Khi Tòa Lãnh Sự Mỹ Gửi Trả Đơn Bảo Lãnh Về Sở Di Trú Hoa Kỳ

Thứ Năm, 17 Tháng Giêng 200800:00(Xem: 110344)
Khi Tòa Lãnh Sự Mỹ Gửi Trả Đơn Bảo Lãnh Về Sở Di Trú Hoa Kỳ

Mục di trú và bảo lãnh do Văn Phòng tham vấn di trú Robert Mullins International đảm trách hằng tuần, nhằm mục đích thông báo các tin tức thời sự liên quan đến vấn đề đoàn tụ gia đình, rất hữu ích cho quý vị nào quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân. Mọi đóng góp ý kiến xin liên lạc 1-800-411-0495

Theo nguyên tắc, Tòa Lãnh sự Hoa Kỳ có thể giữ một hồ sơ bảo lãnh bị từ chối trong một năm sau ngày phỏng vấn để cho phép đương đơn nộp bổ túc các bằng chứng được yêu cầu. Tuy nhiên, Tòa Lãnh sự thường không phải chờ đợi lâu trước khi trả hồ sơ về cho Sở di trú. Thực ra đây có thể là điều tốt. Có hai lý do cho chúng ta nghĩ như vậy: 1/ Đơn bảo lãnh sẽ trở về cơ quan di trú Hoa Kỳ nhanh hơn và người bảo lãnh, cũng như người được bảo lãnh sẽ không phải đợi quá lâu các tin tức từ sở di trú; 2/ lý do thứ hai là các nhân viên lãnh sự ít khi thay đổi quyết định đầu tiên khi từ chối một hồ sơ, vì thế, việc gửi thêm các bằng chứng bổ túc hy vọng hồ sơ bị bác được chấp thuận sẽ trở thành vô ích.

Khi hồ sơ bảo lãnh bị trả về sở di trú, những hồ sơ này không được xem có ưu tiên cao để được duyệt xét sớm. Sở di trú luôn than vãn là có quá nhiều hồ sơ để duyệt xét, kể cả những đơn bảo lãnh bị trả về từ khắp nơi trên thế giới, và nhất là họ quá bận rộn để duyệt xét những hồ sơ mới. Vì thế, người bảo lãnh có thể sẽ phải đợi từ một năm trở lên trước khi sở di trú xem lại hồ sơ bị trả về và liên lạc với người bảo lãnh để yêu cầu giải thích và nộp thêm các bằng chứng bổ túc.

Một số người bảo lãnh đã chọn cách làm lại một hồ sơ mới, với những giải thích và bằng chứng tốt hơn, trước khi sở di trú quyết định về hồ sơ nguyên thủy. Tiếc thay, theo kinh nghiệm hiện nay cho thấy, Tòa Lãnh sự không muốn chấp nhận đơn bảo lãnh thứ hai để thay thế hồ sơ thứ nhất, bất kể hồ mới có những bằng chứng liên lạc vững vàng thế nào; và bất kể yếu tố sở di trú đã chấp thuận đơn bảo lãnh thứ nhì. Vì thế, người bảo lãnh bị buộc phải nhẫn nại chờ sở di trú duyệt xét hồ sơ bảo lãnh đầu tiên.

Theo một nguyên tắc khác cho biết Tòa Lãnh sự không thể từ chối một hồ sơ vì một lý do mà lý do này đã được khai trình với sở di trú khi cơ quan này chấp thuận hồ sơ. Thí dụ: Tòa Lãnh sự không thể từ chối một hồ sơ bảo lãnh vì tuổi tác quá chênh lệch giữa người bão lãnh và người hôn phối, hay vị hôn phu-thê vì tuổi tác quá chênh lệch, mà điều này đã thông báo cho sở di trú và được cơ quan này chấp thuận. Tuy nhiên, theo thực tế mà chúng tôi được biết, nhân viên lãnh sự đã từng nói với một số đương đơn rằng hồ sơ bị nghi ngờ giả mạo vì tuổi tác quá chênh lệch. Những hồ sơ này bị từ chối nhưng không hề có ghi chú nào của nhân viên lãnh sự cho biết liên quan đến chuyện tuổi tác chênh lệch. Họ chỉ ghi tổng quát là "thiếu những bằng chứng liên hệ".

Nhiều cặp vợ chồng/ hoặc hôn phu-hôn thê có những liên hệ chân thật không tin rằng lại có những người nghi ngờ về sự liên hệ của họ. Sự suy nghĩ đơn giản này dẫn đến việc thiếu chuẩn bị kỹ lưỡng cho cuộc phỏng vấn và sẽ quá trễ để hiểu ra rằng những lời biện hộ sau cuộc phỏng vấn, và những lá thư thỉnh nguyện, không còn tác dụng để cứ vãn hồ sơ đã bị bác khước.

Hỏi Đáp Di Trú:

- Hỏi: Người bảo lãnh có thể làm gì để thúc sở di trú duyệt xét nhanh chóng hồ sơ bảo lãnh bị trả về?

