Kháng Nghị Đơn I-751 Bị Từ Chối Rất Phức Tạp

Thứ Tư, 21 Tháng Mười 200900:00(Xem: 102519)
Kháng Nghị  Đơn I-751 Bị Từ Chối Rất Phức Tạp

Mục di trú  và bảo lãnh do Văn Phòng tham vấn di trú Robert Mullins International đảm trách hằng tuần, nhằm mục đích thông báo các tin tức thời sự liên quan đến vấn đề đoàn tụ gia đình, rất hữu ích cho quý vị nào quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân.  Mọi đóng góp ý kiến xin liên lạc 1-800-411-0495 

Nếu thời gian hôn nhân của qúy vị dưới hai năm cho đến ngày được chính thức trở thành thường trú nhân, qúy vị sẽ được cấp quy chế Thường Trú Nhân Có Điều Kiện. Quy chế thường trú nhân của qúy vị có điều kiện, vì qúy vị phải chứng minh rằng cuộc hôn nhân không vi phạm luật di trú Hoa Kỳ. 

Qúy vị và người hôn phối phải cùng ký tên trên đơn xin huỷ bỏ quy chế "có điều kiện" về tình trạng thườnng trú. Qúy vị phải nộp đơn trong vòng 90 ngày trước khi tình trạng thường trú kéo dài đúng hai năm. Ngày hết hạn trên Thẻ Xanh của qúy vị cũng là ngày đánh dấu năm thứ hai là thường trú nhân. Nếu qúy vị không nộp đơn xin hủy bỏ quy chế "có điều kiện" đúng thời hạn, qúy vị có thể bị mất diện thường trú có điều kiện và sẽ bị trục xuất khỏi Hoa Kỳ. 

Nếu một phụ nữ  chấm dứt hôn nhân với chồng, hoặc từng bị chồng đánh đập, hay bị chồng ngược đãi, bà có thể xin miễn có chữ ký của chồng trong đơn. Trong trường hợp này, bà có thể nộp đơn xin huỷ bỏ quy chế "có điều kiện" về tình trạng  thường trú bất cứ lúc nào sau khi bà trở thành một thường trú nhân "có điều kiện". 

Để có thể huỷ bỏ quy chế thường trú "có điều kiện", qúy vị phải nộp mẫu đơn I-751 cho sở di trú USCIS với những chứng từ hỗ trợ đính kèm. Những chứng từ cụ thể được nộp chung với đơn I-751 phải cho thấy qúy vị vẫn còn sống chung với người hôn phối kể từ lúc kết hôn, hoặc ít nhất kể từ ngày qúy vị đến Hoa Kỳ. Những chứng từ hỗ trợ thường là: 

1- Khai sinh của con cái chung trong hôn nhân.

2- Hợp đồng thuê hay nợ nhà cho thấy hai người cư trú chung và, hoặc đứng chung tên chủ quyền căn nhà.

3- Giấy tờ tài chánh cho thấy qúy vị cùng đứng tên sở hữu các tài sản và cùng chung trách nhiệm về mặt pháp lý. Chẳng hạn như có chung tên trên các bản báo cáo của ngân hàng, trên các bản khai thuế lợi tức hàng năm, trên các hợp đồng bảo hiểm, các hóa đơn trả tiền sử dụng các nhu cầu cần thiết trong nhà (như điện, khí đốt, nước...). Có tên chung trên những hợp đồng trả góp hàng tháng hoặc các món nợ....

4- Hai bản xác nhận có  thị thực chữ ký, của ít nhất hai nhân chứng đã từng quen biết từ khi qúy vị có quy chế thường trú "có điều kiện" và biết rõ về sự liên hệ hôn nhân của qúy vị.

5- Bản sao hôn thú. 

Nếu qúy vị không nộp hợp lệ mẫu đơn I-751 để xin hủy bỏ quy chế "có điều kiện" thường trú trong vòng 90 ngày trước khi đúng hai năm của quy chế thường trú "có điều kiện", diện thường trú nhân có điều kiện của qúy vị sẽ tự động bị hủy bỏ và sở di trú USCIS sẽ tiến hành thủ tục trục xuất. Qúy vị sẽ nhận được một thông báo từ sở di trú cho biết qúy vị đã không xin hủy bỏ quy chế có điều kiện và qúy vị cũng sẽ nhận được một Thông Báo Trình Diện trước một buổi điều trần 

Trong buổi điều trần này, qúy vị có thể xin xem xét lại và phản bác những bằng chứng bất lợi cho mình. Qúy vị có trách nhiệm chứng minh đã tuân thủ những đòi hỏi quy định (sở di trú USCIS không có trách nhiệm chứng minh rằng qúy vị đã không tuân thủ những đòi hỏi này). 

