Cải Tổ Di Trú 2007: Nhiều Tranh Luận Về Hệ Thống Tính Điểm

Thứ Sáu, 08 Tháng Sáu 200700:00(Xem: 120583)
Cải Tổ Di Trú 2007: Nhiều Tranh Luận Về Hệ Thống Tính Điểm

Mục di trú và bảo lãnh do Văn Phòng tham vấn di trú Robert Mullins International đảm trách hằng tuần, nhằm mục đích thông báo các tin tức thời sự liên quan đến vấn đề đoàn tụ gia đình, rất hữu ích cho quý vị nào quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân.  Mọi đóng góp ý kiến xin liên lạc 1-800-411-0495

Vừa qua, chúng ta đã có dịp nói về Hệ thống Tính điểm cho các loại chiếu khán (visa) di dân đang được bàn thảo tại Quốc hội Hoa Kỳ. Với hệ thống tính điểm này, tất cả đương đơn xin chiếu khán di dân sẽ được duyệt xét dựa trên lý lịch và tiêu chuẩn, và sự hiện diện của người thân ở Hoa Kỳ chỉ được tính 10% số điểm. Điều này cho thấy người thân tại Hoa Kỳ chưa hẳn là người bảo lãnh theo đúng nghĩa của nó như trước đây.

Theo dự luật đang được bàn thảo, các diện bảo lãnh con trên 21 tuổi và anh chị em của công dân Hoa Kỳ và Thường trú nhân sẽ bị hủy bỏ, và họ sẽ phải nộp đơn xin chiếu khán di dân theo Hệ thống Tính điểm hay Hệ thống Ban thưởng. Mục đích của Quốc hội Hoa Kỳ lập nên Hệ thống Tính điểm là để "đáp ứng nhu cầu lợi ích quốc gia và kinh tế Hoa Kỳ". Nhưng điều này thực hiện ra sao?

Những người bảo lãnh người thân của mình qua diện đoàn tụ gia đình không chỉ là những người duy nhất than phiền về Hệ thống Tính điểm mới này. Hai nhóm xin chiếu khán khác cũng đã phản đối dữ dội: Đó là các doanh nhân ngoại quốc và những người ngoại quốc có "khả năng vượt trội". Họ phản đối Hệ thống Tính điểm vì diện của họ cũng  loại bỏ. Các chiếu khán diện EB, diện L, và diện H cũng sẽ biến mất. Và cũng chưa ai biết rõ số phận của những tấm Thẻ Xanh sẽ được cấp cho những nhà đầu tư và các nhân viên ngoại quốc làm ngành y tế sẽ ra sao.

Sự thật là Hệ thống Tính điểm sẽ có sẵn chiếu khán cho bất kỳ ai muốn xin chiếu khán di dân, nhưng hệ thống mới này sẽ nhập chung tất cả các loại chiếu khán vào trong một nhóm. Không ai có thể tiên đoán thời gian duyệt xét cấp chiếu khán theo Hệ thống Tính điểm, nhưng một số người đoán rằng cũng phải chờ đợi nhiều năm. Điều thực tế là các chủ nhân tại Hoa Kỳ có ý muốn chờ đợi các nhân công ngoại quốc quá lâu như vậy hay không? Có lẽ là không.

Đối với những người ngoại lệ trong bất cứ lãnh vực nào - vận động viên thể thao, giải trí, doanh nghiệp, khoa học, nghệ thuật - nếu muốn có Thẻ Xanh, họ phải nộp đơn xin qua Hệ thống Tính điểm. Điều này cho thấy Thượng viện có vẻ muốn giảm sự quan tâm với những di dân có những khả năng ngoại hạng. Nhiều người nhận định rằng cách suy nghĩ của Thượng viện không đúng như tinh thần họ nghĩ là dự luật sẽ phục vụ cho quyền lợi quốc gia và nền kinh tế của Hoa Kỳ.

