Những Lý Do Bị Từ Chối Chiếu Khán

Thứ Năm, 03 Tháng Năm 200700:00(Xem: 114558)
Những Lý Do Bị Từ Chối Chiếu Khán

Mục di trú và bảo lãnh do Văn Phòng tham vấn di trú Robert Mullins International đảm trách hằng tuần, nhằm mục đích thông báo các tin tức thời sự liên quan đến vấn đề đoàn tụ gia đình, rất hữu ích cho quý vị nào quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân.  Mọi đóng góp ý kiến xin liên lạc 1-800-411-0495

Những hồ sơ xin chiếu khán di dân đều cần những bằng chứng chính và phụ. Trong các hồ sơ diện kết hôn, giấy hôn thú là bằng chứng chính xác nhận hôn nhân hợp pháp của hai người. Nhưng chứng minh này vẫn chưa đủ. Điều quan trọng không kém là các bằng chứng phụ phải thể hiện sự thành thật trong quan hệ vợ chồng.

Những hồ sơ bị từ chối thường do thiếu những chứng minh phụ về sự quan hệ. Họ không biết loại bằng chứng nào cần nộp, hoặc đơn thuần không đủ bằng chứng.

Lãnh sự Hoa Kỳ luôn luôn muốn thấy những bằng chứng từ lúc hai người gặp nhau lần đầu tiên, dù là "gặp nhau" trên điện thoại hay internet. Và Lãnh sự Hoa Kỳ cũng thường từ chối một hồ sơ cho đến khi họ nhận được một bản tường trình mối quan hệ có thị thực chữ ký. Để hồ sơ bảo lãnh có khả năng được chấp thuận cao, bản tường trình liên hệ nói trên nên được nộp chung với hồ sơ bảo lãnh, hoặc nộp cho nhân viên lãnh sự trong ngày phỏng vấn.

Lãnh sự Hoa Kỳ cũng thường đòi hỏi các chứng minh người bảo lãnh dùng tiền cá nhân mình mua vé máy bay về Việt Nam. Như đã nói, điều cần thiết là phải có những chứng minh này lúc được phỏng vấn, hơn là nộp bổ túc sau đó sẽ kéo dài thêm thời gian chờ đợi để  nhân viên lãnh sự duyệt xét.

Lý do chính khác khi bị từ chối chiếu khán là lợi tức của người bảo lãnh không đủ, hoặc các dữ kiện về bảo trợ tài chánh không được cập nhật. Khi người được bảo lãnh đi phỏng vấn, họ nên nộp giấy xác nhận việc làm, mẫu xác nhận lợi tức W-2, giấy khai thuế và chi phiếu tiền lương mới nhất.

LỊCH CẤP CHIẾU KHÁN DI DÂN TÍNH ĐẾN THÁNG 05-2007

A-IR-1, IR-2, IR-5 (Vợ, con vị thành niên, cha mẹ của công dân Hoa Kỳ, luôn luôn hiệu lực)
B- Ưu tiên F1-1:   Xét đến 15-05-2001 (Tăng 1 tuần)
C- Ưu tiên F2-A:  Xét đến 08-04-2002 (Tăng 1 tuần)
D- Ưu tiên F2-B:  Xét đến 01-10-1997 (Tăng 6 tuần)
E- Ưu tiên F3:      Xét đến 01-04-1999 (Tăng 1 tuần)
F- Ưu tiên F4:      Xét đến 15-05-1996 (Tăng 2 tuần)
G- Tu Sĩ-SR:      Luôn luôn hiệu lực

 

Hỏi Đáp Di Trú:

 - Hỏi: Tôi từng được xem một số quảng cáo của một vài văn phòng dịch vụ cho rằng họ có thể xin giấy chấp thuận của những hồ sơ vị từ chối rất nhanh vì họ có "những liên hệ" với Lãnh sự Hoa Kỳ. Điều này có thể xảy ra không?

- Đáp: Trưởng phòng Chiếu khán Di dân đã khẳng đînh với chúng tôi rằng điều này không thể xảy ra. Tất cả hồ sơ đều được cứu xét bình đẳng trước pháp luật. Ngay cả những thư can thiệp của dân biểu hoặc thượng nghị sĩ Hoa Kỳ cũng không thể giúp cho hồ sơ nhanh hơn được.

- Hỏi: Tôi đã nộp hai hồ sơ bảo lãnh, cho vợ và cho con tôi được sinh ra sau khi tôi trở thành công dân Mỹ. Nhưng hiện nay Lãnh sự nói rằng con tôi không thể được duyệt xét với đơn bảo lãnh đã nộp. Tại sao vậy?

