Ảnh Hưởng Của Vấn Đề Cải Tổ Di Trú Đối Với Các Công Ty Hoa Kỳ

Thứ Năm, 26 Tháng Bảy 200700:00(Xem: 122904)
Ảnh Hưởng Của Vấn Đề Cải Tổ Di Trú Đối Với Các Công Ty Hoa Kỳ

LỊCH CẤP CHIẾU KHÁN DI DÂN TÍNH ĐẾN THÁNG 08-2007

Mục di trú và bảo lãnh do Văn Phòng tham vấn di trú Robert Mullins International đảm trách hằng tuần, nhằm mục đích thông báo các tin tức thời sự liên quan đến vấn đề đoàn tụ gia đình, rất hữu ích cho quý vị nào quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân.  Mọi đóng góp ý kiến xin liên lạc 1-800-411-0495

Một trong những vấn đề lớn đã được đưa ra tranh luận trước Quốc Hội Hoa Kỳ là cải tổ  luật  di trú. Cuộc tranh luận này có nhiều mặt, trong đó phải kể đến sự quan tâm của các công ty Hoa Kỳ đang sử dụng rất nhiều công nhân không có giấy tờ hợp lệ. Các công ty này đang chờ xem luật cải cách di trú sẽ ảnh hưởng thế nào đến công ty họ. Văn phòng Tham vấn Di trú Robert Mullins International kỳ này xin giới thiệu bài viết của thông tín viên Jeff Swicord của đài Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA) liên quan đến đề tài này như sau:

Nhân viên của Cơ quan Di trú Hoa Kỳ thỉnh thoảng vẫn đến các công ty có nhiều công nhân lao động chân tay để truy quét những di dân bất hợp pháp.

Nhiều công ty lo ngại, không biết rồi đây các cuộc truy quét này, cộng với luật di trú đang chờ biểu quyết trước Quốc Hội, sẽ ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh  của họ như thế nào. Theo luật pháp, giới chủ nhân không được phép mướn những di dân bất hợp pháp, nhưng muốn biết người đó có phải là di dân hợp lệ hay không, cũng không phải là chuyện dễ dàng, nhất là đối với những công ty tùy thuộc rất nhiều vào đội ngũ công nhân chưa có quốc tịch Mỹ.

Ông Shawn McBurney, Đại Diện của Hiệp Hội Các Khách Sạn tại thủ đô Hoa Thịnh Đốn, cho biết:

Các thành viên trong Hiệp Hội chúng tôi hết sức quan tâm. Từ nhiều năm qua, họ đã bị thiếu công nhân. Họ cũng muốn mướn người có quốc tịch Mỹ, nhưng tìm không ra. Có nhiều thành viên đăng trên 200 quảng cáo, cuối cùng chỉ nhận được có 2 đơn xin việc. Họ trả lương khá, trên lương tối thiểu rất nhiều, cộng với các quyền lợi khác, vậy mà vẫn không tìm ra người.

Ông Julian Heron là người đại diện cho quyền lợi của các nông dân miền Tây Hoa Kỳ, một ngành nghề khác cũng tùy thuộc rất nhiều vào công nhân nước ngoài. Ông cho biết ngành nghề này đã gặp tác động kinh tế vì các biện pháp siết chặt biên giới, sau vụ 11/9/2001.

Dạo mùa Đông năm 2004, lực lượng lao động trong khu vực biên giới gặp xáo trộn lớn. Nhiều chiếc xe buýt chở công nhân cả hợp pháp lẫn bất hợp pháp đi ra đồng thu hoạch mùa màng thỉnh thoảng vẫn bị chận lại xét hỏi, có khi bị chận đến 3 lần trong một ngày.
Ông Heron nói rằng kết quả các nhà trồng rau quả ở tiểu bang Arizona đã bị lỗ nhiều triệu Mỹ kim, ảnh hưởng dây chuyền đến các doanh nghiệp khác.

