Cải Tổ Luật Di Trú Và Điều Lệ Sử Dụng Sổ Thông Hành

Thứ Sáu, 15 Tháng Sáu 200700:00(Xem: 129501)
Cải Tổ Luật Di Trú Và Điều Lệ Sử Dụng Sổ Thông Hành

Mục di trú và bảo lãnh do Văn Phòng tham vấn di trú Robert Mullins International đảm trách hằng tuần, nhằm mục đích thông báo các tin tức thời sự liên quan đến vấn đề đoàn tụ gia đình, rất hữu ích cho quý vị nào quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân.  Mọi đóng góp ý kiến xin liên lạc 1-800-411-0495

Chưa rõ các cộng đồng di dân khác phản ứng ra sao, tuy nhiên cộng đồng người Việt tại Hoa Kỳ đã phản ứng khá mạnh mẽ về những đề nghị cải tổ di trú của Thượng viện liên quan đến việc bảo lãnh đoàn tụ gia đình. Trong vài tuần lễ qua, gần một nửa những liên lạc với Văn phòng Robert Mullins International, và có rất nhiều email, điện thoại gọi trực tiếp từ Việt Nam, đã hỏi thăm về dự luật mới này. Bà con rất xôn xao trước những bản tin, lời đồn đãi về một dự luật được cho là đã thành đạo luật chính thức, và sắp sửa áp dụng.

Những lo âu này đã nguôi ngoai sau khi tin tức của các thông tấn Hoa Kỳ cho biết dự luật cải tổ di trú đã bế tắc. Trong tuần qua, những buổi tranh luận tại Thượng viện Hoa Kỳ về việc cải tổ luật di trú đã phải ngừng lại bất ngờ khi đại đa số các nhà làm luật bỏ phiếu không tiếp tục bàn thảo dự luật mới nữa.

Mục đích chính của dự luật cải tổ này nhằm thay đổi mức ưu tiên của việc cấp chiếu khán di dân cho những hồ sơ bảo lãnh đoàn tụ gia đình, và cung cấp nhiều công nhân có khả năng cho các công ty Hoa Kỳ. Dự luật còn cho phép ân xá cho khoảng 12 triệu ngoại kiều bất hợp pháp đang sinh sống tại Hoa Kỳ. Mỗi điều khoản đề nghị trong dự luật mới đều bị chống dối mạnh mẽ.

Việc bỏ phiếu ngưng bàn thảo dự luật mới hiển nhiên cho thấy các Thượng nghị sĩ Đảng Dân chủ và  Đảng Cộng hòa vẫn còn những bất đồng sâu xa, khó thể đi đến bất cứ thỏa thuận nào về dự luật di trú mới. Cùng lúc đó, mỗi bên đều đổ tội cho nhau là đã "giết chết" dự luật này. Trên thực tế, các Thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa muốn tiếp tục bàn thảo, nhưng đa số Đảng Dân chủ tại Thượng viện cho rằng không thể được.

Lãnh đạo nhóm đa số Thượng viện, một thành viên Đảng Dân Chủ, nói rằng dự luật này không chết trong năm nay và ông kỳ vọng dự luật sẽ được thông qua trong thời gian sắp tới.

Trong lúc này, chỉ có những nhà tiên tri đại tài mới có thể tiên đoán những gì sẽ tiến triển trong vài tháng trước mặt. Dự luật của Thượng viện ban đầu muốn hủy bỏ các diện bảo lãnh con trên 21 tuổi và bảo lãnh anh-chị-em của các công dân Hoa Kỳ và Thường trú nhân. Riêng việc đề nghị này đã được tranh luận rất căng thẳng. Chúng ta có thể thấy các văn bản đề nghị sẽ "thoáng" hơn nếu việc thảo luận tái tục trong tương lai. Trong lúc này, nhiều người cho rằng ý kiến tốt nhất cho những người bảo lãnh nên làm là nộp hồ sơ bảo lãnh càng sớm càng tốt cho các diện bảo lãnh đang được đề nghị hủy bỏ.

