Tình Trạng Nhận Con Nuôi Ở Việt Nam Gia Tăng

Thứ Hai, 24 Tháng Chín 200700:00(Xem: 128396)
Tình Trạng Nhận Con Nuôi Ở Việt Nam Gia Tăng

Mục di trú và bảo lãnh do Văn Phòng tham vấn di trú Robert Mullins International đảm trách hằng tuần, nhằm mục đích thông báo các tin tức thời sự liên quan đến vấn đề đoàn tụ gia đình, rất hữu ích cho quý vị nào quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân.  Mọi đóng góp ý kiến xin liên lạc 1-800-411-0495

Vào tháng Ba năm 2007 vừa qua, khi nữ tài tử xinh đẹp Angelina Jolie và nam tài tử Brad Pitt nhận một em bé người Việt Nam làm con nuôi, họ đã tạo nên một trong những sự huyên náo lớn nhất của giới truyền thông Việt Nam. Tuy nhiên, họ không phải là người duy nhất nhận nuôi trẻ em Việt Nam mặc dù chắc chắn họ là người ngoại quốc nổi tiếng nhất xin con nuôi ở Việt Nam. Với việc nhận con nuôi ngày càng khó khăn ở Trung Quốc và các nơi khác, nhiều cha mẹ nuôi người Mỹ và Châu Âu đã quay sang Việt Nam. Để tìm hiểu thêm việc này, Văn phòng Tham vấn Di trú Robert Mullins International xin giới thiệu bài viết của thông tín viên Matt Steinglass thuộc đài Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA) như sau:

Ông bà Jeff và Cerise Roth, Vinson đến Việt Nam vào cuối tháng Bảy để hoàn thành một giấc mơ mà họ ấp ủ từ lâu. Điều mới nhất trong gia đình họ là một cô bé nhỏ người Việt Nam tên Oriana. Cô bé được 6 tháng rồi. Và khi họ nhận nuôi bé thì bé mới hơn 5 tháng tuổi.

Ông bà Jeff và Cerise là một phần của làn sóng đang lên cha mẹ người Mỹ xin con nuôi ở Việt Nam. Trong 6 tháng cuối năm 2006, 312 đứa trẻ Việt Nam đã được cha mẹ người Mỹ nhận làm con nuôi.

Trong nửa đầu của năm 2007, con số này tăng lên đến 418. Nhân viên tòa Đại sứ Hoa Kỳ dự đoán con số này sẽ còn tăng đến 1.000 vào cuối năm.

Tiến sĩ Jane Aronson, một nhà tư vấn về nhận con nuôi ở Nữu Ước, nói rằng có một số lý do cho con số các trường hợp nhận con nuôi này tăng lên.

Sự hấp dẫn của Việt Nam, tại thời điểm này và từ bấy lâu nay, là thủ tục xin con nuôi rất dễ chịu. Thủ tục này thường kéo dài từ 9 đến 12 tháng, và những đứa trẻ được chăm sóc cẩn thận trong những ngôi nhà nhỏ cho trẻ em, và đó là một kinh nghiệm hay cho mọi người. Sự linh hoạt trong thủ tục cho cha mẹ đơn thân nhận con nuôi cũng rất dễ chịu.

Cha mẹ đơn thân thường tìm đến Trung Quốc để nhận con nuôi. Tuy nhiên Trung Quốc ban hành những luật lệ mới không cho phép cha mẹ đơn thân nhận con nuôi, luật này cũng áp dụng đối với những người bị béo phì và các cặp vợ chồng có tổng cộng hơn 2 lần ly hôn.

Trẻ em Trung Quốc vẫn chiếm con số lớn nhất trong số các trẻ em được người ngoại quốc xin làm con nuôi, tuy nhiên con số này đang giảm xuống. Trong năm 2005, người Mỹ nhận gần 8000 trẻ em Trung Quốc làm con nuôi. Trong năm 2006, con số này giảm xuống chỉ còn 6500, và thời gian chờ đợi để được nhận em bé là 1 năm rưỡi.

