Phỏng Vấn Luật Sư Steve Lopez Về Việc Biện Hộ Chống Lệnh Trục Xuất

Thứ Sáu, 01 Tháng Hai 200800:00(Xem: 117783)
Phỏng Vấn Luật Sư Steve Lopez Về Việc Biện Hộ Chống Lệnh Trục Xuất

LỊCH CẤP CHIẾU KHÁN DI DÂN TÍNH ĐẾN THÁNG 02-2008

*

Mục di trú và bảo lãnh do Văn Phòng tham vấn di trú Robert Mullins International (RMI) đảm trách hằng tuần, nhằm mục đích thông báo các tin tức thời sự liên quan đến vấn đề đoàn tụ gia đình, rất hữu ích cho quý vị nào quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân.  Mọi đóng góp ý kiến xin liên lạc 1-800-411-0495

Trong thời gian vừa qua, cộng đồng người Việt Nam tại Hoa Kỳ đã xôn xao trước nguồn tin hàng người Việt Nam sống bất hợp pháp tại Hoa Kỳ có nguy cơ bị trục xuất về Việt Nam.

Thông báo của Tòa Đại Sứ Mỹ nêu rõ là những người Việt Nam đến Hoa Kỳ bất hợp pháp, hoặc bị chính phủ Mỹ ra lệnh trục xuất vì vi phạm hình sự và luật di trú vào ngày 12 tháng 7 năm 1995, hoặc sau ngày này, là đối tượng bị trả về Việt Nam.

Bà Julie Myers, giám đốc cơ quan Thi Hành Luật Di Trú và Hải Quan Hoa Kỳ, cho biết có khoảng 6,200 người Việt Nam đã có quyết định cuối cùng bị trục xuất trước khi bản hiệp định được ký kết, và có hơn 1,500 người nữa đang trong thời gian tiến hành thủ tục trục xuất.

Đề tìm hiểu thêm về vấn đề này, Văn phòng Tham vấn Di Trú Robert Mullins International đã có cuộc phỏng vấn đặc biệt với Luật sư Steve Lopez. người có nhiều năm kinh nghiệm hành nghề luật sư. Đặc biệt, ông là một luật sư có nhiều kinh nghiệm về việc biện hộ chống trục xuất. Luật sư Lopez cũng có nhiều kinh nghiệm trong những vụ án dân sự tại Tòa Thượng thẩm tiểu bang và Tòa án Liên bang. Bên cạnh nghề luật sư, ông còn là một tác giả sắp xuất bản sách. Hiện ông đang hoàn tất một cuốn sách giá trị nói về việc biện hộ chống lệnh trục xuất mà chúng ta sẽ có dịp nói đến trong buổi hội thoại hôm nay.

- RMI: Chào luật sư Steve Lopez, như chúng tôi vừa giới thiệu về ông và cho biết ông là một luật sư có nhiều kinh nghiệm về việc biện hộ chống trục xuất. Xin ông cho biết có sự khác biệt giữa một luật sư di trú và một luật sư biện hộ trục xuất không?

- LS Steve Lopez : Sự khác biệt giữa hai luật sư này là: Luật sư biện hộ chống trục xuất là người có kinh nghiệm trong các vụ xử án. Đây là một vị luật sư lành nghề trong việc trình bày trước tòa, các quy tắc trưng bày chứng cớ, và tất cả các viễn ảnh có thể xảy ra trong phiên tòa. Luật sư biện hộ trục xuất sẽ hành nghề trước Bộ Tư Pháp chứ không phải trước cơ quan di trú. Một luật sư từ Cơ quan Thi hành Luật di trú và Hải quan, chứ không phải luật sư của cơ quan di trú sẽ đại diện chính phủ trong các thủ tục trục xuất.

Một luật sư di trú là người có thể hành nghề liên quan đến các dịch vụ pháp lý, ngoại trừ việc xuất hiện trong tòa án.

- RMI: Cuốn sách của ông sẽ được phát hành. Ông có thể cho biết tựa sách và khi nào sẽ xuất bản? Dân chúng có thể mua sách này ở đâu?

