I-864 Đơn Bảo Trợ Tài Chánh (Phần 1) LỊCH CẤP CHIẾU KHÁN DI DÂN THÁNG 5-2011

Thứ Tư, 13 Tháng Tư 201100:00(Xem: 130759)
I-864 Đơn Bảo Trợ Tài Chánh (Phần 1) LỊCH CẤP CHIẾU KHÁN DI DÂN THÁNG 5-2011
Mục di trú và bảo lãnh do Văn Phòng tham vấn di trú Robert Mullins International đảm trách hằng tuần, nhằm mục đích thông báo các tin tức thời sự liên quan đến vấn đề đoàn tụ gia đình, rất hữu ích cho quý vị nào quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân. Mọi đóng góp ý kiến xin liên lạc 1-408-294-3888

Bất cứ người di dân nào cũng cần người bảo lãnh hoàn tất thủ tục bảo trợ tài chánh, nhưng nhiều người bảo lãnh không biết rõ những trách nhiệm của họ sau khi người di dân đến Hoa Kỳ.

Tại sao chính phủ Hoa Kỳ lại đòi hỏi thủ tục Bảo Trợ Tài Chánh? Nói một cách ngắn gọn, chính phủ muốn người bảo lãnh có trách nhiệm nếu người di dân xin tiền trợ cấp xã hội. Trên mặt lý thuyết, điều này có nghĩa người bảo lãnh sẽ phải hoàn lại số tiền xin trợ cấp xã hội cho chính phủ. Nhưng trên thực tế, trong nhiều năm kinh nghiệm, chúng tôi chưa hề nghe đến việc chính phủ yêu cầu người bảo lãnh phải hoàn lại tiền trợ cấp xã hội.

Việc Bảo Trợ Tài Chánh đòi hỏi người bảo trợ có lợi tức hợp lệ để hỗ trợ người di dân. Trong hầu hết những trường hợp, chúng tôi thấy rằng sau khi những người di dân đến Hoa Kỳ, họ đều cố gắng kiếm việc làm ngay khi có thể. Vì thế, thực tế cho thấy họ không cần đến sự trợ giúp tài chánh lâu dài từ người bảo trợ tài chánh.

Nhiều người di dân có thể hợp lệ nhận một số chương trình y tế khẩn cấp miễn phí, trợ giúp tiền mặt khẩn cấp ngắn hạn, con cái họ được miễn đóng tiền ăn trưa ở trường học, và có thể được miễn trả y phí về chủng ngừa, thử nghiệm, điều trị những bệnh truyền nhiễm. Họ cũng sẽ hợp lệ để nhận các quyền lợi thất nghiệp nếu họ bị cho nghỉ việc.

Mẫu đơn Bảo Trợ Tài Chánh I-864 cũ đòi hỏi người bảo trợ tài chánh phải thị thực chữ ký. Nhưng mẫu đơn hiện nay không đòi hỏi phải thị thực chữ ký, những vẫn là một văn bản có những ràng buộc về mặt pháp lý.

Nếu người di dân có những hóa đơn phải trả về các dịch vụ pháp, y phí nhà thương, mắc nợ thẻ tín dụng hoặc cờ bạc, hay vướng vào những tội hình sự, thì ai có trách nhiệm để giúp họ? Câu trả lời là người di dân sẽ phải tự lo lấy. Người bảo trợ tài chánh không có trách nhiệm về những vấn đề kể trên của người di dân.

Người bảo trợ tài chánh phải có trách nhiệm với người di dân bao lâu? Những cam kết về việc bảo trợ tài chánh sẽ chấm dứt khi:

* Người di dân trở thành công dân Hoa Kỳ, hoặc
* Đã làm việc trong 10 năm, hoặc
* Không còn là thường trú nhân và đã rời khỏi Hoa Kỳ.

Cần ghi nhận rằng việc ly dị không chấm dứt những cam kết về bảo trợ tài chánh. Nếu quý vị bảo lãnh vợ hay chồng, và sau đó ly dị, qúy vị vẫn còn trách nhiệm.

Sau cùng, nếu người bảo lãnh qua đời, những người thân còn sống của người bảo lãnh không bị đòi hỏi phải tiếp tục những cam kết bảo trợ tài chánh I-864.

LỊCH CẤP CHIẾU KHÁN DI DÂN TÍNH ĐẾN THÁNG 5-2011

 -IR-1, IR-2, IR-5:Vợ, con vị thành niên, cha mẹ của công dân Hoa Kỳ, luôn luôn hiệu lực
- Diện F-1: Các con độc thân, trên 20 tuổi, của công dân Mỹ: Ngày 01/05/2004 (không thay đổi)
- Diện F2A: Vợ hoặc chồng và các con nhỏ của thường trú nhân: Ngày 08/06/2007 (Tăng 9 tuần)
- Diện F2B: Các con độc thân, trên 20 tuổi, của thường trú nhân: Ngày 15/04/2003 (Không thay đổi)
- Diện F-3: Các con đã lập gia đình của công dân Mỹ. Ngày 01/05/2001 (Tăng 2 tháng)
- Diện F-4: Anh chị em của công dân Mỹ: Ngày 08/03/2000 (Tăng 5 tuần)
-Tu Sĩ-SR: Luôn luôn hiệu lực


Hỏi Đáp Di Trú

- Hỏi: Có cần thiết phải làm lại đơn Bảo Trợ Tài Chánh I-864 mới không, nếu người di dân chưa được cấp chiếu khán (visa) trong vòng một năm sau khi người bảo trợ tài chánh ký đơn I-864?