Các nước Châu Á khác, như Nam Hàn, cũng trở nên khắt khe hơn đối với việc cho người ngoại quốc đến nhận con nuôi. Ở Campuchia, việc cho người ngoại quốc xin con nuôi đã chấm dứt hoàn toàn bởi vì có quá nhiều tay môi giới xin con nuôi làm điều phi pháp, như mua trẻ em từ cha mẹ của chúng.

Tại Việt Nam cũng có tình trạng bất hợp pháp trong việc xin con nuôi vào những năm cuối của thập niên 90. Giám đốc Văn phòng xin con nuôi liên quốc gia, ông Vũ Đức Long, nói trong năm 2003, nhà nước Cộng sản Việt Nam cấm tất cả các trường hợp cho con nuôi đến Mỹ và nhiều nước khác trong khi văn phòng đang sửa đổi thủ tục hành chính.

Trong năm 2003, Việt Nam áp dụng hệ thống mới và ký một thỏa thuận mới với Hoa Kỳ về vấn đề con nuôi.

Hoa Kỳ có một lịch sử phức tạp liên quan đến việc xin con nuôi ở Việt Nam. Năm 1975, trong những ngày tàn của cuộc chiến tranh Việt Nam, các tổ chức từ thiện của Mỹ đã sắp xếp Chiến dịch Babylift, một chiến dịch đã đưa hàng ngàn trẻ em đến Mỹ để cho làm con nuôi, nhằm cho các em thoát khỏi mối đe doạ Cộng sản.

Hỏi Đáp:

- Hỏi: Tôi là một phụ nữ độc thân 30 tuổi muốn bảo lãnh nuôi một đứa cháu ruột 5 tuổi. Cha mẹ cháu đã mất trong một tai nạn xe hơi và hiện cháu đang sống trong một cô nhi viện. Tôi có phải lập gia đình mới có thể nhận cháu làm con nuôi không?

- Đáp: Đơn xin con nuôi có thể được nộp bởi một công dân Hoa Kỳ và người hôn phối, hoặc một công dân Hoa Kỳ còn độc thân nhưng ít nhất phải trên 25 tuổi. Vì thế, chị đủ điều kiện như một người mẹ nuôi theo luật Hoa Kỳ nếu chị trên 25 tuổi và là một công dân Mỹ. Thường trú nhân tại Hoa Kỳ không được phép nhận một trẻ nuôi từ nước ngoài.

- Hỏi: Hôn thê của tôi ở Việt Nam đã nhận nuôi cháu gái 10 tuổi. Việc nhận con nuôi thì hợp pháp nhưng đứa trẻ và cha mẹ cháu vẫn còn sống cùng nhà với hôn thê của tôi. Liệu đứa trẻ này có thể đến Hoa Kỳ với hôn thê của tôi không?

- Đáp: Đứa trẻ này không được xem là "mồ côi" theo luật định. Cả hai cha-mẹ vẫn còn sống và nhân viên Lãnh sự sẽ tin rằng việc nhận con nuôi chỉ với mục đích di dân mà thôi. Vì thế, đứa trẻ này sẽ không được chấp thuận chiếu khán (visa) đến Hoa Kỳ.

Quý độc giả quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân muốn có thêm tin tức cập nhật, xin theo dõi qua báo chí hay đón nghe chương trình phát thanh của chúng tôi vào mỗi tối thứ Tư từ 7PM và sáng Chủ Nhật từ 11:00AM, trên các làn sóng1110AM, 1430AM, 1500AM, và 106.3FM. Hoặc quý vị liên lạc với một trong những văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: (714) 890-9933 , San Jose (408) 294-3888, Oakland-San Francisco: (510) 533-8228, Sacramento (916) 393-3388 hay qua Email: info@rmiodp.com.