- LS Steve Lopez: Tôi đang sắp đến giai đoạn cuối của cuộc hành trình này. Cuốn sách có tựa đề "Biện Hộ Trục Xuất". Tôi đã bắt đầu viết khoảng gần một năm trước đây và theo thiển ý của tôi, cuốn sách này sẽ giúp khá nhiều cho những vị nào đang hành nghề biện hộ trục xuất di trú. Sách của tôi sẽ có mặt ở các hiệu sách, hoặc có thể đặt mua trực tiếp trên trang nhà điện tử của tôi là: www.stevelopezlaw.com.

- RMI: Người ta sẽ kỳ vọng điều gì khi đọc cuốn sách này?

- LS Steve Lopez: Cuốn sách này được viết cho người dân thường và cho các luật sư nào mong muốn hiểu về tiến trình diễn ra trong tòa án di trú. Qua các tiến trình xử trong tòa án, tôi muốn nói rằng họ có thể kỳ vọng đạt được qua từng giai đoạn trong một hồ sơ trục xuất trước vị Chánh án Di trú.

- RMI: Quyển sách của ông có bao gồm chủ đề liên quan đến những người đã có lệnh bi trục xuất không?

- LS Steve Lopez: Thưa có, tôi có một chương trong sách bàn về các phương cách mà người bị lệnh trục xuất có thể thực hiện để tránh một vụ trục xuất.

- RMI: Ông có biết một hiệp định vừa được ký kết giữa Việt Nam và chính phủ Hoa Kỳ không?

- LS Steve Lopez: Dạ vâng, tôi đã biết tin này.

- RMI: Vậy thì hiệp định mới này ảnh hưởng ra sao với những người đang nằm trong danh sách bị trục xuất?

- LS Steve Lopez: Những người này đang đối diện với việc trục xuất ngay lập tức một khi hai chính phủ sẵn sàng tiến hành hiệp định. Những người này có nguy cơ rất cao bị trục xuất vì họ đã nằm trong lệnh trục xuất rồi. Điều chắc chắn sẽ xảy đến cho họ là họ sẽ được chính phủ liên lạc để thông báo lệnh trục xuất. Nếu họ chọn cách lờ đi lệnh này, điều chắc chắn Cơ quan Thi hành luật Di trú và Hải quan sẽ đến tận nhà hay cơ sở kinh doanh của họ và sẽ đưa thẳng họ ra máy bay.

- RMI: Có những phương cách nào cứu vãn không nếu họ không muốn bị trục xuất?

- LS Steve Lopez: Mỗi hồ sơ đều có đặc tính cá biệt của nó và khó thể trình bày tất cả trong thời gian hạn hẹp này. Tuy nhiên, có những cách cứu vãn nhưng họ cần luật sư lành nghề thông hiểu tiến trình trục xuất để duyệt lại hồ sơ và cố vấn họ. Có nghĩa là, vâng, có cách để tránh bị trục xuất. Với mọi nỗ lực, qúy vị nên hành động càng sớm chừng nào sẽ càng giúp cho luật sư của bạn có thì giờ kiện toàn hồ sơ của qúy vị. Nếu qúy vị muốn biết có đáp ứng với những phương cách cứu vãn này hay không, qúy vị nên liên lạc với một luật sư và sẽ tìm được sự chọn lựa của qúy vị.

LỊCH CẤP CHIẾU KHÁN DI DÂN TÍNH ĐẾN THÁNG 02-2008

A-IR-1, IR-2, IR-5:  Luôn luôn hiệu lực
B- Ưu tiên F1-1:   Xét đến 08-02-2002 (Tăng 1 tuần)
C- Ưu tiên F2-A:  Xét đến 15-03-2003 (Tăng 3 tuần)
D- Ưu tiên F2-B:  Xét đến 01-01-1999 (Tăng 5 tuần)
E- Ưu tiên F3:      Xét đến 08-05-2000 (Tăng 0 tuần)
F- Ưu tiên F4:      Xét đến 08-07-1997 (Tăng 0 tuần)

Quý độc giả muốn có thêm tin tức cập nhật, xin theo dõi qua báo chí hay đón nghe chương trình phát thanh của chúng tôi vào mỗi tối thứ Tư từ 7PM và sáng Chủ Nhật từ 11:00AM, trên các làn sóng 1430AM, 1500AM, và 106.3FM. Hoặc liên lạc với một văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: (714) 890-9933 , San Jose (408) 294-3888 (duy nhất tại đường số 1, không phải đường Monterey), Oakland-San Francisco: (510) 533-8228, Sacramento (916) 393-3388 hay Email: info@rmiodp.com.