- Đáp: Ngay khi biết được sở di trú đã nhận được hồ sơ bị trả về từ Tòa Lãnh sự, người bảo lãnh có thể nộp những bằng chứng bổ túc, hoặc viết thư hỏi lý do tại sao hồ sơ bị trả về. Sở di trú sẽ quyết định sẽ duyệt xét hay không thể duyệt xét hồ sơ trong thời gian hợp lý nào đó.

- Hỏi: Làm sao người bảo lãnh có thể biết được sở di trú đã nhận được hồ sơ bị trả về từ Tòa Lãnh sự?

- Đáp: Sở di trú sẽ gửi một lá thư thông báo việc này. Qúy vị cũng có thể xem phần "Tình Trạng Hồ Sơ Trên Mạng" (Online Case Status) nơi trang nhà điện tử của sở di trú: http://uscis.gov.

Quý độc giả muốn có thêm tin tức cập nhật, xin theo dõi qua báo chí hay đón nghe chương trình phát thanh của chúng tôi vào mỗi tối thứ Tư từ 7PM và sáng Chủ Nhật từ 11:00AM, trên các làn sóng 1430AM, 1500AM, và 106.3FM. Hoặc liên lạc với một văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: (714) 890-9933 , San Jose (408) 294-3888 (duy nhất tại đường số 1, không phải đường Monterey), Oakland-San Francisco: (510) 533-8228, Sacramento (916) 393-3388 hay Email: info@rmiodp.com.

Thứ Sáu, 23 Tháng Giêng 2009(Xem: 102167)
Chữ "Ước Mơ" (DREAM) được tiêu biểu cho các ý nghĩa sau đây: Sự Phát Triển (the Development), Trợ Giúp (Relief), và Giáo Dục (Education) cho Trẻ Ngoại Kiều (Alien Minors).
Thứ Năm, 15 Tháng Giêng 2009(Xem: 92597)
Lời thú nhận "có tội" là con đường mà 95% những hồ sơ hình sự được định đoạt. Trong những hồ sơ mà bị cáo không phải là công dân Hoa Kỳ, lời thú nhận có thương lượng phải được nghiên cứu cẩn trọng và phải đi đến một số thay đổi làm tội nhẹ đi.
Thứ Tư, 07 Tháng Giêng 2009(Xem: 98271)
Trong chủ đề kỳ này, chúng ta sẽ nói đến hai đề tài liên quan đến các hồ sơ bảo lãnh diện vợ chồng.
Thứ Sáu, 02 Tháng Giêng 2009(Xem: 94989)
Chiếu khán R-1 được cấp cho các nhân viên phục vụ trong lãnh vực tôn giáo. Đây là loại chiếu khán phi-di-dân, chiếu khán tạm thời.
Thứ Tư, 24 Tháng Mười Hai 2008(Xem: 97468)
Trong năm 2008, người ta không thấy có những tiến triển nào quan trọng trong các luật lệ về di trú toàn cầu.
Chủ Nhật, 21 Tháng Mười Hai 2008(Xem: 99122)
Tại Đông Nam Á, công dân ở các nước Nhật, Brunei, Tân Gia Ba và Nam Hàn có thể sang Hoa Kỳ để du lịch hay làm công việc nào đó và cư ngụ trong 90 ngày mà không cần xin chiếu khán (visa)
Thứ Tư, 10 Tháng Mười Hai 2008(Xem: 97864)
Liệu có thể có một cuộc phỏng vấn thoải mái tại Tòa Lãnh sự Hoa Kỳ ở Việt Nam không? Có thể là không, nhưng có một số điều mà đương đơn (tức người được bảo lãnh) nên ghi nhớ khi chuẩn bị cho một cuộc phỏng vấn.
Thứ Sáu, 05 Tháng Mười Hai 2008(Xem: 104792)
Hàng năm, văn phòng chúng tôi thường nhận hai, ba câu hỏi tương tự như sau: "Tôi ở Việt Nam và có liên hệ với một cô gái, kết quả là đứa con chung của chúng tôi ra đời. Làm sao tôi có thể đưa cháu sang Hoa Kỳ?".
Thứ Tư, 26 Tháng Mười Một 2008(Xem: 99238)
Nếu bạn đã có Thẻ Xanh tạm có giá trị 2 năm, bạn cần phải nộp đơn xin Thẻ Xanh dài hạn chính thức (có giá trị 10 năm) trước khi Thẻ Xanh tạm hết hạn.
Thứ Sáu, 21 Tháng Mười Một 2008(Xem: 104626)
Đôi lúc, thính giả hoặc thân chủ của Văn phòng Tham vấn Di trú Robert Mullins International hỏi tại sao lại mất quá nhiều thời gian cho việc thẩm tra lý lịch người xin chiếu khán (visa) di dân hoặc xin Thẻ Xanh. Đã có một số người phải đợi trên 2 năm cho việc thẩm tra lý lịch. Tại sao vậy?