Văn Phòng Di Trú Hoa Kỳ Đóng Cửa Tại Việt Nam Kể Từ Ngày 31/03/2011

Thứ Tư, 23 Tháng Ba 201100:00(Xem: 137859)
Văn Phòng Di Trú Hoa Kỳ Đóng Cửa Tại Việt Nam Kể Từ Ngày 31/03/2011
Mục di trú và bảo lãnh do Văn Phòng tham vấn di trú Robert Mullins International đảm trách hằng tuần, nhằm mục đích thông báo các tin tức thời sự liên quan đến vấn đề đoàn tụ gia đình, rất hữu ích cho quý vị nào quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân. Mọi đóng góp ý kiến xin liên lạc 1-800-411-0495

Vào ngày 25 tháng 3 năm 2011, Văn phòng Di Trú của chính phủ Hoa Kỳ sẽ ngưng nhận đơn và sẽ chính thức đóng cửa Văn phòng Di Trú vào ngày 31 tháng 3 năm 2011. Chính vì sự kiện này và không được thông tin rõ ràng từ Việt Nam, nên rất nhiều người Việt ở trong cũng như ở các nước, đặc biệt là ở Hoa Kỳ, đã liên lạc với các Văn phòng Robert Mullins International để thăm hỏi về tin tức này. Nhiều người lo âu thủ tục giải quyết cấp chiếu khán (visa) sẽ thực hiện ở Bangkok, Thái Lan, nên việc liên lạc, nộp giấy tờ bổ túc sẽ phiền toái hơn, và thậm chí có nhiều người nghĩ rằng các đương đơn sẽ phải sang Bangkok để phỏng vấn....

Nhân dịp này chúng tôi xin được chia sẻ như sau: Các Văn phòng Di Trú trực thuộc Bộ Nội An Hoa Kỳ, trong khi Tòa Đại Sứ và các Tòa Lãnh sự Hoa Kỳ trực thuộc Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ. Các chức năng và nhiệm vụ của hai Bộ này khác nhau. Và Tòa Lãnh sự Hoa Kỳ ở Sài Gòn mới là nơi chính thức sắp xếp lịch phỏng vấn và cấp chiếu khán (visa) cho tất cả những người Việt Nam muốn đến Hoa Kỳ. Văn phòng Di Trú ở Việt Nam không làm nhiệm vụ này.

Kể từ ngày 25 tháng 3 năm 2011, các đơn từ đã được Văn phòng Di Trú ở Sài Gòn chấp thuận trước đây có thể được lưu giữ ở Tòa Tổng Lãnh sự Hoa Kỳ ở Sài Gòn. Tòa Lãnh sự sẽ chấp nhận một số loại đơn từ và hồ sơ để duyệt xét. Lãnh sự cũng sẽ chuyển những đơn từ khác cho Văn phòng Di Trú ở Bangkok, Thái Lan.

Sở Di Trú Hoa Kỳ đã từng liên hệ khá lâu với những thủ tục duyệt xét cấp thông hành nhập cảnh cho người Việt Nam. Công việc khởi đầu là những thủ tục duyệt xét di trú tại các trại tỵ nạn ở ngoài lãnh thổ Việt Nam và sau đó tiếp tục với Chương trình "H.O" cho những người còn ở Việt Nam. Đến một thời điểm, Sở Di Trú đã ngừng cấp giấy phép nhập cảnh cho người tỵ nạn và nhiều người Việt ở các trại tỵ nạn đã trở về Việt Nam với hy vọng sẽ được tái phỏng vấn để tái định cư ở Hoa Kỳ.

Khi chương trình Tu Chính Án McCain thành hình đã trở thành cơ hội may mắn dành cho con cái của nhiều gia đình diện "H.O" đã bị từ chối trước đây và không thể theo cha mẹ sang Hoa Kỳ. Tu Chính Án McCain đã được gia hạn nhưng cũng đã chính thức chấm dứt. Sau đó, Lãnh sự Hoa Kỳ mở ra Chương Trình Tái Định Cư Nhân Đạo cho những hồ sơ diện "H.O" chưa thể hoàn tất trước đây hoặc chưa có cơ hội nộp đơn. Và chương trình này cũng đã chấm dứt vào năm 2008. Tòa Lãnh sự ở Sài Gòn và Sở Di Trú Hoa Kỳ ở Bangkok sẽ không còn chấp nhận bất cứ hồ sơ tỵ nạn mới hoặc bất cứ đơn xin kháng cáo nào của những hồ sơ cũ.