Thứ Năm, 28 Tháng Mười Hai 2006(Xem: 115186)
Việc Bảo Trợ Tài Chánh (mẫu đơn I-864) hiện nay chỉ đòi hỏi năm thuế lợi tức mới nhất, và cách tính về số người trong gia đình cũng đã thay đổi. Tương tự, mẫu đơn mới I-864EZ dành cho những người chỉ bảo lãnh một thân nhân. Sau hết, mẫu đơn Bảo Trợ Tài Chánh I-864 không còn cần thiết phải thị thực chữ ký nữa.
Thứ Năm, 21 Tháng Mười Hai 2006(Xem: 113554)
Chính phủ Trung Quốc khẳng định người Gia Nã Đại gốc Hoa bị bắt giữ tại Bắc Kinh vì tội khủng bố thì sẽ bị xét xử theo luật pháp trong nước vì vẫn là công dân Trung Quốc. Luật  ở Việt Nam cũng qui định như vậy đối với người Việt cư ngụ ở hải ngoại. Vấn đề song tịch từng được giới ngoại giao Hoa Kỳ và Gia Nã Đại nhắc nhở
Thứ Năm, 14 Tháng Mười Hai 2006(Xem: 118183)
Một vài tháng trước đây, chúng tôi đã có dịp nói về những giấy tờ cần thiết khi qúy vị du lịch ở ngoài Hoa Kỳ. Có tin đòn cho rằng kể từ đàu năm 2007, qúy vị không thể du lịch ngoài Hoa Kỳ nếu không có một sổ thông hành (passport). Điều này không đúng. Và nếu tin đòn này đúng sự thật thì sẽ cản trở thường trú nhân, kiều dân chi có Thẻ Xanh, không thể du lịch nước ngoài.
Thứ Năm, 07 Tháng Mười Hai 2006(Xem: 119831)
Một bản tin gây xôn xao trong lãnh vực di trú và an ninh Hoa Kỳ liên quan đến một số lượng hồ sơ di trú rất lớn bị thất lạc. Theo đài Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA), nếu qúy vị chờ hoài mà không thấy hồ sơ qúy vị bảo lãnh thân nhân có hồi đáp nào mới... thì có thể là hồ sơ của qúy vị đã bị thất lạc.
Thứ Năm, 30 Tháng Mười Một 2006(Xem: 128703)
Càng ngày người Mỹ càng nhận thêm con nuôi từ nước ngoài. Năm 1989 chỉ có 8.000 trẻ từ nước ngoài được nhận vào nước Mỹ qua thủ tục xin con nuôi. Đến năm 2005, con số này đã lên tới gần 23.000 em.
Chủ Nhật, 26 Tháng Mười Một 2006(Xem: 122059)
Bộ Nội An Hoa Kỳ loan báo, ngày 22/11/2006, tất cả các du khách nhập cảnh Hoa Kỳ bằng đường hàng không đều phải trình sổ thông hành (passport).
Thứ Năm, 16 Tháng Mười Một 2006(Xem: 122991)
Các nhân viên diện H-1B có thể xin thay đổi chủ nhân khác nhưng chủ nhân mới phải nộp đơn mới cho nhân viên của mình.
Thứ Sáu, 10 Tháng Mười Một 2006(Xem: 123621)
Sau một năm nhận được Thẻ Xanh Thường trú nhân chính thức (có giá trị 10 năm), người mẹ hợp lệ nộp đơn xin nhập tịch Hoa Kỳ.
Thứ Năm, 02 Tháng Mười Một 2006(Xem: 127962)
Khi cơ quan di trú tái-chấp-thuận đơn bảo lãnh đã bị Tòa Lãnh sự Hoa Kỳ ở Việt Nam trả về, đơn bảo lãnh này sau đó sẽ được gửi ngược về Sài Gòn để chờ đợi một cuộc phỏng vấn mới.
Thứ Sáu, 27 Tháng Mười 2006(Xem: 120672)
Những chuyến du lịch gia hạn có thể ảnh hưởng đến tình trạng thường trú nhân hợp lệ, hoặc gây vấn đề khi nộp đơn nhập tịch không ?