Chủ Nhật, 28 Tháng Giêng 2024(Xem: 3511)
(Robert Mullins International) Trong kỳ nghỉ lễ, nhiều người đi du lịch quốc tế để thăm gia đình, đi nghỉ hoặc đi công tác. Khi trở về Hoa Kỳ sau chuyến du lịch quốc tế, tất cả du khách đều mong muốn được về nhà và thư giãn sau chuyến đi quốc tế dài ngày. Tuy nhiên, đối với người nước ngoài đang cư trú, làm việc hoặc học tập tại Hoa Kỳ theo chiếu khán hợp lệ, họ nên thực hiện một số bước quan trọng để tránh những rắc rối có thể xảy ra sau này. Mẫu I-94, Hồ sơ Nhập/Xuất cảnh, được cấp dưới dạng điện tử cho những du khách được Cơ quan Hải quan và Bảo vệ Biên giới Hoa Kỳ (CBP) cho phép nhập cảnh vào Hoa Kỳ. Trong số các dữ liệu khác, Mẫu I-94 có chứa diện nhập cảnh mà công dân nước ngoài được nhận vào (ví dụ: E-2, L-1B, F-1, v.v.) và ngày hết hạn của diện/ tình trạng của diện đó. Có một quan niệm sai lầm phổ biến rằng ngày hết hạn trên chiếu khán sẽ ảnh hưởng đến thời gian lưu trú của người nước ngoài tại Hoa Kỳ. Điều này là không chính xác.
Thứ Hai, 22 Tháng Giêng 2024(Xem: 2704)
(Robert Mullins International) Đại dịch COVID-19 đã khiến quá trình xin chiếu khán Hoa Kỳ trở nên khó khăn hơn trước. Việc đóng cửa và trì hoãn của lãnh sự quán cũng như việc khôi phục lại cho việc duyệt xét chiếu khán bị hạn chế đã tạo ra tình trạng tồn đọng và gia tăng thời gian chờ đợi. Một bài báo gần đây nói rằng tất cả những người nộp đơn xin chiếu khán B1-B2 phải chờ đợi rất lâu cho đến khi họ được gọi phỏng vấn. Điều này có đúng không? Đúng. Và không. Cập nhật về chiếu khán việc làm tại các lãnh sự quán Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã đạt được tiến bộ đáng kể trong việc giảm bớt tình trạng tồn đọng do đóng cửa, đặc biệt là đối với loại chiếu khánlàm việc. Thời gian duyệt xét các loại chiếu khán này đã được cải thiện, có thể kéo dài từ vài ngày đến vài tháng.
Thứ Hai, 15 Tháng Giêng 2024(Xem: 1992)
(Robert Mullins International) Vào ngày 28 tháng 11 năm 2023, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ (DOS) đã phát hành một thông cáo báo chí, nêu bật những thành tựu về hoạt động chiếu khán của họ trong năm tài khóa liên bang 2023 (FY 2023) từ tháng 10 năm 2022 đến tháng 9 năm 2023. Trong năm tài khóa 2023, DOS đã cấp hơn 10,4 triệu chiếu khán không di dân trên toàn cầu, và một nửa số đại sứ quán và lãnh sự quán Hoa Kỳ đã duyệt xét nhiều chiếu khán không di dân hơn bao giờ hết. Điều này cho thấy là không chỉ sự trở lại của khối lượng duyệt xét chiếu khán như thời điểm trước khi đại dịch, mà còn gần đạt mức kỷ lục đối với một số loại chiếu khán không di dân. Dưới đây là bản tóm tắt về hoạt động và thành tựu đạt được về chiếu khán của DOS trong năm tài khóa 2023: · Cấp gần 8 triệu chiếu khán không di dân cho công tác và du lịch (chiếu khán B1/B2), số lượng chiếu khán B1/B2 được cấp cao nhất kể từ năm tài khóa 2016.
