Tình Trạng Song Tịch, Một Vấn Đề Cần Quan Tâm

Thứ Năm, 21 Tháng Mười Hai 200600:00(Xem: 113759)
Tình Trạng Song Tịch, Một Vấn Đề Cần Quan Tâm

Mục di trú và bảo lãnh do Văn Phòng tham vấn di trú Robert Mullins International đảm trách hằng tuần, nhằm mục đích thông báo các tin tức thời sự liên quan đến vấn đề đoàn tụ gia đình, rất hữu ích cho quý vị nào quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân.  Mọi đóng góp ý kiến xin liên lạc 1-800-411-0495

Chính phủ Trung Quốc khẳng định người Gia Nã Đại gốc Hoa bị bắt giữ tại Bắc Kinh vì tội khủng bố thì sẽ bị xét xử theo luật pháp trong nước vì vẫn là công dân Trung Quốc. Luật  ở Việt Nam cũng qui định như vậy đối với người Việt cư ngụ ở hải ngoại. Vấn đề song tịch từng được giới ngoại giao Hoa Kỳ và Gia Nã Đại nhắc nhở công dân gốc Việt lưu ý khi đi về thăm nhà. Để tìm hiểu thêm về vấn đề khá phức tạp và tế nhị này, Văn phòng Robert Mullins International xin giới thiệu bài viết mới đây của phóng viên Thanh Trúc, đài Á Châu Tự Do, cho biết như sau:

Cô Lisa Phạm, người Mỹ gốc Việt, bị công an thanh phố Sài Gòn bắt vì tham gia nói chuyện trên Diễn Đàn Paltalk.

Ông Yu San Jia, một người Hoa có trú quán tại Tân Cương trước kia, sau sang Gia Nã Đại định cư và nhập quốc tịch nước này năm 2001với tên trên giấy tờ là Huyesin Celil. Tháng Hai năm 2006, ông Huyesin Celil bị bắt giữ tại Bắc Kinh và bị ghép tội khủng bố, bất chấp sự phản đối của Ân Xá Quốc Tề và các tổ chức nhân quyền nước ngoài.

Hôm thứ Ba, 12/12 vừa qua, phát ngôn nhân của chính phủ Trung Quốc khẳng định ông Huyesin Celil không phải công dân Gia Nã Đại mà là công dân Trung Quốc, sẽ bị xét xử theo luật Trung Quốc vì dính líu đến hoạt động khủng bố.

Luật quốc tịch

Chuyện này tương tự như trường hợp một người Mỹ gốc Việt tên Lisa Phạm, bị bắt tại thành phố Sài Gòn hồi tháng Mười năm 2005 về tội "chống phá chế độ" vì đã tham dự những cuộc nói chuyện trên Paltalk.

Cũng như Trung Quốc, nhà cầm quyền Việt Nam coi Việt Kiều dù đã nhập quốc tịch của nước thường trú thì vẫn là công dân Việt và chính phủ Việt Nam có quyền xét xử khi họ phạm luật. Được coi là có cùng lúc hai quốc tịch là vấn đề khá tế nhị mà thiết tưởng người Việt trong hay ngoài nước cần biết.

Một người am hiểu chuyện song tịch và từng phân tích về vấn đề này trên báo chí ở Hoa Kỳ, ông Nguyễn Cần, cựu chánh án Toà Thượng Thẩm Saigon trước 1975, giải thích:
"Luật Quốc Tịch Việt Nam ngày 28 tháng Sáu 1988, tức luật cũ, và Luật Quốc Tịch Việt Nam ngày 20 tháng Năm 1998, tức luật mới, qui định người đã nhập một quốc tịch khác nhưng chưa được chủ tịch nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam cho thôi hay tước đi quốc tịch Việt Nam thì vẫn là công dân Việt Nam. Con cái của những người chưa thôi quốc tịch Việt Nam được coi là công dân Việt Nam dù sinh ở trong hay ngoài lãnh thổ Việt Nam".

