Nhập Cảnh Hoa Kỳ Phải Có Sổ Thông Hành

Chủ Nhật, 26 Tháng Mười Một 200600:00(Xem: 121674)
Nhập Cảnh Hoa Kỳ Phải Có Sổ Thông Hành

Mục di trú và bảo lãnh do Văn Phòng tham vấn di trú Robert Mullins International đảm trách hằng tuần, nhằm mục đích thông báo các tin tức thời sự liên quan đến vấn đề đoàn tụ gia đình, rất hữu ích cho quý vị nào quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân.  Mọi đóng góp ý kiến xin liên lạc 1-800-411-0495

Bộ Nội An Hoa Kỳ loan báo, ngày 22/11/2006, tất cả các du khách nhập cảnh Hoa Kỳ bằng đường hàng không đều phải trình sổ thông hành (passport). Bản tin này do hãng thông tấn AP phổ biến và cho biết thêm luật kể trên được áp dụng kể từ ngày 23 tháng 1 năm 2007.

Cho đến nay, các công dân Hoa Kỳ du hành từ Canada and Bermuda, một số người khác đến từ Mễ Tây Cơ, thường sử  dụng các loại thẻ đặc biệt qua biên giới, được phép trình các chứng minh lý lịch như bằng lái xe hoặc khai sinh. Tuy nhiên, ông Michael Chertoff, Bộ trưởng Bộ Nội An Hoa Kỳ, cho biết "Khả năng lạm dụng giấy tờ du hành để nhập cảnh Hoa Kỳ có thể mở của cho một tay khủng bố thực hiện một vụ tấn công".

Trong một cuộc phỏng vấn với thông tấn AP ngày 21/11, ông Chertoff nói rằng việc thay đổi luật nhập cảnh là một bước quan trọng giúp củng cố an ninh quốc gia.

Bộ Nội An hy vọng việc thực hiện quy định về sổ thông hành cho du khách sử dụng hàng không sẽ được áp dụng vào đầu năm mới, sau khi các ngày lễ quan trọng trôi qua. Ông Chertoff còn cho biết "Mỗi bước cải tổ sẽ ngăn chận được một vụ tấn công. Không có điều gì hoàn hảo cả. Không có điều gì có thể ngăn chận hoàn toàn sự giả mạo. Nhưng chúng ta sẽ khả quan hơn khi lập ra những rào cản an ninh cao hơn". Ông nói rằng "Hiện nay, có khoảng 8.000 loại khai sinh va bằng lái xe khác nhau từ các tiểu bang và văn phòng đîa phương". Để có có thể nhận ra việc thật-giả từ quá nhiều giấy tờ khác nhau như vậy "đã tạo quá nhiều gánh nặng cho các nhân viên thanh tra hải quan". Đó là chưa kể trong một số trường hợp, nhiều loại giấy tờ khác nữa được dùng để nhập cảnh Hoa Kỳ cho các du khách thường xuyên qua lại Hoa Kỳ và Canada, cho nhân viên quân sự Hoa Kỳ đi công cán và một số nhân viên thương thuyền Hoa Kỳ.

Với một chương trình khác, Bộ Nội An dự tính sẽ yêu cầu tất cả những du khách nhập cảnh Hoa Kỳ bằng đường bộ và đường thuỷ, kể cả các công dân Hoa Kỳ, phải xuất trình sổ thông hành hay một thẻ căn cước được thay thế, khi nhập cảnh Hoa Kỳ, và điều luật này được áp dụng vào đầu năm 2008.  

Bộ Nội An ước tính trong số bốn người chỉ có một người có sổ thông hành. Một số người ngần ngại phải trả 97 Mỹ kim để làm sổ thông hành.

Uỷ Ban 11 Tháng 9 cho biết trong một bản tường trình là "Đối với bọn khủng bố, giấy thông hành quan trọng như vũ khí". Uỷ ban này đã yêu cầu gia tăng việc kiểm soát giấy thông hành. Một đạo luật được quốc hội thông qua năm 2004 yêu cầu thay đổi sổ thông hành như một loại giấy thông hành duy nhất được chấp thuận, với một vài ngoại lệ, nhưng chưa nêu rõ thời gian nào áp dụng.