Thứ Hai, 08 Tháng Giêng 2024(Xem: 2582)
(Robert Mullins International) Chấm dứt Điều khoản 42 (Title 42). Tổng thống tiền nhiệm đã sử dụng luật y tế công cộng có tên Điều khoản 42 để trục xuất những người di dân tìm cách nhập cảnh vào đất nước tại biên giới Hoa Kỳ/Mexico. Nhiều đảng viên Đảng Dân chủ tại Quốc hội cho rằng điều này đã ngăn chặn hệ thống tị nạn của Hoa Kỳ. Chính quyền Biden cuối cùng cũng đã chấm dứt việc sử dụng lệnh Điều khoản 42 vào tháng 5 năm 2023. Nhiều đảng viên Đảng Cộng hòa lo ngại tình trạng di dân bất hợp pháp hàng loạt sau khi Điều khoản 42 bị dừng lại, nhưng điều này đã không xảy ra. Biên giới chứng kiến sự trở lại của một chế độ thực thi biên giới hơn bình thường, với các dòng di dân khi cao khi thấp. Bầu cử năm 2024. Một số ứng cử viên tổng thống tiềm năng của Đảng Cộng hòa vào năm 2024 đang cố gắng chống người di dân hơn ông Donald Trump. Ví dụ, doanh nhân Vivek Ramaswamy ca ngợi gia đình di dân nhập cư của mình, đồng thời thúc đẩy các chính sách thực thi di dân cứng rắn.
Thứ Năm, 21 Tháng Mười Hai 2023(Xem: 2786)
(Robert Mullins International) Một nghiên cứu mới cho thấy sinh viên quốc tế ở Mỹ đã tăng 12% trong năm học 2022-23, mức tăng lớn nhất trong hơn 40 năm. Hơn 1 triệu sinh viên đến từ nước ngoài, nhiều nhất kể từ năm học 2019-20 khi đại dịch Covid bắt đầu. Số sinh viên đến từ Ấn Độ tăng 35%. Mỹ vẫn là điểm đến yêu thích của sinh viên quốc tế muốn đi du học. Điều này đã đúng trong hơn một thế kỷ. Ngày nay, hầu hết sinh viên nước ngoài đến học các chương trình sau đại học, thường là về khoa học, công nghệ và kinh doanh. Sinh viên đến từ Trung Quốc vẫn chiếm nhiều sinh viên nước ngoài nhất ở Mỹ với 290,000. Phần lớn sự gia tăng số lượng sinh viên nước ngoài trong năm ngoái là để học các chương trình toán và khoa học máy tính.
Thứ Năm, 21 Tháng Mười Hai 2023(Xem: 2797)
(Robert Mullins International) Chính sách di dân luôn là một vấn đề nóng bỏng trong nhiều thế hệ ở Hoa Kỳ và trên toàn thế giới. Nhưng làn sóng người dân rời bỏ nhà cửa, đi bằng đường bộ hoặc đường biển vào năm 2023, gây ra những cuộc khủng hoảng di dân này đến những cuộc khủng hoảng di dân khác ở nhiều khu vực. Những tranh cãi về chính sách di dân đã dẫn đến những xung đột chính trị trong nước và xung đột về ngoại giao. Các quan chức của IOM (Tổ chức Di dân Quốc tế) nói với Liên Hợp Quốc rằng hơn một nửa số vụ bị buộc phải "di tản trong nước", với tổng số 32,6 triệu người vào năm ngoái, là do các sự kiện liên quan đến khí hậu. Do các cuộc chiến tranh, như cuộc xâm lược của Nga đối với Ukraina và cuộc xung đột giữa Israel và Hamas, đã khiến nhiều người tìm kiếm cuộc sống tốt hơn ở một đất nước mới và làm gia tăng căng thẳng khi họ đến đó.
