Sở Di Trú Quan Niệm "Hôn Nhân" Ra Sao?

Thứ Tư, 09 Tháng Mười Hai 200900:00(Xem: 97799)
Sở Di Trú Quan Niệm "Hôn Nhân" Ra Sao?
Mục di trú và bảo lãnh do Văn Phòng tham vấn di trú Robert Mullins International đảm trách hằng tuần, nhằm mục đích thông báo các tin tức thời sự liên quan đến vấn đề đoàn tụ gia đình, rất hữu ích cho quý vị nào quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân. Mọi đóng góp ý kiến xin liên lạc 1-800-411-0495


Sở Di Trú cho biết một người nộp đơn xin nhập tịch sớm theo diện kết hôn với một công dân Mỹ cần phải chứng minh rằng "... trong suốt 3 năm trước khi nộp đơn xin nhập tịch, đương đơn vẫn đang sống trong "sự hòa hợp hôn nhân" với người hôn phối là công dân (Hoa Kỳ)".

Sở Di Trú cũng nói rằng định nghĩa về "sự hòa hợp hôn nhân" của họ khó khăn hơn một số người kỳ vọng. Sở Di Trú cảm nhận rằng điều cần thiết cho đôi vợ chồng phải cùng chia xẻ trong một mái gia đình để người phối ngẫu (không là công dân Mỹ) có thể hấp thụ những quan niệm căn bản về tinh thần công dân qua Hoa Kỳ của người phối ngẫu. Một sự ngoại lệ có thể được chấp thuận khi sự xa cách của hai vợ chồng không do họ muốn mà do tình huống hoàn toàn ở ngoài sự kiểm soát của họ. Tuy nhiên, Sở Di Trú sẽ là nơi duy nhất quyết định tình huống nào nằm ngoài sự kiểm soát của hai vợ chồng.

Có nhiều cặp vợ chồng có sự hòa hợp hôn nhân rất giá trị và đằm thắm tình yêu nhưng lại phải thường xuyên sống cách xa nhau. Đây sẽ không phải là vấn đề nếu cả hai đều là công dân Mỹ. Tuy nhiên, đương đơn muốn xin nhập tịch phải chứng minh sự hòa hợp hôn nhân của họ phải đạt những tiêu chuẩn của Sở Di Trú.

Thí dụ, người chồng là Thường trú nhân kiếm được việc làm ở thành phố San Diego, trong khi người vợ là công dân Mỹ lại sống ở quận hạt Orange County, cùng ở tiểu bang California và cách nhau khoảng gần 2 giờ lái xe, và người chồng chỉ có thể về nhà riêng vào những ngày cuối tuần, hai lần trong một tháng. Liệu điều này có phù hợp với định nghĩa của Sở Di Trú về sự hòa hợp hôn nhân không? Có lẽ... không.

Hoặc, người vợ là Thường trú nhân có học bổng của một trường đại học tại thành phố Sacramento, tiểu bang Caliornia. Trong khi người chồng là công dân Mỹ lại phải làm việc ở thành phố San Jose, cách nơi vợ học khoảng hai tiếng lái xe. Người vợ chỉ có thể ở với chồng trong những thời gian không đến trường. Liệu Sở Di Trú có thông cảm chăng? Có lẽ... không.

Trong một trường hợp khác, người vợ là Thường trú nhân trở về Việt Nam để chăm lo công việc gia đình. Cô ta ở Sài Gòn ba lần, mỗi lần từ 3 đến 4 tháng, trong suốt thời gian 18 tháng. Mặc dù người vợ đã ở Hoa Kỳ đủ thời gian theo quy định về cư trú để được nhập tịch, nhưng những lần vắng mặt thường xuyên và qúa dài sẽ không đạt tiêu chuẩn của Sở Di Trú về sự hòa hợp hôn nhân.

Để đạt được cách định nghĩa của Sở Di Trú về sự hòa hợp hôn nhân, hai vợ chồng cần cung cấp bằng chứng là họ thực sự vẫn chung sống với nhau; các bằng chứng về cùng đứng tên thuê nhà; các bằng chứng về sự có mặt cụ thể, chỉ có vài lần vắng nhà ngắn hạn và không nhiều. Song song, đương đơn xin nhập tịch phải có tên trên các giấy tờ bảo hiểm, thuê mướn tài sản, thuế lợi tực, ngân hàng... của người phối ngẫu (là công dân Mỹ).

