Hoa Kỳ có thể trục xuất hàng ngàn người Việt định cư bất hợp pháp - Tìm Hiểu Đạo Luật Bảo Vệ Tuổi Trẻ Em (CSPA)

Thứ Năm, 24 Tháng Giêng 200800:00(Xem: 113938)
Hoa Kỳ có thể trục xuất hàng ngàn người Việt định cư bất hợp pháp - Tìm Hiểu Đạo Luật Bảo Vệ Tuổi Trẻ Em (CSPA)

Mục di trú và bảo lãnh do Văn Phòng tham vấn di trú Robert Mullins International đảm trách hằng tuần, nhằm mục đích thông báo các tin tức thời sự liên quan đến vấn đề đoàn tụ gia đình, rất hữu ích cho quý vị nào quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân.  Mọi đóng góp ý kiến xin liên lạc 1-800-411-0495


Nhiều hãng thông tấn Hoa Kỳ vừa phổ biến một bản tin quan trọng đang gây xôn xao trong cộng đồng người Việt tại Hoa Kỳ. Đó là hàng người Việt Nam sống bất hợp pháp tại Hoa Kỳ có nguy cơ bị trục xuất về Việt Nam.

Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam loan báo là nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam và Hoa Kỳ đã ký một bản ghi nhớ về việc trả về Việt Nam những người Việt Nam bị chính phủ Hoa Kỳ quyết định trục xuất.

Theo bản tin chính thức của Đài Á Châu Tự Do vừa cho biết:  Thông báo của Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ nêu rõ là những người Việt Nam đến Hoa Kỳ bất hợp pháp vào ngày 12 tháng 7 năm 1995 hoặc sau ngày này là đối tượng bị trả về Việt Nam.

Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ nhấn mạnh là Hoa Kỳ sẽ thực viện việc trục xuất một cách trật tự, an tòan và tôn trọng phẩm giá, nhân quyền của những người bị trục xuất.

Bà Julie Myers, giám đốc cơ quan Quản trị về Di trú và Hải quan Hoa Kỳ, người đã ký bản ghi nhớ với Thứ Trưởng ngọai giao Việt Nam Đào Việt Trung tại Hà Nội, cho biết thêm là có khỏang 6 ngàn 200 người Việt Nam đã có quyết định cuối cùng bị trục xuất trước khi bản ghi nhớ được ký kết và có hơn 1500 người nữa đang trong thời gian tiến hành thủ tục trục xuất.

Ở trên là bản tin tóm tắt mới nhất về việc những người Việt Nam sống bất hợp lệ ở Hoa Kỳ sẽ bị trục xuất về Việt Nam, Văn phòng Robert Mullins International sẽ trở lại đề tài này sau kỳ cập nhật thêm chi tiết trong kỳ tới.

Tìm Hiểu Đạo Luật Bảo Vệ Tuổi Trẻ Em (CSPA)

Đạo Luật Bảo Vệ Tuổi Trẻ Em giúp cho một số trẻ em có thể hợp lệ xin chiếu khán (visa) di dân nếu các em vượt qua tuổi 21. Tình trạng này thường áp dụng cho các cháu nội ngoại, hay các cháu trai, cháu gái của công dân Mỹ. Những đơn bảo lãnh này đã được nộp từ nhiều năm trước và đến nay các em trong gia đình đã đến 21 tuổi.

Có một số cách thức tìm hiểu xem nếu một thanh thiếu niên trên 21 tuổi có thể đi cùng với cha mẹ di dân sang Hoa Kỳ được hay không. Trước hết, chúng ta xem tuổi của các em là bao nhiêu tính đến ngày đơn bảo lãnh chính thức được xem là "đáo hạn" để được duyệt xét đơn xin chiếu khán. Từ đó, chúng ta sẽ trừ đi thời gian mà sở di trú Hoa Kỳ duyệt xét hồ sơ này; đó là thời gian từ lúc sơ di trú ghi ngày nhận đơn bảo lãnh trên biên nhận và ngày sở di trú cho biết chính thức gửi giấy chấp thuận đơn bảo lãnh. Thí dụ: nếu sở di trú duyệt xét đơn bảo lãnh mất 3 năm để chấp thuận hồ sơ này thì tuổi của các em có thể được trừ đi 3 tuổi.

