Đẻ Thế: Một Chọn Lựa Của Những Người Không Có Con LỊCH CẤP CHIẾU KHÁN DI DÂN TÍNH ĐẾN THÁNG 01-2012

Thứ Tư, 14 Tháng Mười Hai 201100:00(Xem: 110925)
Đẻ Thế: Một Chọn Lựa Của Những Người Không Có Con LỊCH CẤP CHIẾU KHÁN DI DÂN TÍNH ĐẾN THÁNG 01-2012
Mục di trú và bảo lãnh do Văn Phòng tham vấn di trú Robert Mullins International đảm trách hằng tuần, nhằm mục đích thông báo các tin tức thời sự liên quan đến vấn đề đoàn tụ gia đình, rất hữu ích cho quý vị nào quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân.

Nhiều cặp vợ chồng không có con đã nghĩ đến việc nhận con nuôi. Khi nghiên cứu tiến trình thực hiện điều này, họ nhận thấy rằng việc nhận con nuôi, ở Hoa Kỳ hoặc ở ngoại quốc, rất tốn kém, mất nhiều thời gian và thủ tục dễ mang lại sự thất vọng. Hơn nữa, vào thời điểm này không thể xin con nuôi ở Việt Nam. Đó là lý do tại sao nhiều cặp vợ chồng cuối cùng đã quyết định dùng dịch vụ nhờ một người mẹ đẻ thế.

Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ vừa phổ biến bản báo cáo về dịch vụ đẻ thế đang phát triển rầm rộ trong kỹ nghệ du lịch y tế ở nước Ấn Độ. Hơn 350 y viện ở Ấn Độ cung cấp các thương vụ đẻ thế. Khách hàng của họ từ những cặp vợ chồng khó sinh con, đến những cá nhân muốn có con, và những cặp đồng tính. Trong hầu hết những hồ sơ đẻ thế đang được giải quyết ở các văn phòng lãnh sự Hoa Kỳ ở Ấn Độ, người nam công dân Hoa Kỳ cung cấp tinh trùng để dùng phương pháp thụ tinh bằng ống nghiệm với một trứng của một phụ nữ hiến tặng. Trứng này thường là của một phụ nữ Ấn Độ vô danh cung cấp. Khi việc thụ thai có kết quả sẽ được cấy phôi thai vào tử cung của người mẹ đẻ thế.

Nếu một trong số người cha hoặc người mẹ đẻ thế là công dân Mỹ, đứa con có thể được công nhận là công dân Hoa Kỳ.

Việc duyệt xét quốc tịch trong những trường hợp này phức tạp hơn những hồ sơ Khai Báo Việc Sinh Để Ở Ngoại Quốc truyền thống, có nghĩa là những cặp vợ chồng hợp pháp sinh con ở ngoại quốc. Nhiều báo cáo cho rằng việc giả mạo rất nhiều và những giấy tờ chứng minh khó tin tưởng được. Nhiều y viện quản lý trứng và tinh trùng được hiến tặng rất bê bối. Những giấy tờ hợp pháp giả mạo như khai sinh và hồ sơ y tế rất dễ dàng mua ở bên ngoài. Vì thế, các nhân viên lãnh sự thường yêu cầu thử nghiệm quan hệ huyết thống DNA để xác nhận sự liên hệ ruột thịt của đứa con với ít nhất của người cha hoặc người mẹ.

Cho đến nay vẫn chưa có hiệp định quốc tế nào liên quan đến dịch vụ dùng những người mẹ đẻ thế. Một số quốc gia cho phép việc này với điều kiện việc đẻ thế không được trả công gì hết. Một số nước khác không cho phép dịch vụ được thực hiện ở bất cứ hình thức nào. Và luật lệ ở Hoa Kỳ thì mỗi tiểu bang quy định khác nhau về vấn đề này.

Việt Nam cấm việc đẻ thế dù có trả công hoặc không. Lý do cấm dịch vụ đẻ thế chưa bao giờ được công bố, nhưng một số báo cáo mới đây cho thấy một số phụ nữ Việt Nam đã được đưa sang Thái Lan bất hợp pháp với mục đích thực hiện dịch vụ mẹ đẻ thế.

