Phân Tích Hồ Sơ Hôn Phu-thê Và Vợ-chồng: Phải Chuẩn Bị Tốt Hơn Khi Đi Phỏng Vấn Ra Sao?

Thứ Sáu, 31 Tháng Tám 200700:00(Xem: 124601)
Phân Tích Hồ Sơ Hôn Phu-thê Và Vợ-chồng: Phải Chuẩn Bị Tốt Hơn Khi Đi Phỏng Vấn Ra Sao?

LỊCH CẤP CHIẾU KHÁN DI DÂN TÍNH ĐẾN THÁNG 09-2007

*

Mục di trú và bảo lãnh do Văn Phòng tham vấn di trú Robert Mullins International đảm trách hằng tuần, nhằm mục đích thông báo các tin tức thời sự liên quan đến vấn đề đoàn tụ gia đình, rất hữu ích cho quý vị nào quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân.  Mọi đóng góp ý kiến xin liên lạc 1-800-411-0495

Hầu hết những lý do thông thường bị từ chối lúc phỏng vấn xin chiếu khán (visa) xuất cảnh trong những diện bảo lãnh hôn phu-thê, hoặc vợ-chồng là do nhân viên phỏng vấn không nghĩ rằng có đủ chứng minh về quan hệ. Nhữ vậy, thế nào được xem là "đủ"? Vấn đề ở đây là mỗi nhân viên phỏng vấn có thể định nghĩa chữ "đủ" khác nhau. Vì thế, cách tốt nhất đương đơn có thể làm là giữ đầy đủ các bằng chứng liên hệ, từ lúc hai người mới quen nhau. Những bằng chứng liên hệ là emails, thư từ, hình ảnh, hóa đơn điện thoại, cùi vé máy bay, hóa đơn thẻ tín dụng, và bất cứ những bằng chứng khác về liên lạc và gặp mặt nhau.

Có nhiều lý do khác bị từ chối trong một số hồ sơ này, nhưng lại không bị ảnh hưởng trong một số hồ sơ khác. Thí dụ, những chứng minh về bảo trợ tài chánh của người bảo lãnh cần phải cập nhật đến ngày phỏng vấn. Một số người bảo lãnh cảm thấy rằng những chứng minh nộp đã quá đủ khi hồ sơ Bảo trợ tài chánh được gửi đến Trung Tâm Chiếu Khán Quốc Gia (NVC). Tuy nhiên, nhiều tháng sẽ trôi qua mới đến ngày phỏng vấn. Nhân viên lãnh sự có thể sẽ hoãn việc chấp thuận cấp chiếu khán nếu người bảo lãnh không cung cấp thuế lợi tức mới nhất và giấy xác nhận việc làm được cập nhật. Họ cần cập nhật thông tin từ cả hai phía, người bảo lãnh và người được bảo lãnh.

Lý do quan trọng khác trong các hồ sơ bảo lãnh diện hôn phu-thê và diện vợ-chồng bị từ chối là có một số thông tin mâu thuẫn được cung cấp bởi người bảo lãnh và người được bảo lãnh. Một số người có trí nhớ không tốt hoặc chỉ nhớ sự việc khác nhau. Đây là việc tự nhiên và trong đời sống bình thường vốn không phải là vấn đề quan trọng. Tuy nhiên, trong buổi phỏng vấn, những thông tin về sự liên hệ phải được người bảo lãnh và người được bảo lãnh cung cấp giống nhau. Ngay cả một chi tiết nhỏ cũng có thể làm cho nhân viên lãnh sự đặt nghi vấn về sự liên hệ. Những thông tin về hoàn cảnh, thời gian và nơi chốn hai người quen biết nhau, về việc đính hôn và kết hôn không thể sai lạc. Cả hai người phải hiểu biết chính xác về đời sống của nhau, cũng như về gia đình của hai bên.

Một vấn đề trở ngại khác là người bảo lãnh hoặc người được bảo lãnh không muốn người khác biết về người hôn phu-thê hoặc người vợ-chồng trước đây của họ. Nếu dấu diếm việc này và nhân viên lãnh sự biết thì chắc chắn hồ sơ sẽ bị từ chối ngay lúc phỏng vấn.

Lời khuyên chân thành của chúng tôi với các thân chủ là luôn luôn nói thật. Không nên dấu diếm bất cứ chuyện gì. Các nhân viên lãnh sự có thể truy tìm qua nhiều nguồn thông tin về người bảo lãnh và người được bảo lãnh, và bất cứ sự nghi ngờ nào về sự chân thật của hai người sẽ đương nhiên  đưa đến việc từ chối hồ sơ.