- Đáp: Không cần thiết phải làm lại đơn I-864 mới, nhưng rất cần cấp nhật một số giấy tờ như thuế lợi tức, bản xác nhận lợi tức W-2 (hay 1099), giấy xác nhận việc làm và cùi chi phiếu lương mới.

- Hỏi: Mẹ tôi đã nộp đơn bảo lãnh em trai tôi. Mẹ tôi có cần phải nộp đơn I-864 không, mặc dù bà không có lợi tức?

Đáp: Vâng, nếu mẹ của anh đã nộp đơn bảo lãnh I-130, bà phải nộp đơn I-864. Dĩ nhiên, bà sẽ cần phải có người phụ bảo trợ tài chánh hội đủ những đòi hỏi của chính phủ.

Quý độc giả muốn có thêm tin tức cập nhật, xin theo dõi qua báo chí hay đón nghe chương trình phát thanh của chúng tôi vào mỗi tối thứ Tư từ 7PM và sáng Chủ Nhật từ 11:00AM, trên các làn sóng 1430AM, 1500AM, và 106.3FM. Hoặc liên lạc với một văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: (714) 890-9933 , San Jose (408) 294-3888 (Văn Phòng mới số 779 trên đường Story Road), Sacramento (916) 393-3388 hay Email: info@rmiodp.com.

Thứ Tư, 26 Tháng Tám 2009(Xem: 96225)
Đã có một thời gian trước đây, Trung Tâm Chiếu Khán Quốc Gia (NVC) đã có nhiều thời gian hơn để đáp lại nhanh chóng những nhu cầu của khách hàng.
Thứ Tư, 19 Tháng Tám 2009(Xem: 96463)
Tháng trước, chúng ta đã thảo luận về hồ sơ Ruiz-Diaz, được xem như một án lệnh đem lại nhiều lợi ích cho những người làm việc tôn giáo ở Hoa Kỳ.
Thứ Sáu, 31 Tháng Bảy 2009(Xem: 102325)
Mỗi năm, 10.000 chiếu khán (visa) sẵn sàng để cấp cho những nhà đầu tư có đủ điều kiện muốn trở thành Thường trú nhân tại Hoa Kỳ, nếu họ muốn thiết lập một cơ sở kinh doanh  mới. Vốn đầu tư tối thiểu là Một Triệu Mỹ Kim.
Thứ Tư, 08 Tháng Bảy 2009(Xem: 112663)
Sau khi sở di trú chấp thuận một đơn bảo lãnh, công việc của họ được xem là hoàn tất. Sở di trú sẽ chuyển đơn bảo lãnh này đến Trung Tâm Chiếu Khán Quốc Gia (tức NVC) tại tiểu bang New Hamshire.
Thứ Tư, 01 Tháng Bảy 2009(Xem: 99584)
Vừa mới đây, chúng tôi nhận được một thư email của một thân chủ tại thành phố Sacramento, tiểu bang California. Một lá thư tràn ngập nỗi vui.
Thứ Tư, 24 Tháng Sáu 2009(Xem: 95761)
Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu một số vấn đề mà Tổng thống Obama nói trong tuần qua liên quan đến việc Cải Tổ Di Trú.
Thứ Bảy, 20 Tháng Sáu 2009(Xem: 104174)
Đề tài hôm nay của chúng ta liên quan đến luật lệ dành cho các trẻ em có thể trở thành công dân Mỹ sau khi nhập cảnh Hoa Kỳ, nếu cha mẹ chưa có quốc tịch Mỹ khi con cái của họ sinh ở Việt Nam.
Thứ Bảy, 20 Tháng Sáu 2009(Xem: 109828)
Đối với những hồ sơ bảo lãnh diện vợ-chồng, hoặc diện hôn thê-hôn phu, người được bảo lãnh sau khi sang Hoa Kỳ đoàn tụ với người thân sẽ nhận được Thẻ Xanh Thường Trú Có Điều Kiện. Hai năm sau, người được bảo lãnh phải nộp đơn xin Thẻ Xanh Thường Trú Nhân chính thức (có giá trị 10 năm). Đơn xin Thẻ Xanh Thường Trú Nhân phải được kèm theo các bằng chứng liên hệ từ ngày kết hôn cho đến hiện tại.
Thứ Tư, 10 Tháng Sáu 2009(Xem: 110254)
Các thông tin trong bài chủ đề về di trú hôm nay dựa trên bản phân tích của văn phòng Robert Mullins International tại Sài Gòn.
Thứ Năm, 28 Tháng Năm 2009(Xem: 103661)
Một trong những sự kiện đáng buồn về việc duyệt xét chiếu khán (visa) ở Việt Nam là có nhiều dự tính làm hồ sơ giả tạo. Kết quả là đôi khi Lãnh sự không tin những mối quan hệ chân thật.