Tranh Luận Về Vấn Đề Nhập Cư Hoa Kỳ

Thứ Sáu, 06 Tháng Tư 200700:00(Xem: 129275)
Tranh Luận Về Vấn Đề Nhập Cư Hoa Kỳ

Mục di trú và bảo lãnh do Văn Phòng tham vấn di trú Robert Mullins International đảm trách hằng tuần, nhằm mục đích thông báo các tin tức thời sự liên quan đến vấn đề đoàn tụ gia đình, rất hữu ích cho quý vị nào quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân.  Mọi đóng góp ý kiến xin liên lạc 1-800-411-0495

Khi dân số Hoa Kỳ đạt một dấu mốc mới 300 triệu người, một cuộc thăm dò dư luận mới đây cho thấy công chúng Mỹ đang ngày càng lo ngại về mức độ nhập cư hiện nay, đặc biệt là con số 12 triệu người nước ngoài nhập cư bất hợp pháp đang sinh sống tại nước này. Để tìm hiểu thêm về vấn đề phức tạp và đầy tế nhị này, chúng tôi xin trích dẫn bài viết sau đây từ chương trình phát thanh của Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA): 

Cuộc thăm dò dư luận được tiến hành ngay sau khi Tổng thống Bush ký một sắc lệnh cho phép xây dựng một hàng rào dài 1.100 cây số dọc biên giới Mễ Tây Cơ, và còn chưa đầy 3 tuần nữa là đến cuộc bầu cử quốc hội tháng 11.

Được một nhóm chính sách công có trụ sở tại Washington ủy quyền, một hãng nghiên cứu độc lập đã thực hiện một cuộc thăm dò dư luận với kết quả cho thấy vấn đề nhập cư là một chủ đề hàng đầu đối với cử tri Mỹ. Bà Poll Kellyanne Conway nói:
 
53% số cử tri cho biết vấn đề nhập cư là chủ đề hàng đầu trong số ba chủ đề đứng đầu của họ. Vấn đề nhập cư chưa từng bao giờ có tầm quan trọng hàng đầu trong các cuộc bầu cử trước đây.

Có vẻ như các cử tri được thăm dò cư ngụ ở 14 quận quốc hội ở khắp đất nước cũng như 4 tiểu bang cạnh tranh ghế thượng viện gay gắt nhất.

68% những người được hỏi cho rằng mức độ dân nhập cư ở Hoa Kỳ quá cao, và chỉ có 2% cho là quá thấp. 70% nói rằng họ sẽ không bỏ phiếu cho những ứng cử viên nào ủng hộ việc gia tăng nhập cư hợp pháp, và 64% cho biết họ ủng hộ những biện pháp có thể khiến các cư dân nhập cư bất hợp pháp tự nguyện hay bị bắt buộc trở về quê hương họ.
 
Bà Conway nêu lên rằng đối với vấn đề giải quyết những người nước ngoài nhập cư trái phép, hầu hết các bản thăm dò chỉ đưa ra hai lựa chọn: hoặc trục xuất hoặc cho phép họ được hưởng qui chế nhập cư hợp pháp. Bà cho biết bản thăm dò của bà đưa ra một lựa chọn thứ ba: là tăng cường áp dụng luật pháp để không cho phép những người lao động không có giấy phép kiếm được việc làm và đủ khả năng chu cấp cho họ ở Hoa Kỳ, khiến họ không còn lựa chọn nào khác là phải tự mình rời khỏi nước này.

Chúng tôi nhận thấy rằng khi đưa thêm lựa chọn thứ 3 thì biện pháp thực thi chính sách này nhận được sự ủng hộ nhiều nhất.

Cuộc thăm dò cho thấy 44% số người được hỏi ủng hộ việc áp dụng luật nhập cư nghiêm ngặt hơn, 31% ủng hộ việc hợp pháp hóa giấy tờ của người lao động, và 20% ủng hộ việc trục xuất trên qui mô lớn những người nhập cư bất hợp pháp.

Cuộc thăm dò được thực hiện bởi Trung tâm Nghiên cứu về vấn đề Nhập cư, một tổ chức ủng hộ việc giới hạn nhập cư vào Hoa Kỳ. Giám đốc nhóm nghiên cứu, ông Steve Camarota nói: "Rõ ràng là công chúng muốn những người nước ngoài sinh sống bất hợp pháp trở về quê hương họ".