Sau cùng, đương đơn không nên quá chủ quan về một số việc bắt buộc phải có, chẳng hạn như sổ thông hành phải còn hiệu lực, giấy xác nhận lý lịch tư pháp (hồ sơ tội phạm), và tất cả những giấy tờ cá nhân bản chính phải sẵn sàng nộp trong ngày phỏng vấn.

LỊCH CẤP CHIẾU KHÁN DI DÂN TÍNH ĐẾN THÁNG 09-2007

A-IR-1, IR-2, IR-5 (Vợ, con vị thành niên, cha mẹ của công dân Hoa Kỳ, luôn luôn hiệu lực)
B- Ưu tiên F1-1:   Xét đến 01-10-2001 (Tăng 7 tuần)
C- Ưu tiên F2-A:  Xét đến 08-10 (Tăng 10 tuần)
D- Ưu tiên F2-B:  Xét đến 01-07-1998 (Tăng 11 tuần)
E- Ưu tiên F3:      Xét đến 01-01-2000 (Tăng 12 tuần)
F- Ưu tiên F4:      Xét đến 01-03-1997 (Tăng 16 tuần)

Có "Một" Mà Sinh Trái Đất Này
 
 Đọc những lá thư cảm ơn của thân chủ gửi cho Văn phòng Robert Mullins International thật là áy náy, vì những nỗ lực của anh chị em chỉ là bổn phận với sự cố gắng không ngừng. Tuy nhiên, có một cánh thiệp cảm ơn của một thân chủ gửi cho văn phòng có những câu thơ tiếng Anh đã gây nhiều cảm xúc cho các anh chị em trong văn phòng. Bởi vậy, chúng tôi xin được lược dịch bài thơ này và xin được tặng đến qúy độc giả. Chúng tôi xin tạm đặt tựa cho bài thơ này là "Có Một Mà Sinh Trái Đất Này", có nội dung như sau:
 
Một hạt mầm có thể tạo nên một khu vườn
Một nụ cười có thể nâng lên một tinh thần
Một ngọn nến có thể làm sáng một căn phòng
Một lần nói có thể tạo nên một tình bằng hữu
Một bước chân có thể nối một chuyến viễn du
Một trái tim có thể yêu nhiều lắm...
 
Một người có thể làm đổi thay tất cả, đó là bạn
 
Xin cảm ơn tất cả những gì Văn phòng Robert Mullins International da giup vo chong chung toi....

Hỏi Đáp di trú:

- Hỏi: Vài tháng trước dây, tôi đã đồng ý ký tên làm người đồng bảo trợ tài chánh cho hồ sơ bảo lãnh diện kết hôn của cháu tôi. Bây giờ tình trạng tài chánh của tôi không tốt. Tôi có thể rút lại đơn Bảo trợ tài chánh không?

- Đáp: Bạn có thể hủy bỏ việc đồng bảo trợ tài chánh trước ngày phỏng vấn cấp chiếu khán, nhưng không thể hủy bỏ sau ngày này. Bạn nên liên lạc với Tổng lãnh sự Hoa Kỳ thông báo việc này.

Quý độc giả quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân muốn có thêm tin tức cập nhật, xin theo dõi qua báo chí hay đón nghe chương trình phát thanh của chúng tôi vào mỗi tối thứ Tư từ 7PM và sáng Chủ Nhật từ 11:00AM, trên các làn sóng 1110AM, 1430AM, 1500AM, và 106.3FM. Hoặc quý vị liên lạc với một trong những văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: (714) 890-9933 , San Jose (408) 294-3888, Oakland-San Francisco: (510) 533-8228, Sacramento (916) 393-3388 hay qua Email: info@rmiodp.com.