Mẫu đơn I-751 có thể nộp sau thời gian 90 ngày như ấn định nếu qúy vị có thể chứng minh có lý do chính đáng không thể nộp đơn đúng ngày. 

Nếu đơn xin hủy bỏ quy chế "có điều kiện" thường trú của qúy vị bị từ chối, bạn sẽ nhận được một thư cho biết lý do tại sao đơn bị từ chối. Sở di trú USCIS phải thông báo qúy vị về những lý do đơn I-751 bị bác bỏ, nhưng qúy vị không thể phản bác lại quyết định từ chối của sở di trú. 

Nếu Bộ Nội An bắt  đầu tiến hành thủ tục trục xuất chống lại quy chế có điều kiện sau khi từ chối đơn I-751, đương đơn có thể xin xét lại đơn với một chánh án di trú. Nếu vị chánh án di trú vẫn bác đơn, qúy vị vẫn còn có thể kháng án lên Hội Đồng Kháng Án Di Trú. 

Điều quan trọng là quý vị có thể giải quyết đúng cách khi đơn I-751 bị từ chối. Vì qúy vị có thể chỉ có một cơ hội duy nhất để xin tái xét đơn của mình và sau đó được chấp thuận. Nếu qúy vị không làm đúng cách và nhanh chóng khi đơn I-751 bị từ chối, sẽ tốn nhiều  thời gian kiện tụng và hàng ngàn mỹ kim án phí. 

Không phải lúc nào cũng có thể xin một tòa án xét lại đơn I-751 đã bị từ chối. Nó tùy thuộc vào một số điều như sau: Đương đơn phải có gắng tìm một nơi nào duyệt xét hồ sơ của mình. Tòa án ở một số nơi sẽ đồng ý làm việc này, nhưng các nơi khác thì không. Và nó cũng tùy thuộc vào đương đơn có phạm một số tội nào hay không. 

Tòa án sẽ rất quan tâm đến việc trình bày hồ sơ. Tòa có thể không có thẩm quyền phán quyết chống lại quyền của sở di trú từ chối một đơn, nhưng một số tòa án khác cảm thấy họ có thẩm quyền chấp thuận sự tranh cãi liên quan đến sự việc có thể vi phạm luật pháp hay hiến pháp Hoa Kỳ. 

Qúy vị rất cần một luật sư giàu kinh nghiệm để quyết định chính xác giải pháp nào có thể tiến hành nếu đơn I-751 bị sở di trú từ chối. Luật sư phải quen thuộc luật hiện hành và những vụ án liên hệ đến kháng án, chẳng hạn như sự từ chối của sở di trú. Luật sư cũng phải quen thuộc việc trình bày hồ sơ của qúy vị trước vị chánh án di trú.  Sau cùng, qúy vị phải hành động nhanh và mướn một người đại diện pháp lý sau khi nhận được đơn I-751 bị từ chối.

Hỏi  Đáp Di Trú

 

- Hõi 1: Tôi có  phải từ bỏ Thẻ  Xanh "có điều kiện" khi đã có đơn ly dị giữa tôi và người bảo lãnh không? 

- Đáp 2: Điều này còn tùy thuộc một số yếu tố. Nếu qúy vị có  một cuộc hôn nhân trong sáng, qúy vị có thể  tự nộp đơn theo diện người vợ bị hành hung, v.v... Qúy vị cần hiểu rõ trường hợp của mình, nếu không, qúy vị sẽ bị cho là kết hôn giả mạo, sẽ đưa đến hậu quả là bị cấm nhập cảnh Hoa Kỳ trong 10 năm. Nếu biết rõ mình không ở trong diện có thể tự nộp đơn, qúy vị có trách nhiệm nộp lại thẻ xanh và rời khỏi Hoa Kỳ trong vòng 30 ngày hoặc phải đối diện với tiến trình bị trục xuất. 