Đạo Luật Bảo Vệ Tuổi Trẻ Em có hiệu lực từ ngày 6 tháng 8 năm 2002. Nếu đơn bảo lãnh được nộp và được chấp thuận trước ngày hiệu lực, hoặc các trẻ đã quá 21 tuổi trước ngày hiệu lực, thì Đạo Luật Bảo Vệ Tuổi Trẻ Em không thể áp dụng trong những trường hợp này.

Nhưng, nếu đơn bảo lãnh được chấp thuận sau ngày 6 tháng 8 năm 2002, hoặc các em không đến 21 tuổi trước ngày 6 tháng 8 năm 2002, thì Đạo Luật Bảo Vệ Tuổi Trẻ Em có thể được áp dụng.

Ai có thể quyết định Đạo Luật Bảo Vệ Tuổi Trẻ Em có thể áp dụng cho các em trên 21 tuổi? Trung Tâm Chiếu Khán Quốc Gia (NVC) có thể quyết đînh việc này trước khi gửi hồ sơ bảo lãnh cho Tòa Lãnh sự Hoa Kỳ ở Sài Gòn. Tuy nhiên, Trung Tâm Chiếu Khán Quốc Gia thường để quyết định này cho Tòa lãnh sự, vì thế họ không ghi tên các em trên 21 tuổi vào danh sách khi chuyển hồ sơ về cho Tòa Lãnh sự.

Trong trường hợp này, Tòa Lãnh sự sẽ duyệt xét để xem các em trên 21 tuổi cho đủ hợp lệ để có thể hưởng Đạo Luật Bảo Vệ Tuổi Trẻ Em hay không. Tuy nhiên, về điểm này, phương thức duyệt xét kể trên của Tòa Lãnh sự có thể không đúng. Mỗi tháng, một số thân chủ của Văn phòng Robert Mullins International liên lạc với chúng tôi và cho biết con cháu họ hợp lệ được hưởng Đạo Luật Bảo Vệ Tuổi Trẻ Em, nhưng Tòa Lãnh sự không ghi tên các em trong danh sách phỏng vấn.

Một số gia đình vì chưa quen thuộc với Đạo Luật Bảo Vệ Tuổi Trẻ Em nên nghĩ sai lầm rằng bất cứ đứa trẻ nào trên 21 tuổi đều không hợp lệ xin chiếu khán đến Hoa Kỳ. Trên thực tế, nhiều em trong hạn tuổi từ 21 đến 23 tuổi vẫn có cơ hội được hưởng Đạo Luật Bảo Vệ Tuổi Trẻ Em. Một số em lớn hơn nữa vẫn có thể hợp lệ.

Hỏi Đáp Di Trú:

- Hỏi: Làm sao tôi có thể biết chắc một đứa trẻ trên 20 tuổi được hưởng quyền lợi của Đạo Luật Bảo Vệ Tuổi Trẻ Em?

- Đáp: Nếu qúy vị là thân chủ của Văn phòng chúng tôi, qúy vị có thể liên lạc với bất cứ văn phòng nào của chúng tôi tại tiểu bang California và Sài Gòn. Chúng tôi sẽ tính toán (số tuổi) theo Đạo Luật Bảo Vệ Tuổi Trẻ Em cho qúy vị, và sẽ liên lạc với Tòa Lãnh sự nếu cần thiết.

- Hỏi: Tôi nên làm gì nếu tuổi một đứa trẻ hợp lệ Đạo Luật Bảo Vệ Tuổi Trẻ Em, nhưng tên của cháu lại không có tên trong danh phỏng vấn?

- Đáp: Qúy vị nên liên lạc ngay ở Tòa Lãnh sự ở Sài Gòn, hoặc, nếu qúy vị là thân chủ của văn phòng chúng tôi, xin liên lạc ngày với các văn phòng Robert Mullins International.

Quý độc giả muốn có thêm tin tức cập nhật, xin theo dõi qua báo chí hay đón nghe chương trình phát thanh của chúng tôi vào mỗi tối thứ Tư từ 7PM và sáng Chủ Nhật từ 11:00AM, trên các làn sóng 1430AM, 1500AM, và 106.3FM. Hoặc liên lạc với một văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: (714) 890-9933 , San Jose (408) 294-3888 (duy nhất tại đường số 1, không phải đường Monterey), Oakland-San Francisco: (510) 533-8228, Sacramento (916) 393-3388 hay Email: info@rmiodp.com.