Sở Di Trú Hoa Kỳ cũng đã từng tham dự vào việc duyệt xét hàng trăm hồ sơ xin con nuôi ở Việt Nam trong nhiều năm qua, cho đến khi có những vấn đề tai tiếng xảy ra, đã đưa đến việc chính phủ Hoa Kỳ phải chấm dứt hiệp ước con nuôi với nhà cầm quyền Việt Nam.

Cho đến nay, liên quan đến công việc chuyên môn riêng của Sở Di Trú ở Sài Gòn, vẫn chưa có thông báo chính thức nào nói đến những loại đơn từ cụ thể nào sẽ nhờ Tòa Lãnh sự tiếp tục duyệt xét ở Sài Gòn, và những loại đơn nào sẽ được chuyển cho Sở Di Trú Hoa Kỳ tại Bangkok. Tuy nhiên, chúng ta có thể đoán được rằng Tòa Lãnh sự sẽ chấp nhận giải quyết những đơn bảo lãnh di dân được nộp bởi những người bảo lãnh đang sống ở Việt Nam. Tòa Lãnh sự cũng sẽ có thể chấp thuận duyệt xét đơn xin chiếu khán dành cho những Thường trú nhân Trở về Hoa Kỳ, và những người đã làm mất Thẻ Xanh trong khi thăm viếng Việt Nam.

Nếu Hoa Kỳ và Việt Nam có thể tiến đến việc ký kết một hiệp định mới về con nuôi, thủ tục duyệt xét sẽ có thể được trao cho Tòa Lãnh sự ở Sài Gòn, với sự trợ giúp của một nhân viên di trú từ Bangkok được cử đến làm việc tạm thời.

Về những loại đơn xin Tạm Dung Nhân Đạo, và đơn xin Miễn Trừ một số điều luật, nhiều phần sẽ phải nộp trực tiếp cho Sở Di Trú tại Bangkok.

Qúy vị có thể liên lạc với Văn Phòng Sở Di Trú Hoa Kỳ ở Bangkok qua địa chỉ email: bkkcis.inquiries@dhs.gov.

Hỏi Đáp Di Trú

- Hỏi: Tôi nghe nói thủ tục cấp chiếu khán (visa) được giải quyết ở Bangkok nhanh hơn ở Sài Gòn. Liệu tôi có thể thu xếp để đơn bảo lãnh vợ tôi được cứu xét bởi Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ ở Bangkok không?

- Đáp: Ông phải nộp đơn bảo lãnh tại cơ quan di trú Hoa Kỳ phụ trách giải quyết hồ sơ vùng cư ngụ của mình, và vợ của ông chỉ có thể được phỏng vấn tại Tòa Lãnh sự Hoa Kỳ ở Sài Gòn, nơi bà cư ngụ. Ông không được phép đi khảo loanh quanh để tìm nơi giải quyết hồ sơ nhanh hơn.

- Hỏi: Bác của tôi sống ở nước Na Uy với gia đình con gái của bác. Ông đã từng ở trại tù "cải tạo" trong 5 năm và vẫn còn giữ Giấy Ra Trại bản chính. Ông vẫn thích sống ở California hơn là ở Na Uy, nhưng ông lại không có người thân ở Hoa Kỳ.

- Đáp: Có hai lý do cho thấy bác của anh không thể được cấp thông hành tỵ nạn sang Hoa Kỳ: Thứ nhất, chính phủ Hoa Kỳ không còn bất cứ chương trình tỵ nạn nào dành cho người Việt Nam như trước đây, và Thứ hai, bác của anh đã sống hợp lệ ở Na Uy, vì thế ông ta không còn là một người tỵ nạn nữa.

