Du Học Sinh Việt Nam Sang Hoa Kỳ Ngày Càng Tăng

Thứ Tư, 03 Tháng Ba 201000:00(Xem: 105179)
Du Học Sinh Việt Nam Sang Hoa Kỳ Ngày Càng Tăng

Mục di trú và bảo lãnh do Văn Phòng tham vấn di trú Robert Mullins International đảm trách hằng tuần, nhằm mục đích thông báo các tin tức thời sự liên quan đến vấn đề đoàn tụ gia đình, rất hữu ích cho quý vị nào quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân. Mọi đóng góp ý kiến xin liên lạc 1-800-411-0495

Theo Đài Á Châu Tự Do, bản phúc trình Open Doors 2008 của Học Viện Giáo Dục Quốc Tế ở Mỹ, cho thấy con số du học sinh Việt Nam sang Hoa Kỳ tăng lên từng năm, từ hơn một ngàn rưỡi năm 1998-1999 nay vượt trên tám ngàn trong thời điểm 2007-2008.

Bà Peggy Blumenthal, phó chủ tịch điều hành Học Viện Quốc Tế IIE, cung cấp thêm một số thông tin như sau:

Institute Of International Education, IIE, tức Viện Giáo Dục Quốc Tế ở Hoa Kỳ, là tổ chức phi lợi nhuận chuyên nghiên cứu và thu thập dữ liệu về tình hình cũng như số lượng học sinh sinh viên các nước trên thế giới đến Mỹ du học hàng năm.

Bản báo cáo Open Doors 2008 công bố mới đây cho thấy từ 2006 đến 2007, hơn sáu ngàn sinh viên Việt Nam sang Mỹ. Từ 2007 đến 2008, con số này vượt trên tám ngàn.

Viện Giáo Dục Quốc Tế Mỹ có văn phòng ở khắp thế giới, trong đó một tại Hà Nội và một tại thành phố Sài Gòn, với giám đốc là ông Mark Ashwill. 

Từ văn phòng ở New York, phó chủ tịch điều hành chuyên trách hoạt động trong phần vụ sinh viên nước ngoài, bà Peggy Blumenthal cho biết: "Chúng tôi ghi nhận từ 2007 đến 2008 số số sinh viên từ Việt Nam qua Hoa Kỳ học đã tăng đến 45%, tổng cộng 8.769 người . Nếu so sánh với tỷ lệ 31% của năm trước thì có thể thấy số tăng vọt đến 45% là quá nhanh".

Theo số liệu trong phúc trình Open Doors 2008 của Học Viện Giáo Dục, bà Peggy Blumenthal cho biết du học sinh Việt Nam đến Mỹ trong khoảng thời gian từ 2007 đến 2008 phần lớn trong trình độ chưa vào đại học. Hết hai phần ba số du sinh là học sinh đã tốt nghiệp trung học nhưng chưa vào đại học, 19% đã tốt nghiệp đại học, hơn 10% khác theo học những ngành nghề không nằm trong trình độ đại học. Cũng cần nói thêm là đa số du sinh từ Việt Nam qua thường vào các Đại Học Cộng Đồng Mỹ với học kỳ hai năm , sau đó chuyển tiếp lên các đại học khác.

Và khi du học sinh tốt nghiệp đại học rồi thì có quyền xin ở lại để chọn học lên cao hơn, nhóm này khoảng gần 3% và được gọi là Optional Practical Training, là chương trình huấn luyện hậu đại học dựa trên kinh nghiệm thu thập được trong lãnh vực hay môn học tại bốn năm đại học trước đó.

Vẫn theo số liệu của Học Viện Quốc Tế, trong hai thập niên 1980 và 1990, số du học sinh Việt Nam qua Hoa Kỳ rất khiêm tốn và bắt đầu tăng dần lên theo từng năm từ cuối thập niên 1990 đến giờ. Tỷ lệ tăng mạnh và rõ nét nhất được ghi nhận trong vòng năm năm trở lại đây.

Tính đến lúc này Việt Nam đứng hạng mười ba trong danh sách hai mươi quốc gia dẫn đầu thế giới về số lượng du học sinh sang học ở Hoa Kỳ. 

Theo các thông tin khác của văn phòng Tham vấn Di trú Robert Mullins International, các giới chức giáo dục ở Hoa Kỳ cho các thân chủ của văn phòng này một số thông tin hữu ích như sau: Nên thông báo cho trường học biết ngay sau khi đến Hoa Kỳ. Phải theo học chương trình học của trường đã ghi danh ít nhất hai khóa học trước khi muốn chuyển sang trường khác. Nên hỏi thăm trong trường về việc làm thêm của trường này. Nên xin giấy chấp thuận của trường mình đang học trước khi tính về Việt Nam thăm nhà. Nên xin trường số chương mục của trường dể có thể chuyển ngân đóng học phí từ Việt Nam.

Và hầu hết các trường trung học và đại học đều có danh sách các học sinh chờ đợi xin học khá đông, bởi vậy việc xin ghi danh học cần thực hiện sớm.

Muốn biết về chương trình du học ở Mỹ xin vào website education usa.state.gov để tìm hiểu thêm.

 

Hỏi Đáp Di Trú

 

- Hỏi: Một người nhập cảnh Hoa Kỳ với chiếu khán du lịch B-2, nhưng sau đó họ có thể xin chuyển sang diện chiếu khán du học F-1 được không?

- Đáp: Khi một học sinh đến Hoa Kỳ như một du khách, người này nên cho nhân viên di trú ở phi trường biết họ đang suy tính đi học ở Hoa Kỳ. Nếu người này không thông báo, cơ quan di trú có thể không chấp thuận nếu sau đó có việc chuyển đổi từ chiếu khán du lịch sang chiếu khán du học.