Đã có nhiều sáng kiến nổi bật về khoa học thành tựu bởi những người di dân ngoại quốc có khả năng ngoại hạng. Họ đã đến Hoa Kỳ dễ dàng trước đây với chiếu khán diện EB-1. Họ đến nước Mỹ vì nơi đây có nhiều phương tiện làm việc không thể tìm thấy ở quê hương họ. Những cống hiến của họ về khoa học được thành tựu tại Hoa Kỳ đã mang lại lợi ích cho tất cả mọi người.

Ngay cả những đội banh dã cầu cũng bị ảnh hưởng bởi hệ thống tính điểm mới. Cho đến nay, nhiều người chơi dã cầu chuyên nghiệp đến từ các nước nói tiếng Tây Ban Nha, và họ được cấp Thẻ Xanh nhờ khả năng xuất sắc của họ về môn thể thao. Và điều này không thể xảy ra với Hệ thống Tính điểm mới.

Kết luận cho thấy khó thể tìm nhiều người ủng hộ Hệ thống Tính điểm cho vấn đề di dân. Chỉ có những dân biểu chống di dân mới ủng hộ nó mà thôi.

*

Trong một diễn biến quan trọng khác về di trú: Văn Phòng Công Dân và Dịch Vụ Di Trú Hoa Kỳ (USCIS) vừa chính thức loan báo về lệ phí gia tăng khá cao cho các loại đơn liên quan đến di trú, và sẽ được áp dụng kể từ ngày 30 tháng 7 năm 2007 sắp tới. Một số đơn thông dụng mà chúng ta thường biết đến như:

- Đơn I-90:  Gia hạn hoặc đổi Thẻ Xanh, từ 260 Mỹ kim (kể cả lệ phí lăn tay) lên $370 Mỹ kim.
- Đơn I-129F:  Bảo lãnh diện hôn thê-hôn phu, từ 170 Mỹ kim lên 455 Mỹ kim.
- Đơn I-130: Bảo lãnh người thân trong gia đình (gồm cha mẹ, con, anh chị em), từ 190 Mỹ kim lên 355 Mỹ kim.
- Đơn I-485: Chuyển diện xin Thẻ Xanh Thường trú nhân, từ 325 Mỹ kim lên 1,010 Mỹ kim (trẻ em dưới 14 tuổi, nếu nộp cùng với đơn của cha hay mẹ, từ 225 Mỹ kim lên 600 Mỹ kim. Nếu nộp một mình, từ 225 Mỹ kim lên 930 Mỹ kim. Người cao niên trên 79 tuổi: 930 Mỹ kim).
- Đơn N-400: Xin nhập quốc tịch Mỹ, từ 400 Mỹ kim (kể cả lệ phí lăn tay) lên 595 Mỹ kim.
- Đơn N-600: Xin chứng chỉ công dân Hoa Kỳ, từ 255 Mỹ kim lên 460 Mỹ kim.

Sở di trú cho biết những lệ phí mới đã bao gồm lệ phí lăn tay cho những loại đơn nào cần lăn dấu tay. Qúy vị nào muốn biết thêm các lệ phí mới cho các loại đơn khác, xin liên lạc với các văn phòng di trú, hoặc xem trên website: www.uscis.gov.


- Hỏi: Có đúng là loại chiếu khán IR-5 bảo lãnh cha mẹ của công dân Mỹ sẽ bị giảm sút không?

- Đáp: Kế hoạch của Thượng viện yêu cầu giới hạn con số 40.000 chiếu khán cho diện bảo lãnh IR-5. Nhưng điều này có thể thay đổi. Tãt cả số lượng phân chia chiếu khán vẫn đang được bàn thảo.

- Hỏi: Có phải dự luật của Thượng viện cho phép cấp những loại chiếu khán khác cho cha mẹ của các công dân Hoa Kỳ?

- Đáp: Dự luật nói rằng sẽ cho phép cha mẹ của các công dân Hoa Kỳ viếng thăm nước Mỹ tối đa 100 ngày mỗi năm. Và có thể sử dụng số ngày này trong nhiều chuyến đi khác nhau.