Thứ Hai, 11 Tháng Mười Hai 2023(Xem: 3289)
(Robert Mullins International) Hoa Kỳ là một đất nước được thành lập và xây dựng bởi những người di dân từ khắp nơi trên thế giới. Kết quả đây là nơi có nhiều người di dân hơn bất kỳ các quốc gia nào khác. Tính đến năm 2021, có hơn 45,3 triệu người sống ở Hoa Kỳ là người được sinh ra ở nước ngoài, chiếm khoảng 1/5 số người di dân trên toàn thế giới. Nhưng trong khi một số người, di dân là để đoàn tụ gia đình, thì một số khác, di dân là để tìm việc làm hoặc để lánh nạn. Vậy tại sao người ta di dân vào Hoa Kỳ? Đây là 5 lý do chính vào năm 2021: Việc làm: Người di dân đến để làm các nghề nghiệp đặc biệt, hoặc công việc nông nghiệp tạm thời: 41,8% số người mới đến.
Thứ Hai, 04 Tháng Mười Hai 2023(Xem: 2952)
(Robert Mullins International) Năm 1910, Cục điều tra dân số phát hiện ra rằng 14,7% dân số Hoa Kỳ là người sinh ra ở nước ngoài. Đó là con số cao nhất – trước đây. Vào tháng 8 năm nay, tỷ lệ người sinh ra ở nước ngoài ở Hoa Kỳ là 15%. Các ước tính về dân số mới từ Cục điều tra dân số cho biết tỷ lệ người sinh ra ở nước ngoài sẽ tiếp tục tăng trong suốt thế kỷ này, lập kỷ lục mới từ năm này sang năm khác. Đến cuối thế kỷ này, tỷ lệ người sinh ra ở nước ngoài sẽ chiếm khoảng 20 đến 25% dân số Hoa Kỳ.
Thứ Hai, 20 Tháng Mười Một 2023(Xem: 3395)
(Robert Mullins International) Kết hôn với người có thẻ xanh hoặc công dân Hoa Kỳ có thể nhận được thẻ xanh dựa trên hôn nhân. Nhưng những người nộp đơn vội vàng có thể bị buộc tội do vi phạm Quy tắc của Sở Di Trú. Quy tắc này là Quy tắc 90 ngày. Mục đích của Quy tắc này là ngăn chặn mọi người sử dụng chiếu khán tạm thời để lưu trú dài hạn ở Hoa Kỳ. Nếu bạn không chú ý đến Quy tắc 90 ngày, bạn có thể bị từ chối đơn xin thẻ xanh và chiếu khán tạm thời của bạn có thể bị thu hồi. Bạn cũng có thể gặp khó khăn trong việc xin chiếu khán Hoa Kỳ trong tương lai. Quy tắc 90 ngày áp dụng cho những ai? Quy tắc 90 ngày áp dụng cho tất cả những người có chiếu khán không di dân, chẳng hạn như khách du lịch và sinh viên, những người vào Hoa Kỳ để lưu trú tạm thời. Họ vi phạm Quy tắc 90 ngày nếu trong 90 ngày đầu tiên ở Hoa Kỳ, họ thực hiện bất kỳ điều nào sau đây:
Thứ Hai, 20 Tháng Mười Một 2023(Xem: 3393)
(Robert Mullins International) Gần đây, Tổng thống Biden đã ký một Sắc lệnh Trí tuệ nhân tạo ngày thứ Hai nhằm giúp Hoa Kỳ dễ dàng thu hút các nhân tài AI người nước ngoài nhiều hơn. Hiện tại, không có thay đổi nào. Ông Biden đã chỉ đạo một số cơ quan chính phủ để chuẩn bị các đề xuất, chính sách mới. Các đề xuất sẽ bao gồm đơn giản hóa quy trình gia hạn đối với người có chiếu khán J-1 và F-1, hiện đại hóa các quy định về chiếu khán H-1B, cập nhật bảng danh sách kỹ năng của khách trao đổi J-1, và thiết lập Chương trình thu hút nhân tài AI trên toàn cầu.