Khi Sở Di Trú muốn nghiên cứu chi tiết một hồ sơ, họ có quyền điều tra những nguồn thông tin nhiều hơn là qúy vị tưởng tượng. Họ cũng có thể phỏng vấn hàng xóm và chủ nhân của qúy vị. Nếu họ thực sự nghi ngờ về sự hòa hợp hôn nhân, họ có thể sẽ đưa ra một vài lý do để từ chối đơn xin nhập tịch.

Sau hết, Sở Di Trú có thể trở ngược thời gian và nói rằng họ đã... nhầm lẫn khi cấp Thẻ Xanh. Họ có thể nói rằng với những bằng chứng mới, qúy vị đã đính ước trong một cuộc hôn nhân giả tạo và không được quyền có Thẻ Xanh, và vì thế không được quyền xin nhập quốc tịch Hoa Kỳ.

Hỏi Đáp Di Trú:

- Hỏi: Điều gì xảy ra nếu sau khi kết hôn, tôi phải trở về Việt Nam gần một năm vì tôi phải săn sóc người mẹ sắp qua đời? Liệu Sở Di Trú có thông cảm không?

- Đáp: Xin qúy vị hiệu rằng Sở Di Trú không bao giờ thông cảm. Họ chỉ nhìn vào dữ kiện và bằng chứng rồi quyết định. Trong trường hợp của bạn, bạn cần cung cấp cho Sở Di Trú các hồ sơ y khoa và giấy khai tử của người mẹ. Bạn cũng cầm chứng minh cho Sở Di Trú về tất cả anh chị em của bạn, và tất cả bà con (như bác, chú, cô, dì) của bạn không thể hoặc không muốn săn sóc mẹ của bạn.

- Hỏi: Tôi sẽ nộp đơn xin quốc tịch trong năm tới. Liệu tôi có gặp rắc rối không nếu công việc đòi hỏi tôi phải sống xa gia đình thường xuyên?

- Đáp: Sở Di Trú sẽ cần bằng chứng là bạn đã thực sự sống cùng một nhà với vợ của bạn trong suốt 3 năm vừa qua. Họ cũng có thể đòi những bằng chứng bạn không thể tìm được việc làm cho phép bạn có thể sống toàn thời gian trong cùng nhà với vợ.

Quý độc giả muốn có thêm tin tức cập nhật, xin theo dõi qua báo chí hay đón nghe chương trình phát thanh của chúng tôi vào mỗi tối thứ Tư từ 7PM và sáng Chủ Nhật từ 11:00AM, trên các làn sóng 1430AM, 1500AM, và 106.3FM. Hoặc liên lạc với một văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: (714) 890-9933 , San Jose (408) 294-3888 (duy nhất tại đường số 1, không phải đường Monterey), Oakland-San Francisco: (510) 533-8228, Sacramento (916) 393-3388 hay Email: info@rmiodp.com.