Quý độc giả quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân muốn có thêm tin tức cập nhật, xin theo dõi qua báo chí hay đón nghe chương trình phát thanh của chúng tôi vào mỗi tối thứ Tư từ 7PM và sáng Chủ Nhật từ 11:00AM, trên các làn sóng 1110AM, 1430AM, 1500AM, và 106.3FM. Hoặc quý vị liên lạc với một trong những văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: (714) 890-9933 , San Jose (408) 294-3888, Oakland-San Francisco: (510) 533-8228, Sacramento (916) 393-3388 hay qua Email: info@rmiodp.com.

Thứ Tư, 27 Tháng Bảy 2011(Xem: 115015)
Liệu nhân viên phỏng vấn của Tòa Lãnh sự Hoa Kỳ có thể từ chối một hồ sơ chỉ vì đương đơn chỉ trả lời sai một câu hỏi không? Và, câu hỏi nào đã làm cho hồ sơ bị từ chối?
Thứ Năm, 21 Tháng Bảy 2011(Xem: 112714)
Trong thời gian gần đây, những lời ta thán vọng từ các văn phòng Lãnh sự Hoa Kỳ trên thế giới và từ những văn phòng di trú tại Hoa Kỳ đã làm cho giới truyền thông Hoa Kỳ chính thức bình luận về vấn đề này.
Thứ Tư, 13 Tháng Bảy 2011(Xem: 109769)
Trong thời gian gần đây, những lời ta thán vọng từ các văn phòng Lãnh sự Hoa Kỳ trên thế giới và từ những văn phòng di trú tại Hoa Kỳ đã làm cho giới truyền thông Hoa Kỳ chính thức bình luận về vấn đề này.
Thứ Tư, 06 Tháng Bảy 2011(Xem: 114968)
Trong thời gian gần đây, những lời ta thán vọng từ các văn phòng Lãnh sự Hoa Kỳ trên thế giới và từ những văn phòng di trú tại Hoa Kỳ đã làm cho giới truyền thông Hoa Kỳ chính thức bình luận về vấn đề này.
Thứ Năm, 30 Tháng Sáu 2011(Xem: 117405)
Các nhân viên Lãnh sự ở Sài Gòn và nhân viên Sở di trú tại Hoa Kỳ đều có nhiệm vụ quyết định xem những cuộc hôn nhân nào là thật và giả mạo.
Thứ Tư, 22 Tháng Sáu 2011(Xem: 115630)
Một vài người không được cấp chiếu khán (visa) đã than rằng: "Nhân viên lãnh sự đã không ngó ngàng đến bằng chứng của tôi!".
Thứ Năm, 16 Tháng Sáu 2011(Xem: 120239)
Có hai điều cần quan tâm khi chúng ta bàn về việc những nhà đầu tư xin di dân muốn chuyển tiền từ Việt Nam sang Hoa Kỳ. Một là những đòi hỏi của Sở di trú Hoa Kỳ, và thứ hai là vấn đề thủ tục chuyển tiền được quy định bởi nhà nước Cộng sản Việt Nam.
Thứ Tư, 08 Tháng Sáu 2011(Xem: 124543)
Trong thời gian gần đây, những dữ kiện thực tế cho thấy các nhân viên lãnh sự tỏ ra nghi ngờ tất cả hồ sơ bảo lãnh diện hôn phu-thê (fiancée), ngay cả những hồ sơ có rất nhiều bằng chứng về sự liên hệ chân thật.
Thứ Tư, 01 Tháng Sáu 2011(Xem: 117075)
Chương Trình Thử Nghiệm Đầu Tư Di Dân được thành lập từ năm 1992 và được gia hạn đến ngày 30 tháng 9 năm 2012. Chương trình này mang lại phương tiện đầu tư cho các "Trung Tâm Vùng".
Thứ Tư, 25 Tháng Năm 2011(Xem: 118937)
Mỗi năm, 10.000 chiếu khán (visa) sẵn sàng để cấp cho những nhà đầu tư có đủ điều kiện muốn trở thành Thường trú nhân tại Hoa Kỳ, nếu họ muốn thiết lập một cơ sở kinh doanh mới.