Việc Tranh Luận Đạo Luật CSPA Có Thể Được Chuyển Đến Tối Cao Pháp Viện Không? LỊCH CẤP CHIẾU KHÁN DI DÂN THÁNG 9-2011

Thứ Năm, 18 Tháng Tám 201100:00(Xem: 116388)
Việc Tranh Luận Đạo Luật CSPA Có Thể Được Chuyển Đến Tối Cao Pháp Viện Không? LỊCH CẤP CHIẾU KHÁN DI DÂN THÁNG 9-2011
Việc Tranh Luận Đạo Luật CSPA Có Thể Được Chuyển Đến Tối Cao Pháp Viện Không?
LỊCH CẤP CHIẾU KHÁN DI DÂN THÁNG 9-2011

*

Mục di trú và bảo lãnh do Văn Phòng tham vấn di trú Robert Mullins International đảm trách hằng tuần, nhằm mục đích thông báo các tin tức thời sự liên quan đến vấn đề đoàn tụ gia đình, rất hữu ích cho quý vị nào quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân. Mọi đóng góp ý kiến xin liên lạc 1-408-294-3888

Quốc hội đã thông qua Đạo Luật CSPA (tức Đạo Luật Luật Bảo Vệ Tuổi Trẻ Em) vào năm 2002 để tránh chia cách con cái với cha mẹ sắp di dân sau thời gian chờ đợi hồ sơ bảo lãnh được duyệt xét kéo dài nhiều năm, và chờ ngày ưu tiên được đáo hạn. Luật này thường áp dụng cho các diện bảo lãnh F-3 và F-4, là những hồ sơ của một công dân Hoa Kỳ đang bảo lãnh cho một gia đình có con cái trên 21 tuổi.

Trước khi có Đạo Luật Luật Bảo Vệ Tuổi Trẻ Em, dù là một cháu bé sơ sinh khi gia đình được bảo lãnh, nhưng nếu cháu hiện đã trên 21 tuổi trước khi gia đình di dân sang Mỹ, thì cháu và gia đình cháu có thể đối diện với sự chia cách trong nhiều năm, đôi khi mãi mãi. Đạo Luật Luật Bảo Vệ Tuổi Trẻ Em được ban hành để xiển dương việc đoàn tụ gia đình.

Để được cứu xét theo Đạo Luật Luật Bảo Vệ Tuổi Trẻ Em, thời gian duyệt xét đơn bảo lãnh I-130 của sở di trú có thể được trừ vào số tuổi của người con tính từ ngày hồ sơ bảo lãnh đáo hạn để được duyệt xét thủ tục xin chiếu khán (visa). Thí dụ, sở di trú mất 3 năm để duyệt xét một đơn bảo lãnh mà qúy vị nộp cho gia đình của người em, thì 3 năm này sẽ được trừ vào số tuổi con cái của người em, những đứa con đã trên 21 tuổi khi thời gian duyệt xét đơn xin chiếu khán đã đến hạn kỳ.

Sau khi Đạo Luật Luật Bảo Vệ Tuổi Trẻ Em có hiệu lực vào năm 2002, hàng ngàn trẻ em trên 21 tuổi đã được theo cha mẹ đến Hoa Kỳ. Nhưng, một câu hỏi vẫn còn tồn tại. Đó là, những đứa con trên 21 tuổi nhưng không thể được hưởng quyền lợi của Đạo Luật Luật Bảo Vệ Tuổi Trẻ Em sẽ ra sao? Câu hỏi này có thể chỉ đươc trả lời bởi Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ.

Từ sau năm 2002, nếu một đứa trẻ phải ở lại Việt Nam vì không được hưởng quyền lợi từ Đạo Luật Luật Bảo Vệ Tuổi Trẻ Em, thì cha mẹ các em sau khi sang Mỹ sẽ nộp đơn bảo lãnh. Tuy nhiên, đơn bảo lãnh mới sẽ có ngày ưu tiên mới và điều này có nghĩa là các em phải ở lại Việt Nam ít nhất là 7-8 năm, hoặc lâu hơn.

Có một khoảng thời gian rất ngắn, sở di trú cho phép những đơn bảo lãnh mới được nhận ngày ưu tiên theo đơn bảo lãnh nguyên thủy của cha mẹ. Điều này đã cắt giảm thời gian chờ đợi rất nhiều và cho phép con cái được mau chóng đoàn tụ với gia đình ở Hoa Kỳ. Tuy nhiên, sau thời gian ngắn ngủi này, sở di trú đã thay đổi luật lệ và nói rằng những người con quá tuổi phải chờ đơn bảo lãnh mới của cha mẹ đáo hạn.

Trong một số hồ sơ hiện nay ở một vài tòa án quận, các luật sư đã tranh cãi rằng Đạo Luật Luật Bảo Vệ Tuổi Trẻ Em phải cho phép những đứa con trên 21 tuổi được có ngày ưu tiên theo đơn bảo lãnh trước đây của cha mẹ chúng.