Các công nhân mất tiền lương, các tài xế xe tải mất tiền lương, những người chủ có những tủ lạnh cho thuê đễ giữ rau cải được tươi cũng mất tiền lương, những người làm thùng đựng rau quả củng không bán được, và nếu ta chỉ tính riêng cho khu vực Yuma của tiểu bang Arizona không thôi, nơi mà vào mùa đông có thể sản xuất 50.000 bó rau xà lách, thì tổng cộng sự thua lỗ có thể lên đến 590 triệu Mỹ kim.

Nhưng các chuyên gia về doanh nghiệp nói rằng vấn đề không chỉ dừng lại ở chỗ mất thu nhập. Luật lệ hiện hành, buộc chủ nhân phải kiểm tra các thứ giấy tờ, ví dụ như các bằng lái xe mà các công nhân di dân xuất trình để chứng minh là họ đã vào nước Mỹ hợp pháp, đã đặt giới chủ nhân trước những rủi ro pháp lý. Ông Mcburney giải thích:

Có nhiều loại giấy tờ mà giới chủ nhân phải chấp nhận mà không thể phân biệt  được thật giả. Luật lệ hiện hành đã quy định rằng, nếu ngay khi thấy mặt, giấy tờ có vẻ là giấy tờ thật, thì ta phải xem đó là giấy tờ thật. Nếu người chủ nêu thắc mắc, họ có thể bị phạt về tội vi phạm quyền dân sự, do cùng bộ luật đó quy định.

Ông Heron cho biết nhiều chủ nhân đã bị cáo buộc một cách oan uổng vì không biết rằng mình đã mướn công nhân bất hợp pháp:

Báo chí nói nhiều đến chuyện trừng phạt giới chủ nhân. Quốc Hội đặt lên vai chủ nhân trách nhiệm phải xác định ai hợp pháp và ai bất hợp pháp. Cái này cũng được đi, nếu có cách nào cụ thể để xác định được. Hiện nay cách này chưa có.

Do đó, thách thức đối với các doanh nghiệp là làm thế nào thuyết phục Quốc Hội không nên trừng phạt giới chủ nhân về tội thuê mướn ngoại kiều bất hợp pháp. Trong một năm có bầu cử, khi mà có nhiều cử tri lo âu về làn sóng người nhập cư bất hợp pháp, lời thuyết phục kiểu này rất khó có cơ may thành công.

LỊCH CẤP CHIẾU KHÁN DI DÂN TÍNH ĐẾN THÁNG 08-2007

A-IR-1, IR-2, IR-5 (Vợ, con vị thành niên, cha mẹ của công dân Hoa Kỳ, luôn luôn hiệu lực)
B- Ưu tiên F1-1:   Xét đến 08-08-2001 (Tăng 5 tuần)
C- Ưu tiên F2-A:  Xét đến 22-07-2002 (Tăng 7 tuần)
D- Ưu tiên F2-B:  Xét đến 08-04-1998 (Tăng 8 tuần)
E- Ưu tiên F3:      Xét đến 01-10-1999 (Tăng 10 tuần)
F- Ưu tiên F4:      Xét đến 01-08-1996 (Tăng 12 tuần)

Quý độc giả quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân muốn có thêm tin tức cập nhật, xin theo dõi qua báo chí hay đón nghe chương trình phát thanh của chúng tôi vào mỗi tối thứ Tư từ 7PM và sáng Chủ Nhật từ 11:00AM, trên các làn sóng 68AM, 1430AM, 1500AM, và 106.3FM. Hoặc quý vị liên lạc với một trong những văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: (714) 890-9933 , San Jose (408) 294-3888, Oakland-San Francisco: (510) 533-8228, Sacramento (916) 393-3388 hay qua Email: info@rmiodp.com.

