Giấy Tờ Cần Thiết Đi Du Lịch Ngoài Hoa Kỳ

Thứ Năm, 08 Tháng Mười Một 200700:00(Xem: 117142)
Giấy Tờ Cần Thiết Đi Du Lịch Ngoài Hoa Kỳ

Mục di trú và bảo lãnh do Văn Phòng tham vấn di trú Robert Mullins International đảm trách hằng tuần, nhằm mục đích thông báo các tin tức thời sự liên quan đến vấn đề đoàn tụ gia đình, rất hữu ích cho quý vị nào quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân.  Mọi đóng góp ý kiến xin liên lạc 1-800-411-0495


Trong thời gian vừa qua, nhiều người đã liên lạc với Văn phòng Robert Mullins International để hỏi thăm về việc Thường trú nhân muốn đi du lịch cần giấy tờ gì, và nếu ở quá hạn quá lâu sẽ phải giải quyết ra sao? Trong chủ đề hội thoại hôm nay, chúng tôi sẽ trả lời một số câu hỏi đã gửi cho văn phòng liên quan đến vấn đề du lịch ngoài Hoa Kỳ.

Câu hỏi thứ nhất: "Chồng tôi có Thẻ Xanh. Trong tháng 2 năm 2007, anh ấy sẽ đi Việt Nam. Liệu anh ấy có gặp trở ngại khi trở lại Hoa Kỳ không? Tôi nghe nói bắt đầu từ đầu năm 2007, người ta không thể đi du lịch ngoài Hoa Kỳ nếu không có sổ thông hành (passport). Điều này đúng không?".

Câu trả lời là: Điều luật mới không nói rằng mọi người phải có sổ thông hành nếu muốn đi du lịch ngoài Hoa Kỳ. Điều luật mới chỉ nói rằng các công dân Hoa Kỳ( không là Thường trú nhân) phải trình sổ thông hành khi trở về Hoa Kỳ từ Gia Nã Đại, Mễ Tây Cơ, Quần đảo Caribbean, và Burmuda (lãnh thổ thuộc Anh quốc). Trong quá khứ, các công dân Mỹ chỉ cần trình bằng lái xe hoặc khai sinh. Tương tự, các công dân từ Gia Nã Đại, Mễ Tây Cơ, Quần đảo Caribbean và Burmuda sẽ phải có sổ thông hành để nhập cảnh Hoa Kỳ.

Điều luật mới liên quan đến các công dân Mỹ phải có sổ thông hành được áp dụng chính thức vào tháng Giêng năm 2007, nhưng vì các cơ quan làm sổ thông hành đã không thể hoàn tất nhanh chóng số lượng đơn xin sổ thông hành quá lớn nên đã "uyển chuyển" gia hạn thời gian áp dụng điều luật mới. Nhưng mới đây Bộ ngoại giao Hoa Kỳ cho biết đã có thể giải quyết việc cấp phát sổ thông hành với nhịp độ bình thường. Chính vì vậy, các công dân Hoa Kỳ nên có sổ thông hành trước khi đi du lịch ngoài Hoa Kỳ.

Câu hỏi thứ hai: "Chồng tôi có Thẻ Xanh. Anh ấy có cần xin thẻ được phép tái nhập cảnh (re-entry permit) trước khi đi Việt Nam trong vài tuần hay không? Thẻ được phép tái nhập cảnh này nói rằng nếu qúy vị ở ngoài Hoa Kỳ dưới một năm, qúy vị không cần xin thẻ được phép tái nhập cảnh. Qúy vị có thể tái nhập cảnh Hoa Kỳ với Thẻ Xanh của qúy vị".

Câu trả lời là: Thường trú nhân được khuyến cáo mạnh mẽ nên xin thẻ được phép tái nhập cảnh trước khi đi du lịch ngoài Hoa Kỳ, cho dù là chuyến đi ngắn hạn. Luật Hoa Kỳ không đòi hỏi việc này, nhưng một số viên chức di trú ngoại quốc và một số nhân viên hàng không đã yêu cầu du khách phải trình thẻ được phép tái nhập cảnh. Tuy nhiên, nếu vì lý do gì qúy vị không thể xin thẻ được phép tái nhập cảnh, và chỉ đi du lịch ngắn hạn, thì vẫn có thể tái nhập cảnh Hoa Kỳ nếu Thẻ Xanh vẫn còn hiệu lực.