- Hỏi: Tôi có người cháu gái 30 tuổi muốn đến Hoa Kỳ chỉ muốn học Anh văn trong vài tháng để có thể nói chuyện với những khách hàng ngoại quốc đến tiệm của cô ta ở Việt Nam. Cô ấy có thể xin chiếu khán du học được không?

- Đáp: Khó có thể được. Cô ấy đã trên số tuổi xin chiếu khán học sinh bình thường, và Lãnh sự thường không cấp chiếu khán nếu chỉ muốn học Anh ngữ vì việc học ngoại ngữ này đang có ở Việt Nam. Lãnh sự sẽ cấp chiếu khán để học môn Anh ngữ là Môn học Thứ hai (thường gọi tắt là học môn ESL) tại Hoa Kỳ nếu du học sinh đã được chấp thuận theo học các môn học thông thường sau khi hoàn tất các môn học ESL.

Quý độc giả muốn có thêm tin tức cập nhật, xin theo dõi qua báo chí hay đón nghe chương trình phát thanh của chúng tôi vào mỗi tối thứ Tư từ 7PM và sáng Chủ Nhật từ 11:00AM, trên các làn sóng 1430AM, 1500AM, và 106.3FM. Hoặc liên lạc với một văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: (714) 890-9933 , San Jose (408) 294-3888 (duy nhất tại đường số 1, không phải cạnh sở di trú đường Monterey), Oakland-San Francisco: (510) 533-8228, Sacramento (916) 393-3388 hay Email: info@rmiodp.com.

Thứ Tư, 01 Tháng Tư 2009(Xem: 95599)
Trong buổi hội thoại di trú hôm nay, chúng ta sẽ điểm lại một số chiếu khán phi di dân có thể cấp cho các công dân ở Việt Nam.
Thứ Tư, 25 Tháng Ba 2009(Xem: 100604)
Đơn xin từ bỏ một quyết định hay quy định (của sở di trú hoặc lãnh sự) là một yêu cầu cần phải có để được nhập cảnh (hoặc tái nhập cảnh Hoa Kỳ), sẽ do đương đơn xin chiếu khán (visa) di dân nộp, vì người này không còn hợp lệ để nhập cảnh Hoa Kỳ.
Thứ Tư, 18 Tháng Ba 2009(Xem: 97350)
Hầu hết các đương đơn xin chiếu khán di dân đều được duyệt xét trên căn bản liên hệ gia đình. Sau khi sở di trú chấp thuận đơn bảo lãnh, hồ sơ này sẽ được chuyển đến Trung Tâm Chiếu Khán Quốc Gia (tức NVC), trực thuộc Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ.
Thứ Tư, 18 Tháng Ba 2009(Xem: 96110)
Các thành viên quốc hội nhận thức rất rõ là bất kỳ dự tính nghiêm chỉnh nào trong việc cải tổ luật di trú sẽ cần sự đồng thuận của cử tri người La tinh, và với 12 triệu cử tri khác trong tương lai, những người đang sống bất hợp lệ tại Hoa Kỳ.
Thứ Tư, 04 Tháng Ba 2009(Xem: 100831)
Thẻ Cho Phép Tái Nhập Cảnh (Re-Entry Permit): Cho phép một thường trú nhân hay ngưòi thường trú có điều kiện có thể trở lại Hoa Kỳ mà không cần xin chiếu khán (visa) mới từ Lãnh sự Hoa Kỳ.
Chủ Nhật, 01 Tháng Ba 2009(Xem: 103243)
Đối với hàng ngàn chủ nhân Mỹ, chương trình cấp chiếu khán (visa) H1-B là phương cách chính yếu đưa người làm việc ngoại quốc có chuyên môn cao đến Hoa Kỳ làm việc trong thời gian ngắn hạn.
Thứ Sáu, 06 Tháng Hai 2009(Xem: 100491)
Chiếu khán EB-5:  Mỗi năm có 10.000 Chiếu Khán (Visa) EB-5 Dành Cho Những Người Đầu Tư. Vốn đầu tư được yêu cầu là 1 triệu Mỹ kim nếu địa bàn kinh doanh ở thành thị, mặc dù vố đầu tư 500.000 Mỹ kim vẫn được chấp thuận nhưng địa bàn kinh doanh sẽ là những vùng kinh tế đang còn trì trệ.
Thứ Bảy, 31 Tháng Giêng 2009(Xem: 96932)
Trong năm 2009, chúng ta có thể thấy một số dự luật di trú được thông qua, nhưng có lẽ chúng ta sẽ không thấy điều gì "gay cấn" như Đạo Luật Cải Tổ Di Trú đã được bàn thảo tại quốc hội trong hai năm qua.
Thứ Sáu, 23 Tháng Giêng 2009(Xem: 102127)
Chữ "Ước Mơ" (DREAM) được tiêu biểu cho các ý nghĩa sau đây: Sự Phát Triển (the Development), Trợ Giúp (Relief), và Giáo Dục (Education) cho Trẻ Ngoại Kiều (Alien Minors).
Thứ Năm, 15 Tháng Giêng 2009(Xem: 92547)
Lời thú nhận "có tội" là con đường mà 95% những hồ sơ hình sự được định đoạt. Trong những hồ sơ mà bị cáo không phải là công dân Hoa Kỳ, lời thú nhận có thương lượng phải được nghiên cứu cẩn trọng và phải đi đến một số thay đổi làm tội nhẹ đi.