Thứ Tư, 21 Tháng Mười 2009(Xem: 103029)
N ếu thời gian hôn nhân của qúy vị dưới hai năm cho đến ngày được chính thức trở thành thường trú nhân, qúy vị sẽ được cấp quy chế Thường Trú Nhân Có Điều Kiện. Quy chế thường trú nhân của qúy vị có điều kiện, vì qúy vị phải chứng minh rằng cuộc hôn nhân không vi phạm luật di trú Hoa Kỳ.
Thứ Bảy, 17 Tháng Mười 2009(Xem: 103386)
Đ ối với những hồ sơ bảo lãnh diện vợ-chồng, hoặc diện hôn thê-hôn phu, người được bảo lãnh sau khi sang Hoa Kỳ đoàn tụ với người thân sẽ nhận được Thẻ Xanh Thường Trú Có Điều Kiện. Hai năm sau, người được bảo lãnh phải nộp đơn xin Thẻ Xanh Thường Trú Nhân chính thức (có giá trị 10 năm).
Thứ Tư, 07 Tháng Mười 2009(Xem: 103459)
T rước khi quốc hội Hoa Kỳ thông qua Đạo Luật Di Trú Về Người Bảo Lãnh Gia Đình, thân nhân đang làm đơn bảo lãnh phải sống cho đến khi chiếu khán (visa) được cấp cho người thân được bảo lãnh. Nếu người bảo lãnh qua đời bất cứ lúc nào trong thời gian hồ sơ vẫn còn duyệt xét, luật bấy giờ nói rằng đơn xin chiếu khán di dân phải bị hủy bỏ ngay thời điểm người bảo lãnh qua đời.
Thứ Ba, 22 Tháng Chín 2009(Xem: 97850)
Trong tháng Mười, chúng ta thấy ngày đáo hạn cho diện bảo lãnh con độc thân của  các công dân Mỹ được gia tăng đáng kể. Diện bảo lãnh này đã tăng đến ngày 22 tháng 7 năm 2003, có nghĩa là tăng thêm 17 tuần.
Thứ Ba, 15 Tháng Chín 2009(Xem: 103242)
Những người bảo lãnh diện di dân đều phải nộp đơn Bảo Trợ Tài Chánh (mẫu I-864). Việc Bảo Trợ Tài Chánh có hiệu lực trong 10 năm kể từ ngày người được bảo lãnh đặt chân đến Hoa Kỳ, hay cho đến khi người được bảo lãnh trở thành công dân Mỹ. 
Thứ Tư, 26 Tháng Tám 2009(Xem: 96595)
Đã có một thời gian trước đây, Trung Tâm Chiếu Khán Quốc Gia (NVC) đã có nhiều thời gian hơn để đáp lại nhanh chóng những nhu cầu của khách hàng.
Thứ Tư, 19 Tháng Tám 2009(Xem: 96981)
Tháng trước, chúng ta đã thảo luận về hồ sơ Ruiz-Diaz, được xem như một án lệnh đem lại nhiều lợi ích cho những người làm việc tôn giáo ở Hoa Kỳ.
Thứ Sáu, 31 Tháng Bảy 2009(Xem: 102870)
Mỗi năm, 10.000 chiếu khán (visa) sẵn sàng để cấp cho những nhà đầu tư có đủ điều kiện muốn trở thành Thường trú nhân tại Hoa Kỳ, nếu họ muốn thiết lập một cơ sở kinh doanh  mới. Vốn đầu tư tối thiểu là Một Triệu Mỹ Kim.
Thứ Tư, 08 Tháng Bảy 2009(Xem: 113216)
Sau khi sở di trú chấp thuận một đơn bảo lãnh, công việc của họ được xem là hoàn tất. Sở di trú sẽ chuyển đơn bảo lãnh này đến Trung Tâm Chiếu Khán Quốc Gia (tức NVC) tại tiểu bang New Hamshire.
Thứ Tư, 01 Tháng Bảy 2009(Xem: 100127)
Vừa mới đây, chúng tôi nhận được một thư email của một thân chủ tại thành phố Sacramento, tiểu bang California. Một lá thư tràn ngập nỗi vui.