Thứ Sáu, 09 Tháng Ba 2007(Xem: 111333)
Nhà cầm quyền Việt Nam chuẩn bị gửi công nhân sang lao động tại Hoa kỳ và một số công ty môi giới đã quảng cáo về chương trình này. Trong số báo New York Times ra ngày 28 tháng 2 năm 2007, ký giả Steven Greenhouse có bài viết về tình cảnh của một số công nhân Thái tin tưởng vào lời quảng cáo của các công ty tuyển mộ
Thứ Năm, 01 Tháng Ba 2007(Xem: 118733)
Một vị thính giả của chúng tôi đặt câu hỏi là tại sao Trung Tâm Chiếu Khán Quốc Gia (tức cơ quan NVC) yêu cầu ông ta phải nộp một loại đơn Bảo Trợ Tài Chánh mới cho người con đang được bảo lãnh từ Việt Nam. Câu trả lời là một người con của một công dân Mỹ cần phải điền mẫu đơn Bảo Trợ Tài Chánh I-864W vì người con này sẽ tự động trở thành công dân Hoa Kỳ nếu các cháu nhập cảnh Hoa Kỳ trước 18 tuổi.
Thứ Năm, 22 Tháng Hai 2007(Xem: 113532)
Trong những năm gần đây đã có những phát triển lạc quan trong lãnh vực di trú tại Việt Nam. Sự kiện lạc quan đáng hoan nghênh nhất là việc khởi động Chương Trình Tái Định Cư Nhân Đạo (HR), dành cho những người không thể nộp đơn hoặc không thể hoàn tất thủ tục nộp đơn trước khi Chương Trình Ra Đi Trật Tự (tức ODP)
Thứ Năm, 15 Tháng Hai 2007(Xem: 110205)
Năm 1999 đánh dấu việc mở cửa Tổng Lãnh sự Hoa Kỳ tọa lạc trên đường Lê Duẩn ở Sài Gòn. Tiến trình cứu xét cấp chiếu khán (visa) được tiêu chuẩn hóa, phù hợp với phương pháp giải quyết chung của các Tòa lãnh sự Hoa Kỳ trên toàn thế giới. Có một số luật di trú thay đổi đã giúp ích cho người dân ở Việt Nam.
Thứ Năm, 08 Tháng Hai 2007(Xem: 115865)
Năm nay, 2007, Văn phòng Tham vấn Di trú Robert Mullins International (RMI) chào mừng 20 năm phục vụ cộng đồng người Việt Nam. Ban giám đốc và toàn thể nhân viên các văn phòng RMI rất vui mừng tiếp tục phục vụ bà con người Việt và nguyện sẽ duy trì tính chuyên nghiệp, sự thành tâm và niềm tin được ủy thác.
Thứ Năm, 01 Tháng Hai 2007(Xem: 120360)
Nếu con của bạn sống tại Hoa Kỳ, liệu các em có thể tự động trở thành công dân Mỹ ngay vào thời điểm bạn được nhập tịch không? Câu trả lời cho hầu hết các trường hợp là "đúng" chiếu theo Đạo Luật Quốc Tịch Trẻ Em năm 2001. Trước tiên, vào thời điểm qúy vị được nhập tịch, con của bạn phải ở Hoa Kỳ như một thường trú nhân.
Thứ Năm, 25 Tháng Giêng 2007(Xem: 120942)
Mới đây, sau khi báo chí ở trong nước loan tin rằng nhà nước Việt Nam cho phép công ty cổ phần Tiến Bộ Quốc Tế AIC và Trung Tâm Xuất Khẩu Lao Động Viracimex được đưa lao động sang Mỹ làm việc trong các nông trại, trong đó, có nhắc đến việc sau một thời gian làm việc sẽ được cấp thẻ xanh, tức thẻ thường trú nhân tại Hoa Kỳ. Điều này làm nhiều thính giả đang sinh sống ở trong và ngoài nước rất xôn xao.
Thứ Năm, 18 Tháng Giêng 2007(Xem: 113601)
Trong tuần qua, sau khi báo chí ở trong nước loan tin rằng nhà nước Việt Nam cho phép công ty cổ phần Tiến Bộ Quốc Tế AIC và Trung Tâm Xuất Khẩu Lao Động Viracimex được đưa lao động sang Mỹ làm việc trong các nông trại, trong đó, có nhắc đến việc sau một thời gian làm việc sẽ được cấp thẻ xanh, tức thẻ thường trú nhân tại Hoa Kỳ.
Thứ Năm, 11 Tháng Giêng 2007(Xem: 115316)
Hiện đang có những tin đồn trong cộng đồng người Việt hải ngoại liên quan đến những người đã trở về Việt Nam từ đảo Guam trên chiếc tàu "Thương Tín 1", ngay sau ngày 30/4/1975. Một số tin đồn cho rằng những người khách trên chiếc tàu này đương nhiên hội đủ các tiểu chuẩn của chương trình Tái Định Cư Nhân Đạo của chính phủ Hoa Kỳ.
Thứ Năm, 04 Tháng Giêng 2007(Xem: 110833)
Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ cho biết, theo ký giả Melissa Trujillo của Thông tấn AP, chính phủ Liên Bang vừa ra thông báo cho hay trong nỗ lực tạo ý nghĩa cho các kỳ thi nhập tịch Hoa Kỳ, những người đi thi có thể được miễn trả lời một số vấn đề lịch sử, chẳng hạn như hỏi tên quê hương của các tổng thống, nhưng các ứng viên sẽ bị thử thách bởi các câu hỏi về dự án