Các viên chức chính phủ Canada và dân biểu Hoa Kỳ tại các tiểu bang biên giới bày tỏ sự quan ngại về sự thay đổi các quy định nhập cảnh sẽ ảnh hưởng đến ngành du lịch và thương mại.

Bộ trưởng Chertoff còn cho biết các dữ kiện của Bộ cho thấy trong tháng 9 năm 2006, có đến 90% du khác đến từ các phi trường Canada có sổ thông hành. Bộ này ước lượng có 69% du khách Mỹ đi máy bay sang Canada, 58% du khánh Mỹ đến Mễ Tây Cơ, và 75% du khách Mỹ đến quần đảo du lịch Caribbean có sổ thông hành.

Khi được hỏi "liệu điệp viên James Bond và Q có thể nhập cảnh với sổ thông hành giả mạo không?", thì Bộ trưởng Chertoff trả lời câu hỏi liên quan đến nhân vật tình báo Anh giả tưởng và cơ quan gián điệp với các kỹ thuật tinh xảo của anh ta, như sau: "Dĩ nhiên, vì không có điều gì hoàn hảo cả".

Tuy nhiên, Bộ trưởng Chertoff nói rằng với kỹ thuật mới hiện nay sẽ gây khó khăn cho những người muốn làm thông hành giả mạo, và với một loại giấy tờ để kiểm tra kỹ lưỡng sẽ giúp cho việc kiểm nhận dễ dàng hơn cho cả nhân viên điều tra và khách du lịch.

Hỏi "Chồng tôi có Thẻ Xanh. Trong tháng 2 năm 2007, anh ấy sẽ đi Việt Nam. Liệu anh ấy có gặp trở ngại khi trở lại Hoa Kỳ không? Tôi nghe nói bắt đầu từ đầu năm 2007, người ta không thể đi du lịch ngoài Hoa Kỳ nếu không có sổ thông hành (passport). Điều này đúng không?".

Trả lời: Điều luật mới không nói rằng mọi người phải có sổ thông hành nếu muốn đi du lịch ngoài Hoa Kỳ. Điều luật mới chỉ nói rằng các công dân Hoa Kỳ( không là thường trú nhân) phải trình sổ thông hành khi trở về Hoa Kỳ từ Gia Nã Đại, Mễ Tây Cơ, Quần đảo Caribbean, và Burmuda (lãnh thổ thuộc Anh quốc). Trong quá khứ, các công dân Mỹ chỉ cần trình bằng lái xe hoặc khai sinh. Tương tự, các công dân từ Gia Nã Đại, Mễ Tây Cơ, Quần đảo Caribbean và Burmuda sẽ phải có sổ thông hành để nhập cảnh Hoa Kỳ.

Quý độc giả quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân muốn có thêm tin tức cập nhật, xin theo dõi qua báo chí hay đón nghe chương trình phát thanh của chúng tôi vào mỗi tối thứ Tư từ 7PM và sáng Chủ Nhật từ 11:00AM, trên các làn sóng 840AM, 1430AM, 1500AM, và 106.3FM. Hoặc quý vị liên lạc với một trong những văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: (714) 890-9933 , San Jose (408) 294-3888, Oakland-San Francisco: (510) 533-8228, Sacramento (916) 393-3388 hay qua Email: info@rmiodp.com.