Về quyền ấn định quốc tịch, ông Nguyễn Cần cho biết các quốc gia thường ấn định quốc tịch dựa vào các yếu tố sau đây: "Hoặc căn cứ vào yếu tố nơi sinh, hoặc căn cứ vào yếu tố huyết thống, hoặc cả hai yếu tố vừa nói. Có quốc gia cho thụ đắc quốc tịch do hôn thứ như Italia hay Việt Nam trước 1975 chẳng hạn".

Vì mỗi quốc gia đều có quyền chọn lựa yếu tố để ấn định quốc tịch nên Luật Quốc Tịch của mỗi nước khác nhau, dẫn đến tình trạng một cá nhân có hai quốc tịch hoặc thậm chí có nhiều quốc tịch một lúc. Cũng có khi Luật Quốc Tịch tạo tình trạng một các nhân không có quốc tịch nào, gọi là vô quốc tịch.

Từ một thập niên trở lại đây, vì người Việt ở hải ngoại về hay trở về nước thăm gia đình, nên các cơ quan chức năng của Hoa Kỳ và Gia Nã Đại đã lưu ý công dân Mỹ gốc Việt hay công dân Gia Nã Đại gốc Việt về vấn đề song tịch của họ.

Luật hình sự

Năm 2004, Bộ ngoại giao Hoa Kỳ công bố Tờ Thông Tin Lãnh Sự, nói rõ là công dân Mỹ gốc Việt sinh ở Việt Nam, các cựu công dân Việt Nam và con cái của họ phải có chiếu khán (visa) mới được vào Việt Nam. Điểm quan trọng mà ông Nguyễn Cần cho biết thêm: "Đây là trên những vấn đề hình sự, chính quyền Việt Nam đối xử với Việt Kiều như người có quốc tịch Việt Nam. Người Việt ở nước ngoài cũng bị chi phối bởi các luật thiết định những nghĩa vụ đặc biệt như người trong nước, thí dụ như quân sự hay thuế khoá. Ngoài ra, công dân Mỹ gốc Việt có thể bị truy tố vì những tội đã phạm trước khi rời Việt Nam.
Mới đây Bộ Ngoại Giao Và Thương Mại Quốc Tế Gia Nã Đại ra thông cáo cho biết Việt Nam vẫn coi người ở nước ngoài dù đã nhập quốc tịch nước đó vẫn là người Việt Nam. Thông cáo còn lưu ý là khả năng can thiệp của Toà Lãnh Sự Gia Nã Đại đối với người Gia Nã Đại gốc Việt về Việt Nam rất giới hạn nên họ phải thận trọng".

Thực tế cho thấy khi áp dụng Luật Quốc Tịch Việt Nam với người nước ngoài thì đã có nhiều trường hợp rắc rối xảy ra và cái tội khiến người Mỹ gốc Việt dể bị bắt và bị giam giữ là tội tuyên truyền chống nhà nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, qui định trong điều 88 của Bộ Luật Hình Sự Việt Nam. Tội gián điệp, qui định trong điều 80 của Bộ Luật Hình Sự Việt Nam.

Trở lại trường hợp người Mỹ gốc Việt, cô Lisa Phạm, bị công an thành Hồ bắt vì tham gia nói chuyện trên Diễn Đàn Paltalk, ông chánh án Nguyễn Cần vạch ra những điểm cần được nghiên cứu để có thể đối phó trong những trường hợp tương tự có thể xảy ra.
Theo ông Nguyễn Cần, ký vào thoả ước này không có nghĩa là Việt Nam công nhận quốc tịch Hoa Kỳ của người Mỹ gốc Việt mang hộ chiếu Hoa Kỳ. Thỏa ước này chỉ thiết lập một nghĩa vụ là thông báo cho Toà Lãnh Sự Hoa Kỳ biết khi bắt giữ một công dân Mỹ gốc Việt, cho phép người bên lãnh sự quan thăm viếng người bị bắt.

Trường hợp cô Lisa Phạm bị bắt ở Saigon mà Toà Lãnh Sự Hoa Kỳ không được thông báo là vi phạm Thỏa Ứơc Việt Mỹ Về Quan Hệ Lãnh Sự.