Ông Camarota cho biết người Mỹ không chống lại việc nhập cư dưới bất cứ hình thức nào, nhưng mức độ nhập cư cao, cả hợp pháp và bất hợp pháp đang khiến cho tình hình thay đổi bởi người Mỹ ngày càng quan ngại về những tác động về mặt luật pháp, kinh tế và văn hóa của cái được coi là một làn sóng những người mới đến không được kiểm soát này.

Các nhà vận động cho vấn đề nhập cư cũng thừa nhận rằng công chúng ngày càng lo ngại về vấn đề nhập cư nói chung, và chán nản với tình trạng nhập cư trái phép nói riêng. Bà Michele Waslin là giám đốc nghiên cứu chính sách nhập cư tại Hội Đồng Quốc gia La Raza, một nhóm vận động của cộng đồng những người nói tiếng Tây Ban Nha có trụ sở tại Hoa Kỳ. Bà nói các cuộc tranh luận về vấn đề nhập cư càng gay gắt, thì càng khó cho cử tri và các chính trị gia khi cân nhắc các lựa chọn chính sách.

"Đôi khi các cuộc tranh luận đã vượt ra ngoài khuôn khổ của một cuộc tranh luận mang tính xây dựng và tìm giải pháp, và đã trở thành những cuộc tranh luận mà ở đó các bên lăng mạ nhau, đe dọa, sợ hãi, thù ghét và chia rẽ nhau. Và tôi không cho rằng điều này sẽ có lợi cho đất nước. Tôi chắc chắn không nghĩ rằng những cuộc tranh luận kiểu như vậy sẽ giúp chúng ta tìm được một giải pháp cho vấn đề rất thực tế này".

Tổng thống Bush đã kêu gọi cải cách tổng thể chính sách nhập cư. Đề xuất của ông sẽ giúp tăng cường biên giới Hoa Kỳ, xây dựng các chương trình cho người lao động nước ngoài, và đưa ra một hình thức nhập cư hợp pháp cho rất nhiều người lao động không có giấy tờ hợp pháp do quy định cuả pháp luật.

Thượng viện Hoa Kỳ đã thông qua một đạo luật phản ánh kế hoạch của tổng thống. Tuy nhiên đạo luật được Hạ viện thông qua năm ngoái lại có xu hướng tăng cường thực thi luật pháp - coi những người nước ngoài bất hợp pháp và những ai hỗ trợ họ là phạm tội, và yêu cầu những người lao động không có giấy phép trở về quê hương họ trước khi xin quy chế cư dân hợp pháp. Đạo luật của Hạ viện không có chương trình dành cho người lao động nươc ngoài và không có hình thức cho những người lao động không có giấy phép hưởng tình trạng di cư hợp pháp. Hiện vẫn chưa rõ liệu có thể hoặc bằng cách nào khắc phục những bước tiếp cận khác xa nhau của hai cơ quan luật pháp này.

Bà Michele Waslin thuộc Hội đồng Quốc gia la Raza cho biết tất cả mọi người đều muốn giải quyết tình trạng nhập cư bất hợp pháp. Bà nói vấn đề là làm thế nào để thực thi điều này bằng một cách thực tiễn và công bằng.
 
Nói thì rất dễ, "chúng ta cần loại bỏ họ, chúng ta cần trục xuất tất cả những người nhập cư không có giấy tờ". Tuy nhiên khi đưa ra lựa chọn giữa một giải pháp nhập cư toàn diện và biến cuộc sống của những người nhập cư trở nên tồi tệ đến mức họ phải lựa chọn con đường trở về quê hương, thì những người biết điều sẽ chọn giải pháp toàn diện.

Lợi ích và thiệt hại của tình trạng nhập cư đã từ lâu là một đề tài tranh luận ở Hoa Kỳ.

Quý độc giả quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân muốn có thêm tin tức cập nhật, xin theo dõi qua báo chí hay đón nghe chương trình phát thanh của chúng tôi vào mỗi tối thứ Tư từ 7PM và sáng Chủ Nhật từ 11:00AM, trên các làn sóng 1430AM, 1500AM, và 106.3FM. Hoặc quý vị liên lạc với một trong những văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: (714) 890-9933 , San Jose (408) 294-3888, Oakland-San Francisco: (510) 533-8228, Sacramento (916) 393-3388 hay qua Email: info@rmiodp.com.