- Điều Lệ Về Sổ Thông Hành Nhẹ Nhàng Hơn: Bắt đầu từ ngày 15 tháng Giêng vừa qua, các công dân Hoa Kỳ được yêu cầu phải có sổ thông hành (passport)  nếu muốn du lịch Canada, Mễ Tây Cơ, các đảo thuộc vùng Caribbean và Bermuda. Mặc dù ba triệu sổ thông hành đã được cấp trong năm nay, hàng triệu thông hành mới khác đang được duyệt xét đã làm cho việc cấp thông hành bị trễ trong nhiều tháng.

Mùa nghỉ hè đang tới, hàng trăm ngàn công dân Mỹ, cùng với hàng ngàn nhân viên du lịch, và đoàn tùy tùng các chuyến du thuyền, đang lo ngại nếu sổ thông hành của họ không được cấp kịp thời.

May mắn thay, chính phủ Hoa Kỳ đã quan tâm về vấn đề này và thả lỏng điều luật đã ban hành. Cho đến tháng 9 năm 2007, các công dân Mỹ không cần trình sổ thông hành. Họ chỉ cần đưa biên nhận đã nộp đơn xin sổ thông hành kèm theo bằng lái xe của họ.

Nếu họ không có biên nhận, hoặc nếu họ không nộp đơn xin sổ thông hành, họ vẫn có thể nhập cảnh Hoa Kỳ từ những nước lân cận, mặc dù các nhân viên sở di trú có thể hỏi căn kẽ hơn hoặc yêu cầu được xem xét hành lý kỹ lưỡng hơn.

- Hỏi: Các Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa sẽ làm gì khi tái khỏi động việc bàn thảo dự luật cải tổ?

- Đáp: Họ có thể sẽ đồng ý một dự luật cải tổ "thoáng" hơn. Điều này có nghĩa là các giới hạn sẽ ít hơn đối với vấn đề ngoại kiều bất hợp pháp và diện công nhân tạm thời, và đối xử với các diện bảo lãnh đoàn tụ gia đình bớt khắt khe hơn.

- Hỏi: Điều này có thể xảy ra không nếu Thượng viện cho dự luật cải tổ ngưng lại trong nhiệm kỳ quốc hội của họ trong năm nay?

- Đáp: Theo ý kiến của chúng tôi thì điều này có thể xảy ra. Họ có thể quyết định sẽ không thông qua một dự luật làm thỏa mãn cử tri. Họ có thể trì hoãn việc thảo luận việc cải tổ di trú sau những vụ bầu cử năm nay.

Quý độc giả quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân muốn có thêm tin tức cập nhật, xin theo dõi qua báo chí hay đón nghe chương trình phát thanh của chúng tôi vào mỗi tối thứ Tư từ 7PM và sáng Chủ Nhật từ 11:00AM, trên các làn sóng 68AM, 1430AM, 1500AM, và 106.3FM. Hoặc quý vị liên lạc với một trong những văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: (714) 890-9933 , San Jose (408) 294-3888, Oakland-San Francisco: (510) 533-8228, Sacramento (916) 393-3388 hay qua Email: info@rmiodp.com.