- Hỏi 2: Tôi không có  mặt ở phiên tòa  điều trần về vấn đề trục xuất vì tôi không nhận được giấy triệu tập. Tôi phải làm sao? 

- Đáp 2: Tòa án sẽ  tiến hành vụ xử "vắng mặt" và một  án lệnh trục xuất có thể được ban hành. Qúy vị cần tham vấn ngay một luật sư chuyên về trục xuất và giàu kinh nghiệm để giúp qúy vị giải quyết hồ sơ này. 

- Hỏi 3: Tôi vừa có  một buổi điều trần về đơn I-751 nhưng nhân viên di trú không tin cuộc hôn nhân của tôi là hợp pháp. Điều gì sẽ xảy ra? 

- Đáp 3: Hồ sơ của qúy vị sẽ được chuyển đến một vị chánh án di trú và qúy vị sẽ phải chứng minh cuộc hôn nhân của mình là hợp pháp trước vị chánh án này. Hồ sơ của qúy vị nên được một luật sư chuyên về trục xuất duyệt lại để tìm hiểu nguyên nhân tại sao đơn I-751 của qúy vị bị từ chối ngay từ đầu. Đây là cơ hội cuối cùng để trình bày hồ sơ của qúy vị. Cần tiến hành thủ tục rất cẩn thận vì nếu qúy vị không thể thuyết phục vị chánh án di trú rằng cuộc hôn nhân của qúy vị là hợp pháp, qúy vị sẽ nhận được lệnh trục xuất. Các  luật sư thiếu kinh nghiệm về vấn đề trục xuất sẽ không thể giúp được vấn đề này. 

- Hỏi 4: Nguyên nhân chính nào làm cho đơn I-751 bị từ chối? 

- Đáp 4: Thiếu các bằng chứng về liên hệ vợ chồng. Thí dụ  như không có những bằng chứng sống chung, không có hồ sơ tài chính chung, không có các nhân chứng xác nhận qúy vị là vợ chồng thật sự. 

- Hỏi 5: Tôi sắp có  một buổi điều trần về đơn I-751. Tôi đã ly dị với người bảo lãnh đầu tiên nhưng tôi đã kết hôn với người chồng mới là công dân Mỹ. Chồng mới có thể bảo lãnh tôi không? 

- Đáp 5: Điều thực tế  là qúy vị đã đến Hoa Kỳ theo diện chiếu khán hôn thê (K-1). Theo luật di trú, người bảo lãnh qúy vị theo diện hôn thê sẽ phải là người cùng ký tên với qúy vị trên đơn I-751. Luật không cho phép qúy vị đổi người bảo lãnh. 

- Hỏi 6: Tôi  đã có một buổi điều trần về đơn I-751, nhưng đã hơn 6 tháng rồi tôi không nhận được quyết đînh gì hết. Tôi phải làm sao? 

- Đáp 6: Qúy vị có  thể xin một buổi hẹn trên mạng điện tử của sở di trú và đến gặp một nhân viên di trú hỏi về quyết định của họ. Nếu qúy vị đã làm việc này, bước kế tiếp là nộp  một án lệnh tại tòa án liên bang để yêu cầu chánh án ra lệnh cho sở di trú giải quyết đơn I-751 của qúy vị. 
 