Thứ Tư, 21 Tháng Mười 2009(Xem: 103008)
N ếu thời gian hôn nhân của qúy vị dưới hai năm cho đến ngày được chính thức trở thành thường trú nhân, qúy vị sẽ được cấp quy chế Thường Trú Nhân Có Điều Kiện. Quy chế thường trú nhân của qúy vị có điều kiện, vì qúy vị phải chứng minh rằng cuộc hôn nhân không vi phạm luật di trú Hoa Kỳ.
Thứ Bảy, 17 Tháng Mười 2009(Xem: 103365)
Đ ối với những hồ sơ bảo lãnh diện vợ-chồng, hoặc diện hôn thê-hôn phu, người được bảo lãnh sau khi sang Hoa Kỳ đoàn tụ với người thân sẽ nhận được Thẻ Xanh Thường Trú Có Điều Kiện. Hai năm sau, người được bảo lãnh phải nộp đơn xin Thẻ Xanh Thường Trú Nhân chính thức (có giá trị 10 năm).
Thứ Tư, 07 Tháng Mười 2009(Xem: 103438)
T rước khi quốc hội Hoa Kỳ thông qua Đạo Luật Di Trú Về Người Bảo Lãnh Gia Đình, thân nhân đang làm đơn bảo lãnh phải sống cho đến khi chiếu khán (visa) được cấp cho người thân được bảo lãnh. Nếu người bảo lãnh qua đời bất cứ lúc nào trong thời gian hồ sơ vẫn còn duyệt xét, luật bấy giờ nói rằng đơn xin chiếu khán di dân phải bị hủy bỏ ngay thời điểm người bảo lãnh qua đời.
Thứ Ba, 22 Tháng Chín 2009(Xem: 97831)
Trong tháng Mười, chúng ta thấy ngày đáo hạn cho diện bảo lãnh con độc thân của  các công dân Mỹ được gia tăng đáng kể. Diện bảo lãnh này đã tăng đến ngày 22 tháng 7 năm 2003, có nghĩa là tăng thêm 17 tuần.
Thứ Ba, 15 Tháng Chín 2009(Xem: 103214)
Những người bảo lãnh diện di dân đều phải nộp đơn Bảo Trợ Tài Chánh (mẫu I-864). Việc Bảo Trợ Tài Chánh có hiệu lực trong 10 năm kể từ ngày người được bảo lãnh đặt chân đến Hoa Kỳ, hay cho đến khi người được bảo lãnh trở thành công dân Mỹ. 
Thứ Tư, 26 Tháng Tám 2009(Xem: 96574)
Đã có một thời gian trước đây, Trung Tâm Chiếu Khán Quốc Gia (NVC) đã có nhiều thời gian hơn để đáp lại nhanh chóng những nhu cầu của khách hàng.
Thứ Tư, 19 Tháng Tám 2009(Xem: 96963)
Tháng trước, chúng ta đã thảo luận về hồ sơ Ruiz-Diaz, được xem như một án lệnh đem lại nhiều lợi ích cho những người làm việc tôn giáo ở Hoa Kỳ.
Thứ Sáu, 31 Tháng Bảy 2009(Xem: 102839)
Mỗi năm, 10.000 chiếu khán (visa) sẵn sàng để cấp cho những nhà đầu tư có đủ điều kiện muốn trở thành Thường trú nhân tại Hoa Kỳ, nếu họ muốn thiết lập một cơ sở kinh doanh  mới. Vốn đầu tư tối thiểu là Một Triệu Mỹ Kim.
Thứ Tư, 08 Tháng Bảy 2009(Xem: 113198)
Sau khi sở di trú chấp thuận một đơn bảo lãnh, công việc của họ được xem là hoàn tất. Sở di trú sẽ chuyển đơn bảo lãnh này đến Trung Tâm Chiếu Khán Quốc Gia (tức NVC) tại tiểu bang New Hamshire.
Thứ Tư, 01 Tháng Bảy 2009(Xem: 100109)
Vừa mới đây, chúng tôi nhận được một thư email của một thân chủ tại thành phố Sacramento, tiểu bang California. Một lá thư tràn ngập nỗi vui.