Thí dụ, nếu một công dân Hoa Kỳ bảo lãnh cho em gái và gia đình cô và người con lớn nhất của cô em gái đã trên 21 tuổi khi chờ đợi ngày ưu tiên đáo hạn, các luật sư nói rằng Đạo Luật Luật Bảo Vệ Tuổi Trẻ Em phải cho phép các em được có ngày ưu tiên nguyên thủy của đơn bảo lãnh diện anh chị em F-4 trước đây. Vì thế, nếu ngày ưu tiên nguyên thủy của đơn bảo lãnh diện anh chị em là năm 1999, thì đơn mới của cha mẹ bảo lãnh con trên 21 tuổi cũng sẽ có cùng ngày ưu tiên là năm 1999. Các luật sư nói rằng điều này mới đáp ứng mục đích của Đạo Luật Luật Bảo Vệ Tuổi Trẻ Em nhằm bảo đảm sự đoàn tụ của các gia đình di dân.

Vì thế, câu hỏi dành cho Tối Cao Pháp Viện cần trả lời là: Sau khi cha mẹ đến Hoa Kỳ, họ có thể nộp đơn bão lãnh cho con độc thân trên 21 tuổi ở Việt Nam và sẽ được ngày ưu tiên nguyên thủy của đơn bảo lãnh họ trước đây hay không? Nói cách khác, đơn bảo lãnh bao gồm cháu trai, cháu gái hay cháu nội, cháu ngoại có thể được ngày ưu tiên giống như ngày ưu tiên mà qúy vị nộp đơn bảo lãnh cho cha, mẹ chúng nhiều năm trước đây không? Nếu câu trả lời là "có", thì đơn bảo lãnh mới sẽ có thể có ngày đáo hạn ngay khi nó được nộp.

Vấn đề này sẽ không thể được quyết định một sớm một chiều. Nó có thể mất một vài năm cho đến khi việc tranh cãi về mục đích của Đạo Luật Luật Bảo Vệ Tuổi Trẻ Em được đưa ra Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ.

LỊCH CẤP CHIẾU KHÁN DI DÂN TÍNH ĐẾN THÁNG 9-2011
 -IR-1, IR-2, IR-5:Vợ, con vị thành niên, cha mẹ của công dân Hoa Kỳ, luôn luôn hiệu lực
- Diện F-1: Các con độc thân, trên 20 tuổi, của công dân Mỹ: Ngày 01/05/2004 (Không thay đổi)
- Diện F2A: Vợ hoặc chồng và các con nhỏ của thường trú nhân: Ngày 01/12/2008 (Tăng 17 tuần)
- Diện F2B: Các con độc thân, trên 20 tuổi, của thường trú nhân: Ngày 01/07/2003 (Không thay đổi)
- Diện F-3: Các con đã lập gia đình của công dân Mỹ. Ngày 22/08/2001 (Tăng 5 tuần)
- Diện F-4: Anh chị em của công dân Mỹ: Ngày 15/04//2000 (Tăng 1 tuần)
-Tu Sĩ-SR: Luôn luôn hiệu lực

Hỏi Đáp Di Trú

- Hỏi: Tôi đã nộp đơn bảo lãnh cho em tôi và gia đình, bao gồm một đứa cháu có thể được hưởng Đạo Luật Luật Bảo Vệ Tuổi Trẻ Em. Tuy nhiên, khi gia đình này được yêu cầu nộp đơn để phỏng vấn, thì họ quyết định không đi nữa. Họ không muốn đi vì không muốn bỏ con cái ở lại Việt Nam. Đó là chuyện 2 năm trước. Mới đây, tôi liên lạc với Tổng lãnh sự Mỹ ở Sài Gòn để hỏi về Đạo Luật Luật Bảo Vệ Tuổi Trẻ Em và họ nói rằng đã qúa trễ để áp dụng Đạo Luật Luật Bảo Vệ Tuổi Trẻ Em vào hồ sơ bảo lãnh của tôi.

- Đáp: Tổng lãnh sự đã trả lời đúng. Đạo Luật Luật Bảo Vệ Tuổi Trẻ Em chỉ được cứu xét trong một năm. Nói cách khác, khi đơn bảo lãnh đến ngày đáo hạn, người con chỉ có một năm để nộp những đơn cần thiết để phỏng vấn. Nếu không làm như yêu cầu, người con đã mất quyền lợi của Đạo Luật Luật Bảo Vệ Tuổi Trẻ Em.

- Hỏi: Tôi có người con trai 25 tuổi không thể hưởng quyền lợi của Đạo Luật Luật Bảo Vệ Tuổi Trẻ Em và cháu ở lại Việt Nam. Sau khi đến Mỹ năm ngoái, tôi đã nộp đơn bảo lãnh cháu theo diện F2B. Bây giờ cháu muốn kết hôn. Việc này ảnh hưởng đến đơn bảo lãnh của cháu ra sao?

- Đáp: Nếu con trai ông kết hôn trước khi ông có quốc tịch Mỹ, đơn bảo lãnh diện F2B sẽ trở thành vô giá trị. Ông sẽ phải nộp đơn bảo lãnh mới diện F-3 sau khi ông trở thành công dân Hoa Kỳ. Đơn bảo lãnh mới sẽ có ngày ưu tiên mới và phải chờ đợi một thời gian khá lâu.