Quý  độc giả muốn có thêm tin tức cập nhật, xin theo dõi qua báo chí hay đón nghe chương trình phát thanh của chúng tôi vào mỗi tối thứ Tư từ 7PM và sáng Chủ Nhật từ 11:00AM, trên các làn sóng 1430AM, 1500AM, và 106.3FM. Hoặc liên lạc với một văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: (714) 890-9933 , San Jose (408) 294-3888 (duy nhất tại đường số 1, không phải đường Monterey), Oakland-San Francisco: (510) 533-8228, Sacramento (916) 393-3388 hay Email: info@rmiodp.com.
Thứ Tư, 09 Tháng Ba 2011(Xem: 136726)
Trong bất cứ hồ sơ xin chiếu khán (visa) phi-di-dân bị từ chối, các nhân viên Lãnh sự được yêu cầu cấp cho đương đơn một "Giấy Ghi Nhận Sự Từ Chối". Nhiều sự từ chối cấp chiếu khán này dựa trên điều luật 221(g) của Đạo Luật Quốc Tịch và Di Trú.
Thứ Bảy, 05 Tháng Ba 2011(Xem: 133590)
Thẻ mới trông giống như Thẻ Được Phép Làm Việc hiện nay nhưng sẽ có thêm dòng chữ "Dùng như Giấy I-512 Tạm Dung".
Thứ Năm, 24 Tháng Hai 2011(Xem: 125017)
Người di dân thường sống trong hoàn cảnh đặc biệt không thể tự vệ vì nhiều người không nói tiếng Anh giỏi, và thường sống xa gia đình và bạn bè thân thiết, và họ có thể không hiểu biết nhiều về luật pháp Hoa Kỳ.
Thứ Tư, 16 Tháng Hai 2011(Xem: 132798)
Nhiều thính giả và độc giả của Văn phòng Robert Mullins International luôn theo dõi rất sát thời gian các loại chiếu khán di dân đến ngày đáo hạn. Thời gian đáo hạn chiếu khán đã gia tăng khá nhanh trong suốt năm 2010, nhưng cũng đã trở lui rất nhanh từ tháng Giêng năm 2011.
Thứ Tư, 09 Tháng Hai 2011(Xem: 140586)
Trong qua khứ, nhiều người suy nghĩ rằng làm đơn bảo lãnh diện hôn thê- hôn phu (fiancée) tốt hơn là bảo lãnh diện vợ chồng vì diện hôn thê - hôn phu sẽ được phỏng vấn nhanh hơn.
Chủ Nhật, 30 Tháng Giêng 2011(Xem: 142459)
Việc ban hành luật di trú tai Quốc Hội trong năm 2010 đã chấm trong sự thất vọng. Đạo luật Ước Mơ từng được Hạ Viện thông qua khá sít sao thì bị Thượng viện bác bỏ vì không đủ 60 số phiếu cần thiết. Đạo luật cải tổ di trú đã không được đưa ra bầu bán lần nào trong năm ngoái.
Thứ Tư, 26 Tháng Giêng 2011(Xem: 136953)
Trong tháng vừa qua, sở di trú Hoa Kỳ đã điều chỉnh chính sách liên quan đến việc duyệt xét những đơn bảo lãnh sau khi người bảo lãnh qua đời. Trong những năm trước, Văn Phòng Dịch Vụ Và Công Dân Hoa Kỳ (USCIS) nói rằng luật di trú không cho phép người được bảo lãnh đang xin chiếu khán (visa) có sự chấp thuận đơn bảo lãnh nếu người bảo lãnh qua đời trong khi hồ sơ đang chờ đợi duyệt xét.
Thứ Tư, 19 Tháng Giêng 2011(Xem: 126600)
Vì những lợi ích của các công dân mới, Văn Phòng Dịch Vụ Di Trú và Công Dân Hoa Kỳ (USCIS) vừa phổ biến một bản lược duyệt những quyền lợi của các công dân vừa nhập tịch Hoa Kỳ. Những quyền này bao gồm quyền tự do phát biểu, tự do thờ phượng, quyền nộp đơn xin việc ở các văn phòng chính phủ liên bang, và quyền theo đuổi "cuộc sống, tự do và quyền theo đuổi hạnh phúc".
Thứ Tư, 12 Tháng Giêng 2011(Xem: 123581)
Bộ Ngoai Giao Hoa Kỳ vừa loan báo việc giới thiệu bản Chứng Chỉ Báo Cáo Lãnh Sự Về Việc Sinh Ở Ngoại Quốc vừa được họa kiểu lại. Chứng Chỉ Báo Cáo Lãnh Sự Về Việc Sinh Ở Ngoại Quốc là một sự đăng ký chính thức xác nhận một đứa trẻ sinh ở ngoại quốc của một cha, hay mẹ là công dân Mỹ được thụ hưởng quốc tịch Hoa Kỳ lúc sinh ra đời. Bản chứng chỉ này được thực hiện với những nét đặc biệt an toàn để chống lại việc tẩy xóa hoặc giả mạo.
Thứ Tư, 05 Tháng Giêng 2011(Xem: 123613)
Trong đề tài di trú kỳ này, chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu về báo cáo thanh tra của Bộ Ngoại Giao về công việc của Tòa Tổng lãnh sự Hoa Kỳ ở Sài Gòn. Bản báo cáo thanh tra mới đây đã được công khai hóa để mọi người dân có thể tham khảo.