Chủ Nhật, 22 Tháng Sáu 2008(Xem: 101797)
Nếu qúy vị là một Thường trú nhân "có điều kiện" với Thẻ Xanh có giá trị 2 năm, qúy vị cần nộp Đơn Xin Hủy Bỏ "Có Điều Kiện" Trong Quy Chế Thường Trú Nhân trong 90 ngày trước khi Thẻ Xanh "Có Điều Kiện" hết hạn. Không theo quy định này, quy chế Thường trú nhân của qúy vị tự động bị hủy bỏ. Phiền phức kế tiếp là người bảo lãnh sẽ phải nộp đơn lại để bảo lãnh qúy vị và mọi tiến trình đều phải bắt đầu lại.
Chủ Nhật, 22 Tháng Sáu 2008(Xem: 99181)
Những vụ xử trục xuất thường bắt đầu bằng một Thư Thông Báo Hầu Tòa (mẫu I-862) gửi từ văn phòng của chánh án sở di trú. Những vụ hầu tòa chính thức được tiến hành sau khi có Thư Thông Báo Hầu Tòa được đệ nộp. Những nơi thụ lý hồ sơ xử trục xuất được tiến hành ở những tòa án di trú nơi Thư Thông Báo Hầu Tòa được nộp.
Chủ Nhật, 22 Tháng Sáu 2008(Xem: 101323)
Trong một bài viết gần đây, Văn phòng Tham vấn Di trú Robert Mullins International thông báo rằng Trung Tâm Chiếu Khán Quốc Gia (gọi tắt là NVC) đã bắt đầu yêu cầu người bảo lãnh nộp thêm một số giấy tờ tại Hoa Kỳ, mà lẽ ra người được bảo lãnh sẽ phải nộp trong ngày phỏng vấn xin chiếu khán (visa) ở Việt Nam.
Chủ Nhật, 22 Tháng Sáu 2008(Xem: 102159)
Theo luật, một số thường trú nhân có thể mất các quyền lợi trợ cấp an sinh xã hội (gọi tắt là quyền lợi SSI) nếu họ không có quốc tịch Hoa Kỳ sau 7 năm thụ hưởng
Thứ Năm, 12 Tháng Sáu 2008(Xem: 106234)
Chương trình Tái Định Cư Nhân Đạo sẽ ngừng nhận đơn trong tháng này, vào ngày 25 tháng Sáu năm 2008. Các đương đơn của Chương trình Tái Định Cư Nhân Đạo phải là cựu quân nhân hoặc là các viên chức làm việc cho chính phủ Việt Nam Cộng Hòa trước ngày 30 tháng 4 năm 1975
Thứ Năm, 05 Tháng Sáu 2008(Xem: 101553)
Mục di trú và bảo lãnh do Văn Phòng tham vấn di trú Robert Mullins International đảm trách hằng tuần, nhằm mục đích thông báo các tin tức thời sự liên quan đến vấn đề đoàn tụ gia đình, rất hữu ích cho quý vị nào quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân
Thứ Sáu, 23 Tháng Năm 2008(Xem: 105875)
Trong qua khứ, nhiều người suy nghĩ rằng làm đơn bảo lãnh diện hôn thê- hôn phu (fiancée) tốt hơn là bảo lãnh diện vợ chồng vì diện hôn thê - hôn phu sẽ được phỏng vấn nhanh hơn.
Thứ Sáu, 16 Tháng Năm 2008(Xem: 99349)
Trung Tâm Chiếu Khán Quốc Gia (gọi tắt là NVC) hiện đang giữ nhiệm vụ ấn định ngày phỏng vấn các đơn xin cấp chiếu khán (visa) di dân tại Tòa Lãnh sự Hoa Kỳ ở Sài Gòn. Đây là phương thức mới và một số thông tin chi tiết vẫn chưa được hoàn tất.
Thứ Sáu, 16 Tháng Năm 2008(Xem: 103792)
Lãnh sự Hoa Kỳ tại Việt Nam được mô tả là văn phòng phải giải quyết số lượng hồ sơ rất lớn và là một trong những văn phòng lãnh sự bận rộn nhất thế giới.
Thứ Sáu, 18 Tháng Tư 2008(Xem: 103067)
Dù đã 33 năm trôi qua, người Việt Nam ở trong và ngoài nước vẫn không thể quên biến cố 30 Tháng 4 bi thảm ấy. Hiệp định Genève 1954 đã giúp cho hàng triệu người Việt "di cư" từ Bắc vào Nam để chọn một đời sống tự do ngay trên đất nước mình.