Thứ Tư, 09 Tháng Mười Hai 2009(Xem: 96561)
Sở Di Trú cho biết một người nộp đơn xin nhập tịch sớm theo diện kết hôn với một công dân Mỹ cần phải chứng minh rằng "... trong suốt 3 năm trước khi nộp đơn xin nhập tịch, đương đơn vẫn đang sống trong "sự hòa hợp hôn nhân" với người hôn phối là công dân (Hoa Kỳ)".
Thứ Tư, 02 Tháng Mười Hai 2009(Xem: 98158)
Trong một số chương trình hội thoại của văn phòng Robert Mullins International hai năm trước, chúng tôi đã nói về một số ý kiến trong quốc hội muốn thông qua một dự luật di trú nhằm loại bỏ một số hạng mục chiếu khán (visa) giành cho diện bảo lãnh con cái trên 21 tuổi và diện anh chị em. Đây là dự thảo luật S.1348.
Thứ Tư, 25 Tháng Mười Một 2009(Xem: 98731)
Bản tổng kết mới nhất về số di dân trong tài khóa 2008 đã hoàn tất vào tháng 9 năm 2008. Theo những con số được phổ biến chính thức: Nước Mễ Tây Cơ đã đưa 190.000 di dân đến nước Mỹ. Nhóm di dân đông đảo chiếm hạng nhì là Trung Cộng (80.000 di dân), kế đến là Ấn Độ với 63.000 di dân, Cuba với 49.500 di dân, và nước Cộng Hòa Dominica với 32.000 di dân đến Hoa Kỳ. Việt Nam với 31.500 di dân, đứng thứ 7 trong danh sách 10 nước có nhiều di dân đến nước Mỹ.
Thứ Tư, 18 Tháng Mười Một 2009(Xem: 106341)
Người bảo lãnh được yêu cầu ký tên vào đơn Bảo Trợ Tài Chánh để cam đoan rằng những người được bảo lãnh không trở thành một "gánh nặng xã hội" khi họ đến Hoa Kỳ. Một số gia đình rất khó tìm một người đồng bảo trợ hoặc phụ bảo trợ tài chánh vì nhiều người không hiểu những gì phải cam kết khi trở thành người có trách nhiệm chung về việc bảo trợ tài chánh.
Thứ Tư, 11 Tháng Mười Một 2009(Xem: 109070)
Cho đến nay, những người xin chiếu khán nhập cảnh Hoa Kỳ, nhưng đang bị nhiễm siêu vi khuẩn liệt kháng HIV-Dương Tính phải thực hiện một số đòi hỏi trước khi được cấp chiếu khán (visa).
Thứ Tư, 28 Tháng Mười 2009(Xem: 101825)
Mục di trú và bảo lãnh do Văn Phòng tham vấn di trú Robert Mullins International đảm trách hằng tuần, nhằm mục đích thông báo các tin tức thời sự liên quan đến vấn đề đoàn tụ gia đình, rất hữu ích cho quý vị nào quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân. Mọi đóng góp ý kiến xin liên lạc 1-800-411-0495
Thứ Tư, 21 Tháng Mười 2009(Xem: 102495)
N ếu thời gian hôn nhân của qúy vị dưới hai năm cho đến ngày được chính thức trở thành thường trú nhân, qúy vị sẽ được cấp quy chế Thường Trú Nhân Có Điều Kiện. Quy chế thường trú nhân của qúy vị có điều kiện, vì qúy vị phải chứng minh rằng cuộc hôn nhân không vi phạm luật di trú Hoa Kỳ.
Thứ Bảy, 17 Tháng Mười 2009(Xem: 102890)
Đ ối với những hồ sơ bảo lãnh diện vợ-chồng, hoặc diện hôn thê-hôn phu, người được bảo lãnh sau khi sang Hoa Kỳ đoàn tụ với người thân sẽ nhận được Thẻ Xanh Thường Trú Có Điều Kiện. Hai năm sau, người được bảo lãnh phải nộp đơn xin Thẻ Xanh Thường Trú Nhân chính thức (có giá trị 10 năm).
Thứ Tư, 07 Tháng Mười 2009(Xem: 102875)
T rước khi quốc hội Hoa Kỳ thông qua Đạo Luật Di Trú Về Người Bảo Lãnh Gia Đình, thân nhân đang làm đơn bảo lãnh phải sống cho đến khi chiếu khán (visa) được cấp cho người thân được bảo lãnh. Nếu người bảo lãnh qua đời bất cứ lúc nào trong thời gian hồ sơ vẫn còn duyệt xét, luật bấy giờ nói rằng đơn xin chiếu khán di dân phải bị hủy bỏ ngay thời điểm người bảo lãnh qua đời.
Thứ Ba, 22 Tháng Chín 2009(Xem: 97341)
Trong tháng Mười, chúng ta thấy ngày đáo hạn cho diện bảo lãnh con độc thân của  các công dân Mỹ được gia tăng đáng kể. Diện bảo lãnh này đã tăng đến ngày 22 tháng 7 năm 2003, có nghĩa là tăng thêm 17 tuần.