Quý độc giả muốn có thêm tin tức cập nhật, xin theo dõi qua báo chí hay đón nghe chương trình phát thanh của chúng tôi vào mỗi tối thứ Tư từ 7PM và sáng Chủ Nhật từ 11:00AM, trên các làn sóng 1430AM, 1500AM, và 106.3FM. Hoặc liên lạc với một văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: (714) 890-9933 , San Jose (408) 294-3888 (Văn Phòng mới số 779 trên đường Story Road), Sacramento (916) 393-3388 hay Email: info@rmiodp.com.

Thứ Tư, 12 Tháng Giêng 2011(Xem: 123831)
Bộ Ngoai Giao Hoa Kỳ vừa loan báo việc giới thiệu bản Chứng Chỉ Báo Cáo Lãnh Sự Về Việc Sinh Ở Ngoại Quốc vừa được họa kiểu lại. Chứng Chỉ Báo Cáo Lãnh Sự Về Việc Sinh Ở Ngoại Quốc là một sự đăng ký chính thức xác nhận một đứa trẻ sinh ở ngoại quốc của một cha, hay mẹ là công dân Mỹ được thụ hưởng quốc tịch Hoa Kỳ lúc sinh ra đời. Bản chứng chỉ này được thực hiện với những nét đặc biệt an toàn để chống lại việc tẩy xóa hoặc giả mạo.
Thứ Tư, 05 Tháng Giêng 2011(Xem: 123857)
Trong đề tài di trú kỳ này, chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu về báo cáo thanh tra của Bộ Ngoại Giao về công việc của Tòa Tổng lãnh sự Hoa Kỳ ở Sài Gòn. Bản báo cáo thanh tra mới đây đã được công khai hóa để mọi người dân có thể tham khảo.
Thứ Tư, 22 Tháng Mười Hai 2010(Xem: 128759)
Mới đây, Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đã phổ biến một phần bản báo cáo liên quan đến Tòa Tổng lãnh sự Hoa Kỳ ở Sài Gòn. Thực ra, bản báo cáo này không làm ai ngạc nhiên cả. Thực tế cho thấy hầu hết những bản báo cáo tương tự đều tập trung vào những khía cạnh tích cực.
Thứ Tư, 15 Tháng Mười Hai 2010(Xem: 213378)
Đơn của một công dân Mỹ nộp để bảo lãnh cho vợ/chồng, con nhỏ và cha/mẹ luôn luôn đáo hạn. Điều này có nghĩa là những hồ sơ này không có lịch trình chờ đợi và được duyệt xét cấp chiếu khán (visa) ngay.
Thứ Tư, 08 Tháng Mười Hai 2010(Xem: 134120)
Đây là câu hỏi dành cho những người đang ở Hoa Kỳ hợp pháp nhưng là phi-di-dân, và đang có một hồ sơ bảo lãnh đáo hạn. Đây là những hồ sơ thường là con cái hoặc anh chị em của một công dân Mỹ đã đến Hoa Kỳ như một sinh viên - học sinh du học hay du khách.
Thứ Tư, 01 Tháng Mười Hai 2010(Xem: 123895)
Sở di trú USCIS vừa loan báo bảng lệ phí được điều chỉnh áp dụng cho các loại đơn liên quan đến di trú. Hầu hết các loại đơn đều tăng khoảng 10% nhưng không tăng lệ phí đơn xin nhập quốc tịch Hoa Kỳ
Thứ Ba, 23 Tháng Mười Một 2010(Xem: 119702)
Hiện nay có bao nhiêu người di dân trên nước Mỹ? Theo thống kê Hoa Kỳ, hiện có vào khoảng 38.000.000 di dân hiện đang sinh sống tại Hoa Kỳ, chiếm 12,5% dân số Hoa Kỳ.
Thứ Tư, 17 Tháng Mười Một 2010(Xem: 121805)
Trong tháng Sáu vừa qua, một người bảo lãnh công dân Mỹ gốc Việt, trong một hồ sơ diện hôn phu-thê, đã đệ đơn trước một Tòa Án Quận Hoa Kỳ ở tiểu bang Oregon, thưa Tòa Lãnh sự Hoa Kỳ ở Sài Gòn, thưa Bộ Ngoại Giao và Sở Di Trú Hoa Kỳ.
Thứ Năm, 11 Tháng Mười Một 2010(Xem: 134693)
Chiếu khán R-1 dành cho những người phục vụ tôn giáo. Chiếu khán này là loại phi-di-dân. Đương đơn muốn xin chiếu khán R-1 phải là một người truyền giáo hay một nam hay nữ tu sĩ, hoặc một người đang hành nghề tôn giáo.
Thứ Tư, 03 Tháng Mười Một 2010(Xem: 144352)
Mới đây, văn phòng chúng tôi đã nhận được một lá thư hỏi như sau: "Tôi là một sinh viên hiện đang ở Hoa Kỳ với chiếu khán (visa) du học F1. Tôi muốn ở lại và nộp đơn xin Thẻ Xanh. Xin qúy vị cho biết cách tốt nhất để thực hiện điều này".