Quý độc giả quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân muốn có thêm tin tức cập nhật, xin theo dõi qua báo chí hay đón nghe chương trình phát thanh của chúng tôi vào mỗi tối thứ Tư từ 7PM và sáng Chủ Nhật từ 11:00AM, trên các làn sóng 840AM, 1430AM, 1500AM, và 106.3FM. Hoặc quý vị liên lạc với một trong những văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: (714) 890-9933 , San Jose (408) 294-3888, Oakland-San Francisco: (510) 533-8228, Sacramento (916) 393-3388 hay qua Email: info@rmiodp.com.

Chủ Nhật, 25 Tháng Sáu 2023(Xem: 4826)
(Robert Mullins International) Vào ngày 7 tháng 6 năm 2023, Cục Lãnh sự cho biết Bộ Ngoại giao đã tăng cường nỗ lực để đáp ứng nhu cầu cấp chiếu khán và sổ thông hành Hoa Kỳ hiện tại. Những nỗ lực đó bao gồm cho phép 30.000 đến 40.000 giờ làm thêm mỗi tháng; lưu chuyển nhân sự đến Washington, DC; và thuê thêm nhân viên thụ lý hồ sơ. Cục Lãnh sự đang yêu cầu Quốc hội gần 100 triệu Mỹ kim để lấp đầy các vị trí tuyển dụng do đại dịch gây ra và tăngthêm gần 300 vị trí mới. Bộ Ngoại giao cho biết hiện tại thời gian duyệt xét sổ thông hành thông thường là từ 10 đến 13 tuần. Cục Lãnh sự đang phải ứng phó một nhu cầu rất lớn về chiếu khán vì có rất ít chiếu khán được cấp trong thời kỳ đại dịch.
Chủ Nhật, 25 Tháng Sáu 2023(Xem: 5287)
(Robert Mullins International) Hồ sơ về di dân đáng tin cậy xuất hiện đầu tiên vào khoảng năm 1820. Vào thời điểm đó, hầu hết những người di dân là đến từ Châu Phi. Đó là một cuộc di cư bắt buộc. Họ được bán ở Châu Phi, đưa lên tàu và được mua ở Hoa Kỳ. Tuy nhiên đến năm 1827, nhu cầu về nô lệ châu Phi gần như dừng lại và hầu hết những người di dân là người châu Âu. Xu hướng này của hầu hết những người di cư châu Âu đã trở thành điển hình. Hầu như không còn nô lệ nào được đưa đến Hoa Kỳ sau năm 1830 và chế độ nô lệ chấm dứt sau Nội chiến Hoa Kỳ vào những năm 1860. Đến năm 1890, hầu hết những người di dân đến từ Đức, Anh và Ireland. Ngay sau Thế chiến thứ II, hầu hết những người di dân sau chiến tranh là đến từ Ý, Đức, Anh và Nga. Và vào năm 1965, luật di trú mới cho phép mọi người từ tất cả các quốc gia nộp đơn xin nhập cư.
Chủ Nhật, 18 Tháng Sáu 2023(Xem: 5146)
(Robert Mullins International) “Đạo luật DIGNIDAD (Dignity)” thể hiện một sự nỗ lực trên diện rộng nhằm sửa đổi hệ thống di trú. Dự luật dựa trên nguyên tắc tăng cường việc thực thi biên giới, đi kèm với những thay đổi đối với hệ thống di trú hợp pháp và lộ trình đem lại tình trạng hợp lệ cho những người di dân không có giấy tờ. Đạo luật DIGNIDAD sẽ cung cấp một lộ trình dẫn đến tình trạng hợp pháp cho gần như tất cả những người di dân bất hợp pháp. Đối với một số người di dân bất hợp pháp, lộ trình để trở thành hợp pháp sẽ mất tới 14 năm và sẽ tốn ít nhất 10.000 Mỹ kim tiền phạt và phí. “Đạo luật DIGNIDAD (Dignity)” sẽ yêu cầu thay đổi hoàn toàn cách duyệt xét những người xin tị nạn tại biên giới. Đạo luật cũng sẽ cung cấp ngân sách cho hàng trăm dặm rào chắn mới ở biên giới và cung cấp việc thuê mướn hàng ngàn nhân viên Tuần tra Biên giới mới.