- Đáp: Khi bạn là công dân Mỹ vào thời điểm đứa con sinh ra đời, con của bạn có thể hợp lệ là công dân Mỹ và xin sổ thông hành (passport) Hoa Kỳ ngay bây giờ. Luật đòi hỏi bạn phải nộp giấy tờ cho con của bạn như một công dân Mỹ. Đơn xin chiếu khán di dân mà bạn đã nộp không dùng cho công dân Hoa Kỳ.

Quý độc giả quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân muốn có thêm tin tức cập nhật, xin theo dõi qua báo chí hay đón nghe chương trình phát thanh của chúng tôi vào mỗi tối thứ Tư từ 7PM và sáng Chủ Nhật từ 11:00AM, trên các làn sóng 1430AM, 1500AM, và 106.3FM. Hoặc quý vị liên lạc với một trong những văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: (714) 890-9933 , San Jose (408) 294-3888, Oakland-San Francisco: (510) 533-8228, Sacramento (916) 393-3388 hay qua Email: info@rmiodp.com.

Thứ Năm, 18 Tháng Tám 2011(Xem: 116396)
Quốc hội đã thông qua Đạo Luật CSPA (tức Đạo Luật Luật Bảo Vệ Tuổi Trẻ Em) vào năm 2002 để tránh chia cách con cái với cha mẹ sắp di dân sau thời gian chờ đợi hồ sơ bảo lãnh được duyệt xét kéo dài nhiều năm, và chờ ngày ưu tiên được đáo hạn. Luật này thường áp dụng cho các diện bảo lãnh F-3 và F-4, là những hồ sơ của một công dân Hoa Kỳ đang bảo lãnh cho một gia đình có con cái trên 21 tuổi.
Thứ Tư, 10 Tháng Tám 2011(Xem: 119405)
Hôn nhân có thể thay đổi diện bảo lãnh con của qúy vị rất nhiều, hoặc rất ít. Điều này tùy thuộc diện di trú của người bảo lãnh.
Thứ Tư, 03 Tháng Tám 2011(Xem: 117957)
Mười năm trước, vào tháng 9 năm 2001, Thượng viện Hoa Kỳ đã họp bàn về Dự Luật Ước Mơ. Và mãi cho đến ngày 28 tháng 7 năm 2011 vừa qua, một buổi họp khác về dự luật này mới được thực hiện tại Thương viện Hoa Kỳ.
Thứ Tư, 27 Tháng Bảy 2011(Xem: 115502)
Liệu nhân viên phỏng vấn của Tòa Lãnh sự Hoa Kỳ có thể từ chối một hồ sơ chỉ vì đương đơn chỉ trả lời sai một câu hỏi không? Và, câu hỏi nào đã làm cho hồ sơ bị từ chối?
Thứ Năm, 21 Tháng Bảy 2011(Xem: 113159)
Trong thời gian gần đây, những lời ta thán vọng từ các văn phòng Lãnh sự Hoa Kỳ trên thế giới và từ những văn phòng di trú tại Hoa Kỳ đã làm cho giới truyền thông Hoa Kỳ chính thức bình luận về vấn đề này.
Thứ Tư, 13 Tháng Bảy 2011(Xem: 110273)
Trong thời gian gần đây, những lời ta thán vọng từ các văn phòng Lãnh sự Hoa Kỳ trên thế giới và từ những văn phòng di trú tại Hoa Kỳ đã làm cho giới truyền thông Hoa Kỳ chính thức bình luận về vấn đề này.
Thứ Tư, 06 Tháng Bảy 2011(Xem: 115502)
Trong thời gian gần đây, những lời ta thán vọng từ các văn phòng Lãnh sự Hoa Kỳ trên thế giới và từ những văn phòng di trú tại Hoa Kỳ đã làm cho giới truyền thông Hoa Kỳ chính thức bình luận về vấn đề này.
Thứ Năm, 30 Tháng Sáu 2011(Xem: 117797)
Các nhân viên Lãnh sự ở Sài Gòn và nhân viên Sở di trú tại Hoa Kỳ đều có nhiệm vụ quyết định xem những cuộc hôn nhân nào là thật và giả mạo.
Thứ Tư, 22 Tháng Sáu 2011(Xem: 115990)
Một vài người không được cấp chiếu khán (visa) đã than rằng: "Nhân viên lãnh sự đã không ngó ngàng đến bằng chứng của tôi!".
Thứ Năm, 16 Tháng Sáu 2011(Xem: 120534)
Có hai điều cần quan tâm khi chúng ta bàn về việc những nhà đầu tư xin di dân muốn chuyển tiền từ Việt Nam sang Hoa Kỳ. Một là những đòi hỏi của Sở di trú Hoa Kỳ, và thứ hai là vấn đề thủ tục chuyển tiền được quy định bởi nhà nước Cộng sản Việt Nam.