Câu hỏi thứ ba: "Ông của tôi chỉ có Thẻ Xanh và đã về Việt Nam ở lại gần 2 năm. Nhiều người nói ông tôi không thể trở lại Hoa Kỳ vì đã ở quá hạn quá lâu. Xin văn phòng cho biết ông tôi phải làm những gì để có thể trở lại Hoa Kỳ hợp pháp".

Câu trả lời là: Nếu ông của anh đã xin thẻ được phép tái nhập cảnh thì ông nên trở lại Hoa Kỳ càng sớm càng tốt, vì thẻ được phép tái nhập cảnh chỉ có giá trị 2 năm. Nếu ông của anh không có giấy phép này thì vấn đế sẽ rắc rối hơn. Ông của anh có thể rời khỏi Việt Nam nhưng khi đến phi trường Hoa Kỳ thì ông sẽ gặp hai vấn đề cần phải quyết định. Nhân viên di trú phi trường sẽ đưa ra 2 điều kiện: Một là ông sẽ phải trở về Việt Nam và con của ông sẽ phải bảo lãnh ông theo thủ tục chính thức; Hai là ông sẽ phải ở lại cơ quan di trú và sẽ phải ra trước một tòa án di trú để giải thích với quan tòa lý do ông ở lại Việt Nam quá hạn định. Nếu ông có lý do chính đáng và bằng chứng thuyết phục, quan tòa có thể sẽ tái cấp Thẻ Xanh cho ông. Ngược lại, ông vẫn phải trở về Việt Nam và yêu cầu con cái làm đơn bảo lãnh chính thức.

Sau cùng, có một yêu cầu áp dụng cho các Thường trú nhân khi trở về Hoa Kỳ, yêu cầu này nằm trong chương trình kiểm soát US-VISIT. Đó là các Thường trú nhân này sẽ được lấy dấu vân tay và được chụp hình khi họ tái nhập cảnh Hoa Kỳ để tái kiểm tra lý lịch và diện di trú. Đều này sẽ giúp chống lại các vấn đề giả mạo Thẻ Xanh.

Những điều luật mới này được thực hiện nhằm mục đích cải thiện an ninh quốc gia. Một sổ thông hành Hoa Kỳ sẽ an toàn hơn một bằng lái xe hay giấy khai sinh, và một Thẻ Xanh cộng với thẻ được phép tái nhập cảnh sẽ an toàn hơn nếu chỉ dùng Thẻ Xanh, Gia tăng an ninh có thể bất lợi cho một số người, nhưng sẽ cần thiết trong thời gian này.

Hỏi Đáp Di Trú:

- Hỏi: Thẻ được phép tái nhập cảnh có thể gia hạn không nếu người du lịch cần lưu lại ngoài Hoa Kỳ sau ngày hết hạn?

- Đáp: Thẻ được phép tái nhập cảnh không thể gia hạn. Người đi du lịch cần liên lạc với Tòa lãnh sự Hoa Kỳ để xin chiếu khán Cư Dân Hồi Hương.

Quý độc giả quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân muốn có thêm tin tức cập nhật, xin theo dõi qua báo chí hay đón nghe chương trình phát thanh của chúng tôi vào mỗi tối thứ Tư từ 7PM và sáng Chủ Nhật từ 11:00AM, trên các làn sóng 1430AM, 1500AM, và 106.3FM. Hoặc quý vị liên lạc với một trong những văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: (714) 890-9933 , San Jose (408) 294-3888, Oakland-San Francisco: (510) 533-8228, Sacramento (916) 393-3388 hay qua Email: info@rmiodp.com.