Thứ Năm, 14 Tháng Hai 2008(Xem: 111310)
Bản hiệp định mới đây của của chính phủ Hoa Kỳ và nhà cầm quyền Việt Nam nói về một số người Việt Nam đang định cư ở Mỹ có thể bị trục xuất về Việt Nam nếu họ đã nhận được bản quyết định tối hậu từ cơ quan di trú Hoa Kỳ. Tuy nhiên, trong tuần lễ này, chúng tôi được biết rằng hiệp định trục xuất sẽ không ảnh hưởng đến một số người mà một số dư luận lầm tưởng lúc đầu.
Thứ Ba, 12 Tháng Hai 2008(Xem: 112413)
Năm Đinh Hợi 2007 vừa qua, về lãnh vực di trú, cộng đồng Việt Nam chúng ta nhận hai tin không vui: Thứ nhất, quốc hội Hoa Kỳ bàn về dự thảo luật mới, trong các vấn đề được đề nghị là sẽ hủy bỏ chính thức bốn diện bảo lãnh di dân. Và tin không vui thứ hai là bản hiệp định trục xuất vừa được chính phủ Hoa Kỳ
Thứ Sáu, 01 Tháng Hai 2008(Xem: 117507)
Trong thời gian vừa qua, cộng đồng người Việt Nam tại Hoa Kỳ đã xôn xao trước nguồn tin hàng người Việt Nam sống bất hợp pháp tại Hoa Kỳ có nguy cơ bị trục xuất về Việt Nam. Thông báo của Tòa Đại Sứ Mỹ nêu rõ là những người Việt Nam đến Hoa Kỳ bất hợp pháp, hoặc bị chính phủ Mỹ ra lệnh trục xuất vì vi phạm hình sự và luật di trú vào ngày 12 tháng 7 năm 1995, hoặc sau ngày này, là đối tượng bị trả về Việt Nam.
Thứ Năm, 24 Tháng Giêng 2008(Xem: 113567)
Nhiều hãng thông tấn Hoa Kỳ vừa phổ biến một bản tin quan trọng đang gây xôn xao trong cộng đồng người Việt tại Hoa Kỳ. Đó là hàng người Việt Nam sống bất hợp pháp tại Hoa Kỳ có nguy cơ bị trục xuất về Việt Nam.
Thứ Năm, 17 Tháng Giêng 2008(Xem: 109992)
Theo nguyên tắc, Tòa Lãnh sự Hoa Kỳ có thể giữ một hồ sơ bảo lãnh bị từ chối trong một năm sau ngày phỏng vấn để cho phép đương đơn nộp bổ túc các bằng chứng được yêu cầu. Tuy nhiên, Tòa Lãnh sự thường không phải chờ đợi lâu trước khi trả hồ sơ về cho Sở di trú. Thực ra đây có thể là điều tốt.
Thứ Sáu, 11 Tháng Giêng 2008(Xem: 118176)
Phòng Công Dân và Dịch Vụ Di Trú Hoa Kỳ (USCIS) đã nhận được số lượng đơn gia tăng đáng kể trong thời gian qua. Vào tháng 7 và tháng 8 năm 2007, cơ quan di trú đã nhận được gần 2 triệu 500 ngàn đơn di trú đủ mọi loại từ dân chúng. Số lượng đơn vừa kể tăng gần gấp đôi số lượng đơn di trú
Thứ Sáu, 04 Tháng Giêng 2008(Xem: 112544)
Kể từ ngày 1 tháng Giêng năm 2008, lệ phí nộp đơn xin chiếu khán (visa) phi-di-dân sẽ tăng từ 100 Mỹ kim lên 131 Mỹ kim; chẳng hạn như xin chiếu khán phi-di-dân đi du lịch, hoặc sang Mỹ theo diện hôn thê-hôn phu, v.v...
Thứ Sáu, 28 Tháng Mười Hai 2007(Xem: 110437)
Bước kế tiếp là tìm một cơ quan lo vấn đề con nuôi có giấy phép tại Hoa Kỳ để họ có thể giúp đỡ việc nhận con nuôi đang sống ở một vùng nào đó tại Việt Nam, nơi mà qúy vị muốn nhận con nuôi. Chẳng hạn như cơ quan Orphans Overseas chỉ hướng dẫn việc nhận con nuôi ở hai tỉnh Hà Nam và Nam Định
Thứ Năm, 20 Tháng Mười Hai 2007(Xem: 109114)
Vài năm trước đây, nhiều trẻ em Việt Nam được công dân Hoa Kỳ bảo lãnh diện con nuôi, nhưng Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ đã ngưng lại vì đã có những bằng chứng rõ rệt cho thấy có vấn đề tham nhũng và "mua bán trẻ em" ở Việt Nam. Đến năm 2005, chính phủ Hoa Kỳ và chính phủ Việt Nam đã ký một hiệp định mới về việc bảo lãnh con nuôi
Thứ Năm, 13 Tháng Mười Hai 2007(Xem: 113209)
Bộ phận Tỵ nạn của Tòa Lãnh sự hiện nay được gọi là Bộ phận Tái định cư Nhân đạo (HRS).  Trong thời gian hiện nay, nhiệm vụ chính của Bộ phận này là duyệt xét những hồ sơ thuộc diện Tái định cư Nhân đạo (HR), dành cho những người nộp đơn theo Chương trình HO cũ nhưng chưa có cơ hội được phỏng vấn.