Thứ Hai, 12 Tháng Sáu 2023(Xem: 5059)
(Robert Mullins International) Duyệt xét hành chính là một quá trình xem xét sau khi phỏng vấn. Một quy trình phải được hoàn tất trước khi có thể chấp thuận một hồ sơ. Có một số lý do để cần duyệt xét hành chính, bao gồm an ninh quốc gia, nghi ngờ gian lận hoặc đơn giản là cần thêm bằng chứng từ đương đơn. Tuy nhiên, Lãnh sự quán rất ít chia sẻ thông tin với đương đơn và điều này có thể gây ra nhiều lo ngại. Mặc dù việc bị đưa vào duyệt xét hành chính gây căng thẳng cho đương đơn, nhưng nó không hoàn toàn tệ như người ta nghĩ. Trang web của Bộ Ngoại giao khuyên đương đơn nên đợi ít nhất 180 ngày kể từ ngày phỏng vấn hoặc kể từ ngày nộp các tài liệu bổ sung để hỏi thăm tình trạng hồ sơ. Tuy nhiên, thường thì các trường hợp đều được giải quyết thỏa đáng nhanh hơn nhiều.
Thứ Hai, 05 Tháng Sáu 2023(Xem: 4968)
(Robert Mullins International) Các lãnh sự quán đang vật lộn để quay trở lại thời gian duyệt xét như trước khi Covid, nhưng ở nhiều quốc gia, tiến độ vẫn còn chậm. Vì vậy, nhiều người vẫn hỏi: Diện nào nhanh hơn, chiếu khán hôn phu hôn thê hay vợ chồng? Vào năm 2023, thời gian duyệt xét cho cả 2 loại chiếu khán diện hôn phu hôn hôn thê và vợ chồng gần như giống hệt nhau. Điều này dẫn đến nhiều người trực tiếp nộp đơn xin chiếu khán diện vợ chồng. Trước đại dịch, chiếu khán diện hôn phu hôn thê thường được duyệt xét nhanh hơn nhiều - đôi khi nhanh hơn từ 6 đến 7 tháng so với chiếu khán diện vợ chồng. Tuy nhiên, vào năm 2023, cả hai đều mất một khoảng thời gian gần như bằng nhau.
Thứ Hai, 29 Tháng Năm 2023(Xem: 5030)
(Robert Mullins International) Omdudsman của Văn phòng Dịch vụ Di trú và Nhập tịch (CIS) đã đưa ra một số cách để các sinh viên F-1 đang tìm kiếm Chương trình Đào tạo Thực hành Tùy chọn (OPT), có thể tránh bị chậm trễ trong việc duyệt xét đơn I-765, Đơn xin Giấy phép Làm việc. Các cách bao gồm: -Kiểm tra trang web của Sở di trú để biết các thông tin cập nhật trước khi bạn gửi đơn I-765. -Kiểm tra Mẫu I-20, Giấy chứng nhận đủ điều kiện cho tình trạng sinh viên không định cư, được ký tên, ghi ngày tháng và xác thực cho phép làm việc. -Nộp đơn trực tuyến. -Gửi Đơn I-765 trong vòng 30 ngày hoặc 60 ngày kể từ ngày Mẫu I-20 được cấp bởi Viên chức được chỉ định của nhà trường. -Gửi Mẫu I-20 đã hoàn thành đúng cách cùng với Đơn I-765 cùng một lúc. -Cập nhật địa chỉ gửi thư của bạn cho cả Sở di Trú và Dịch vụ Bưu chính Hoa Kỳ (USPS)
Thứ Ba, 16 Tháng Năm 2023(Xem: 5942)