Chủ Nhật, 22 Tháng Sáu 2008(Xem: 101874)
Nếu qúy vị là một Thường trú nhân "có điều kiện" với Thẻ Xanh có giá trị 2 năm, qúy vị cần nộp Đơn Xin Hủy Bỏ "Có Điều Kiện" Trong Quy Chế Thường Trú Nhân trong 90 ngày trước khi Thẻ Xanh "Có Điều Kiện" hết hạn. Không theo quy định này, quy chế Thường trú nhân của qúy vị tự động bị hủy bỏ. Phiền phức kế tiếp là người bảo lãnh sẽ phải nộp đơn lại để bảo lãnh qúy vị và mọi tiến trình đều phải bắt đầu lại.
Chủ Nhật, 22 Tháng Sáu 2008(Xem: 99258)
Những vụ xử trục xuất thường bắt đầu bằng một Thư Thông Báo Hầu Tòa (mẫu I-862) gửi từ văn phòng của chánh án sở di trú. Những vụ hầu tòa chính thức được tiến hành sau khi có Thư Thông Báo Hầu Tòa được đệ nộp. Những nơi thụ lý hồ sơ xử trục xuất được tiến hành ở những tòa án di trú nơi Thư Thông Báo Hầu Tòa được nộp.
Chủ Nhật, 22 Tháng Sáu 2008(Xem: 101339)
Trong một bài viết gần đây, Văn phòng Tham vấn Di trú Robert Mullins International thông báo rằng Trung Tâm Chiếu Khán Quốc Gia (gọi tắt là NVC) đã bắt đầu yêu cầu người bảo lãnh nộp thêm một số giấy tờ tại Hoa Kỳ, mà lẽ ra người được bảo lãnh sẽ phải nộp trong ngày phỏng vấn xin chiếu khán (visa) ở Việt Nam.
Chủ Nhật, 22 Tháng Sáu 2008(Xem: 102173)
Theo luật, một số thường trú nhân có thể mất các quyền lợi trợ cấp an sinh xã hội (gọi tắt là quyền lợi SSI) nếu họ không có quốc tịch Hoa Kỳ sau 7 năm thụ hưởng
Thứ Năm, 12 Tháng Sáu 2008(Xem: 106257)
Chương trình Tái Định Cư Nhân Đạo sẽ ngừng nhận đơn trong tháng này, vào ngày 25 tháng Sáu năm 2008. Các đương đơn của Chương trình Tái Định Cư Nhân Đạo phải là cựu quân nhân hoặc là các viên chức làm việc cho chính phủ Việt Nam Cộng Hòa trước ngày 30 tháng 4 năm 1975
Thứ Năm, 05 Tháng Sáu 2008(Xem: 101578)
Mục di trú và bảo lãnh do Văn Phòng tham vấn di trú Robert Mullins International đảm trách hằng tuần, nhằm mục đích thông báo các tin tức thời sự liên quan đến vấn đề đoàn tụ gia đình, rất hữu ích cho quý vị nào quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân
Thứ Sáu, 23 Tháng Năm 2008(Xem: 105895)
Trong qua khứ, nhiều người suy nghĩ rằng làm đơn bảo lãnh diện hôn thê- hôn phu (fiancée) tốt hơn là bảo lãnh diện vợ chồng vì diện hôn thê - hôn phu sẽ được phỏng vấn nhanh hơn.
Thứ Sáu, 16 Tháng Năm 2008(Xem: 99452)
Trung Tâm Chiếu Khán Quốc Gia (gọi tắt là NVC) hiện đang giữ nhiệm vụ ấn định ngày phỏng vấn các đơn xin cấp chiếu khán (visa) di dân tại Tòa Lãnh sự Hoa Kỳ ở Sài Gòn. Đây là phương thức mới và một số thông tin chi tiết vẫn chưa được hoàn tất.
Thứ Sáu, 16 Tháng Năm 2008(Xem: 103888)
Lãnh sự Hoa Kỳ tại Việt Nam được mô tả là văn phòng phải giải quyết số lượng hồ sơ rất lớn và là một trong những văn phòng lãnh sự bận rộn nhất thế giới.
Thứ Sáu, 18 Tháng Tư 2008(Xem: 103171)
Dù đã 33 năm trôi qua, người Việt Nam ở trong và ngoài nước vẫn không thể quên biến cố 30 Tháng 4 bi thảm ấy. Hiệp định Genève 1954 đã giúp cho hàng triệu người Việt "di cư" từ Bắc vào Nam để chọn một đời sống tự do ngay trên đất nước mình.