@rmiodp.com.

Thứ Tư, 24 Tháng Hai 2010(Xem: 102111)
K hi Lãnh sự Hoa Kỳ hoặc Sở di trú nghi ngờ một cuộc hôn nhân gian dối, họ có thể từ chối cấp chiếu khán (visa) hoặc Thẻ Xanh nếu họ nghĩ rằng hai người này không sống chung như vợ chồng, hoặc sống riêng biệt quá lâu.
Thứ Tư, 17 Tháng Hai 2010(Xem: 106087)
L iệu Lãnh sự Hoa Kỳ tại Sài Gòn có thể cấp chiếu khán (visa) di dân cho một người đã từng phạm tội không? Cây trả lời là còn tùy loại phạm tội và thời gian thọ án trong tù.
Thứ Tư, 10 Tháng Hai 2010(Xem: 102710)
T rong suốt thời kỳ kinh tế suy thoái hiện nay, thật không dễ dàng thuyết phục cộng đồng người Mỹ rằng việc di trú và hợp pháp hóa là những cách tốt nhất để phục hồi kinh tế.
Chủ Nhật, 07 Tháng Hai 2010(Xem: 102373)
C hiếu Khán (Visa) Di Dân là chiếu khán thường trú mang lại Thẻ Xanh cho các đương đơn sau khi họ đến Hoa Kỳ vài tháng. Thẻ Xanh dành cho người di dân được bảo lãnh theo diện gia đình và cho người di dân muốn thường trú tại Hoa Kỳ theo diện nghề nghiệp.
Thứ Tư, 27 Tháng Giêng 2010(Xem: 101488)
T uần này, chúng ta sẽ tiếp tục chủ đề các chiếu khán (visa) Phi-di-dân. Trước hết, chúng ta nói đến chiếu khán L.
Thứ Tư, 20 Tháng Giêng 2010(Xem: 99040)
T rong buổi hội thoại di trú hôm nay, chúng ta sẽ điểm lại một số chiếu khán phi di dân có thể cấp cho các công dân ở Việt Nam.
Thứ Tư, 13 Tháng Giêng 2010(Xem: 98383)
Trong đề tài hôm nay, chúng tôi xin được trả lời một số câu hỏi của qúy vị vừa gửi đến văn phòng Tham Vấn Di Trú Robert Mullins International (RMI): - Câu hỏi đầu tiên liên quan đến việc bỏ tên người vợ (hay chồng), hoặc con cái ra khỏi đơn bảo lãnh :
Thứ Ba, 22 Tháng Mười Hai 2009(Xem: 98044)
Nhìn lại tình trạng di trú năm 2009, chúng ta chỉ thấy có một sự thay đổi tốt đẹp duy nhất trong luật di trú. Đó là vào ngày 28 tháng 10 năm 2009 vừa qua, Tổng thống  Hoa Kỳ đã ký "Đạo Luật Riêng Cho Sở Di Trú FY2010" và bắt đầu có hiệu lực, cho phép những người goá bụa của các công dân Mỹ hợp lệ trở thành diện thường trú nhân chính thức bất kể hai vợ chồng sống với nhau bao lâu.
Thứ Năm, 17 Tháng Mười Hai 2009(Xem: 97614)
Trong một số chương trình hội thoại của văn phòng Robert Mullins International hai năm trước, chúng tôi đã nói về một số ý kiến trong quốc hội muốn thông qua một dự luật di trú nhằm loại bỏ một số hạng mục chiếu khán (visa) giành cho diện bảo lãnh con cái trên 21 tuổi và diện anh chị em. Đây là dự thảo luật S.1348.
Thứ Tư, 09 Tháng Mười Hai 2009(Xem: 97358)
Sở Di Trú cho biết một người nộp đơn xin nhập tịch sớm theo diện kết hôn với một công dân Mỹ cần phải chứng minh rằng "... trong suốt 3 năm trước khi nộp đơn xin nhập tịch, đương đơn vẫn đang sống trong "sự hòa hợp hôn nhân" với người hôn phối là công dân (Hoa Kỳ)".