(Robert Mullins International) Nhiều trang web cung cấp hướng dẫn về cách kết hôn trực tuyến ở hạt Utah. Chúng tôi sẽ chỉ đưa ra một số điểm chính về thủ tục này. Các cặp đôi quyết định kết hôn trực tuyến ở Utah và dùng cuộc hôn nhân đó được công nhận cho mục đích di dân vào Hoa Kỳ có thể làm như vậy. Tuy nhiên, trước khi Đơn I-130 có thể được nộp bởi người phối ngẫu là công dân Hoa Kỳ, cặp đôi đó phải có trải qua cuộc chung sống vợ chồng. Nếu cặp đôi không có trải qua cuộc chung sống vợ chồng, Đơn I-130 sẽ bị Sở di trú Hoa kỳ từ chối. Sở di trú sẽ xem xét cuộc hôn nhân đã trải qua cuộc chung sống vợ chồng nếu cả hai thành viên của cặp đôi ở cùng một nơi, vào cùng một thời điểm, SAU đám cưới. Bạn không cần phải cung cấp thêm các bằng chứng riêng tư rằng đã trải qua cuộc chung sống vợ chồng.
Thứ Ba, 16 Tháng Năm 2023(Xem: 4938)
(Robert Mullins International) Kể từ tháng 1 năm 2021, số ca tử vong do COVID-19 đã giảm 95% và số ca nhập viện giảm gần 91%. Trên toàn cầu, số ca tử vong do COVID-19 đang ở mức thấp nhất kể từ khi bắt đầu đại dịch. Chính quyền đã chấm dứt các yêu cầu về chủng ngừa COVID-19 đối với khách du lịch hàng không quốc tế vào ngày 11 tháng 5. Các yêu cầu về chủng ngừa COVID-19 đã hỗ trợ và tăng cường việc chủng ngừa trên toàn quốc, và trọng tâm là việc chủng ngừa đã cứu sống hàng triệu mạng người.
Chủ Nhật, 07 Tháng Năm 2023(Xem: 5526)
(Robert Mullins International) Ngày 3 tháng 5 năm 2023. Cơ quan Hải quan và Bảo vệ Biên giới Hoa Kỳ (CBP) đã chính thức triển khai chương trình “Đơn giản hóa việc nhập cảnh”mà đã được thử nghiệm ở nhiều thành phố khác nhau từ năm 2021 đến năm 2022. Mục đích là để làm nhanh gọn thủ tục nhập cảnh cho du khách quốc tế tại tất cả 238 sân bay đến ở Hoa Kỳ. Theo chương trình Nhập cảnh đơn giản hóa, CBP không còn đóng con dấu khi nhập cảnh vào Hoa Kỳ và hiện sẽ chỉ cấp Mẫu I-94 điện tử trên trang web của mình. Cư dân không phải là người định cư của Hoa Kỳ nên thường xuyên kiểm tra trực tuyến Mẫu I-94 của họ khi họ trở về sau chuyến du lịch quốc tế. Mẫu I-94 rất quan trọng để xác định cá nhân có thể ở lại Hoa Kỳ trong bao lâu. Giờ đây, những người không phải định cư khi tiến hành thủ tục nhập cảnh, xuất trình hộ chiếu cùng với các giấy tờ nhập cảnh hợp lệ, chưa hết hạn của họ và sẽ được trả lại hộ chiếu mà không cần đóng con dấu nhập cảnh ghi nhận họ đã nhập cảnh vào quốc gia này.
Thứ Tư, 03 Tháng Năm 2023(Xem: 5346)
(Robert Mullins International) Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đang tăng lệ phí xin chiếu khán để hỗ trợ cho cơ sở hạ tầng và các hoạt động lãnh sự của mình. Để đáp ứng cho các nhu cầu hoạt độngthì cần phải dựa vào lệ phí của người dùng. Lần cập nhật lệ phí gần đây nhất là vào năm 2012 và 2014. Vào ngày 30 tháng 5 năm 2023, phí duyệt đơn xin chiếu khán diện không định cư (NIV) sẽ tăng. Tất cả những người xin chiếu khán phải trả số tiền lệ phí có hiệu lực vào ngày nộp thanh toán của họ. Các thay đổi chính về lệ phí được thực hiện theo quy định như sau: • Các đơn xin chiếu khán NIV, loại không dựa trên đơn bảo lãnh như B1-2 và F-1 sinh viên, sẽ tăng từ $160 lên $185 • L-1 và chiếu khán làm việc tôn giáo không định cư sẽ tăng từ $190 lên $205 • Chiếu khán loại E dành cho các nhà đầu tư sẽ tăng từ $205 lên $315