Quý độc giả muốn có thêm tin tức cập nhật, xin theo dõi qua báo chí hay đón nghe chương trình phát thanh của chúng tôi vào mỗi tối thứ Tư từ 7PM và sáng Chủ Nhật từ 11:00AM, trên các làn sóng 1430AM, 1500AM, và 106.3FM. Hoặc liên lạc với một văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: (714) 890-9933 , San Jose (408) 294-3888 (Văn Phòng mới số 779 trên đường Story Road), Sacramento (916) 393-3388 hay Email: info@rmiodp.com.
Thứ Tư, 15 Tháng Mười Hai 2010(Xem: 212997)
Đơn của một công dân Mỹ nộp để bảo lãnh cho vợ/chồng, con nhỏ và cha/mẹ luôn luôn đáo hạn. Điều này có nghĩa là những hồ sơ này không có lịch trình chờ đợi và được duyệt xét cấp chiếu khán (visa) ngay.
Thứ Tư, 08 Tháng Mười Hai 2010(Xem: 133794)
Đây là câu hỏi dành cho những người đang ở Hoa Kỳ hợp pháp nhưng là phi-di-dân, và đang có một hồ sơ bảo lãnh đáo hạn. Đây là những hồ sơ thường là con cái hoặc anh chị em của một công dân Mỹ đã đến Hoa Kỳ như một sinh viên - học sinh du học hay du khách.
Thứ Tư, 01 Tháng Mười Hai 2010(Xem: 123553)
Sở di trú USCIS vừa loan báo bảng lệ phí được điều chỉnh áp dụng cho các loại đơn liên quan đến di trú. Hầu hết các loại đơn đều tăng khoảng 10% nhưng không tăng lệ phí đơn xin nhập quốc tịch Hoa Kỳ
Thứ Ba, 23 Tháng Mười Một 2010(Xem: 119367)
Hiện nay có bao nhiêu người di dân trên nước Mỹ? Theo thống kê Hoa Kỳ, hiện có vào khoảng 38.000.000 di dân hiện đang sinh sống tại Hoa Kỳ, chiếm 12,5% dân số Hoa Kỳ.
Thứ Tư, 17 Tháng Mười Một 2010(Xem: 121291)
Trong tháng Sáu vừa qua, một người bảo lãnh công dân Mỹ gốc Việt, trong một hồ sơ diện hôn phu-thê, đã đệ đơn trước một Tòa Án Quận Hoa Kỳ ở tiểu bang Oregon, thưa Tòa Lãnh sự Hoa Kỳ ở Sài Gòn, thưa Bộ Ngoại Giao và Sở Di Trú Hoa Kỳ.
Thứ Năm, 11 Tháng Mười Một 2010(Xem: 134203)
Chiếu khán R-1 dành cho những người phục vụ tôn giáo. Chiếu khán này là loại phi-di-dân. Đương đơn muốn xin chiếu khán R-1 phải là một người truyền giáo hay một nam hay nữ tu sĩ, hoặc một người đang hành nghề tôn giáo.
Thứ Tư, 03 Tháng Mười Một 2010(Xem: 143834)
Mới đây, văn phòng chúng tôi đã nhận được một lá thư hỏi như sau: "Tôi là một sinh viên hiện đang ở Hoa Kỳ với chiếu khán (visa) du học F1. Tôi muốn ở lại và nộp đơn xin Thẻ Xanh. Xin qúy vị cho biết cách tốt nhất để thực hiện điều này".
Thứ Tư, 27 Tháng Mười 2010(Xem: 128586)
Đạo Luật Di Trú Bảo Lãnh Gia Đình cho phép người thân trong gia đình kế quyền một hồ sơ bảo lãnh gia đình khi người bảo lãnh qua đời, với mục đích hoàn tất hồ sơ Bảo Trợ Tài Chánh I-864.
Thứ Tư, 20 Tháng Mười 2010(Xem: 123678)
Sở di trú Hoa Kỳ đang có một trang mới trên trang nhà điện tử, có tên là "Trung Tâm Cung Cấp Thông Tin Quốc Tịch". Qúy vị có thể vào trang nhà chính thức của Sở di trú qua địa chỉ: http://uscis.gov.
Thứ Tư, 13 Tháng Mười 2010(Xem: 118758)
Vài tháng trước đây, chúng tôi đã có dịp tường trình sự việc Văn Phòng Chiếu Khán của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đã nhận được rất nhiều thư than phiền từ nhiều nơi liên quan đến việc từ chối đơn xin chiếu khán (visa) diện hôn thê - hôn phu (tức diện fiancée).