Thứ Tư, 09 Tháng Mười Hai 2009(Xem: 96571)
Sở Di Trú cho biết một người nộp đơn xin nhập tịch sớm theo diện kết hôn với một công dân Mỹ cần phải chứng minh rằng "... trong suốt 3 năm trước khi nộp đơn xin nhập tịch, đương đơn vẫn đang sống trong "sự hòa hợp hôn nhân" với người hôn phối là công dân (Hoa Kỳ)".
Thứ Tư, 02 Tháng Mười Hai 2009(Xem: 98167)
Trong một số chương trình hội thoại của văn phòng Robert Mullins International hai năm trước, chúng tôi đã nói về một số ý kiến trong quốc hội muốn thông qua một dự luật di trú nhằm loại bỏ một số hạng mục chiếu khán (visa) giành cho diện bảo lãnh con cái trên 21 tuổi và diện anh chị em. Đây là dự thảo luật S.1348.
Thứ Tư, 25 Tháng Mười Một 2009(Xem: 98742)
Bản tổng kết mới nhất về số di dân trong tài khóa 2008 đã hoàn tất vào tháng 9 năm 2008. Theo những con số được phổ biến chính thức: Nước Mễ Tây Cơ đã đưa 190.000 di dân đến nước Mỹ. Nhóm di dân đông đảo chiếm hạng nhì là Trung Cộng (80.000 di dân), kế đến là Ấn Độ với 63.000 di dân, Cuba với 49.500 di dân, và nước Cộng Hòa Dominica với 32.000 di dân đến Hoa Kỳ. Việt Nam với 31.500 di dân, đứng thứ 7 trong danh sách 10 nước có nhiều di dân đến nước Mỹ.
Thứ Tư, 18 Tháng Mười Một 2009(Xem: 106353)
Người bảo lãnh được yêu cầu ký tên vào đơn Bảo Trợ Tài Chánh để cam đoan rằng những người được bảo lãnh không trở thành một "gánh nặng xã hội" khi họ đến Hoa Kỳ. Một số gia đình rất khó tìm một người đồng bảo trợ hoặc phụ bảo trợ tài chánh vì nhiều người không hiểu những gì phải cam kết khi trở thành người có trách nhiệm chung về việc bảo trợ tài chánh.
Thứ Tư, 11 Tháng Mười Một 2009(Xem: 109084)
Cho đến nay, những người xin chiếu khán nhập cảnh Hoa Kỳ, nhưng đang bị nhiễm siêu vi khuẩn liệt kháng HIV-Dương Tính phải thực hiện một số đòi hỏi trước khi được cấp chiếu khán (visa).
Thứ Tư, 28 Tháng Mười 2009(Xem: 101837)
Mục di trú và bảo lãnh do Văn Phòng tham vấn di trú Robert Mullins International đảm trách hằng tuần, nhằm mục đích thông báo các tin tức thời sự liên quan đến vấn đề đoàn tụ gia đình, rất hữu ích cho quý vị nào quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân. Mọi đóng góp ý kiến xin liên lạc 1-800-411-0495
Thứ Tư, 21 Tháng Mười 2009(Xem: 102503)
N ếu thời gian hôn nhân của qúy vị dưới hai năm cho đến ngày được chính thức trở thành thường trú nhân, qúy vị sẽ được cấp quy chế Thường Trú Nhân Có Điều Kiện. Quy chế thường trú nhân của qúy vị có điều kiện, vì qúy vị phải chứng minh rằng cuộc hôn nhân không vi phạm luật di trú Hoa Kỳ.
Thứ Bảy, 17 Tháng Mười 2009(Xem: 102908)
Đ ối với những hồ sơ bảo lãnh diện vợ-chồng, hoặc diện hôn thê-hôn phu, người được bảo lãnh sau khi sang Hoa Kỳ đoàn tụ với người thân sẽ nhận được Thẻ Xanh Thường Trú Có Điều Kiện. Hai năm sau, người được bảo lãnh phải nộp đơn xin Thẻ Xanh Thường Trú Nhân chính thức (có giá trị 10 năm).
Thứ Tư, 07 Tháng Mười 2009(Xem: 102893)
T rước khi quốc hội Hoa Kỳ thông qua Đạo Luật Di Trú Về Người Bảo Lãnh Gia Đình, thân nhân đang làm đơn bảo lãnh phải sống cho đến khi chiếu khán (visa) được cấp cho người thân được bảo lãnh. Nếu người bảo lãnh qua đời bất cứ lúc nào trong thời gian hồ sơ vẫn còn duyệt xét, luật bấy giờ nói rằng đơn xin chiếu khán di dân phải bị hủy bỏ ngay thời điểm người bảo lãnh qua đời.
Thứ Ba, 22 Tháng Chín 2009(Xem: 97346)
Trong tháng Mười, chúng ta thấy ngày đáo hạn cho diện bảo lãnh con độc thân của  các công dân Mỹ được gia tăng đáng kể. Diện bảo lãnh này đã tăng đến ngày 22 tháng 7 năm 2003, có nghĩa là tăng thêm 17 tuần.