Ấn Độ là nơi rất thịnh hành về việc sắp xếp các dịch vụ đẻ thế, nhưng Thái Lan thì rất gần Việt Nam, và Thái Lan lại có những trung tâm ý tế có tiêu chuẩn quốc tế. Mặc dù chúng tôi chưa biết đã có ai đã từng thử thực hiện chưa, nhưng một giả thuyết có thể thực hiện được nếu một công dân Hoa Kỳ đưa người mẹ đẻ thế từ Việt Nam sang Thái Lan hợp pháp để thực hiện việc Thụ tinh trong ống nghiệm. Sau phương pháp thụ tinh hoàn tất, người phụ nữ sẽ trở về Việt Nam và chờ ngày sinh nở. Tiếp theo là việc báo cáo và xin đăng ký khai sinh cho đứa con với Lãnh sự Hoa Kỳ, và việc yêu cầu thử DNA đoan chắc là sẽ xảy ra. Sau đó, đứa con sẽ hợp lệ nhận Sổ thông hành Hoa Kỳ và đoàn tụ với gia đình ở Mỹ.

Nhiều văn phòng dịch vụ đẻ thế đề nghị việc chọn một thành viên trong gia đình hay bạn thân để giúp làm mẹ đẻ thế. Điều quan trọng trong vấn đề này là sự tin tưởng nhau hoàn toàn. Ở Việt Nam không có luật lệ nào hay hợp đồng nào bảo đảm về việc đẻ thế. Nếu người mẹ đẻ thế không chịu trao lại việc săn sóc đứa con thì chẳng có áp lực nào có thể can thiệp được.

Hön nữa, những người tặng tinh trùng trong tương lai phải tin chắc rằng họ hội đủ những quy định về việc mang lại công dân Mỹ cho đứa con của họ.

LỊCH CẤP CHIẾU KHÁN DI DÂN TÍNH ĐẾN THÁNG 01-2012
 -IR-1, IR-2, IR-5:Vợ, con vị thành niên, cha mẹ của công dân Hoa Kỳ, luôn luôn hiệu lực
- Diện F-1: Các con độc thân, trên 20 tuổi, của công dân Mỹ: Ngày 15/10/2004 (Tăng 6 tuần)
- Diện F2A: Vợ hoặc chồng và các con nhỏ của thường trú nhân: Ngày 22/04/2009 (Tăng 4 tuần)
- Diện F2B: Các con độc thân, trên 20 tuổi, của thường trú nhân: Ngày 08/09/2003 (Tăng 3 tuần)
- Diện F-3: Các con đã lập gia đình của công dân Mỹ. Ngày 01/11/2001 (Tăng 3 tuần)
- Diện F-4: Anh chị em của công dân Mỹ: Ngày 15/08/2000 (Tăng 4 tuần)
-Tu Sĩ-SR: Luôn luôn hiệu lực


Hỏi Đáp Di Trú

- Hỏi: Những quy định căn bản nào mà người công dân Mỹ phải có để có thể mang lại quốc tịch Mỹ cho con của họ sinh ở ngoại quốc nhưng ngoài giá thú?

- Đáp: Những yêu cầu căn bản là người cha phải là công dân Mỹ và trước khi đứa con sinh ra đời, người cha phải có mặt thực sự ở Mỹ, và thời gian sinh sống tổng cộng phải trên 5 năm.

- Hỏi: Người cha có thể dùng những bằng chứng nào để xác nhận đã hiện diện ở Mỹ trong 5 năm?

- Những bằng chứng có thể được chấp nhận là hồ sơ trường học, các bản khai thuế hàng năm, hồ sơ làm việc, v.v...

Quý độc giả muốn có thêm tin tức cập nhật, xin theo dõi qua báo chí hay đón nghe chương trình phát thanh của chúng tôi vào mỗi tối thứ Tư từ 7PM và sáng Chủ Nhật từ 11:00AM, trên các làn sóng 1430AM, 1500AM, và 106.3FM. Hoặc liên lạc với một văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: Văn Phòng mới trong khu Hanoi Plaza, trên đường Bolsa (714) 890-9933 , San Jose (408) 294-3888 (779 Story Road, phía trước Wal Mart ), Sacramento (916) 393-3388 hay Email: info@rmiodp.com.
Thứ Tư, 14 Tháng Bảy 2010(Xem: 108592)
N gười cô của Tổng thống Obama, xuất thân từ miền Đông Châu Phi, đã trở thành tin tức trên các cơ quan truyền thông vì bà đang hy vọng đơn xin tỵ nạn chính trị của bà được tái cứu xét.
Thứ Sáu, 09 Tháng Bảy 2010(Xem: 109070)
V ào ngày 24 tháng sáu năm 2010, một người Việt Nam bảo lãnh diện hôn thê (fiancée) đã nộp một đơn kiện ở Tòa Án Quận Hoa Kỳ thuộc tiểu bang Oregon.
Thứ Tư, 30 Tháng Sáu 2010(Xem: 114504)
Một công dân Hoa Kỳ có thể bảo lãnh con đã ở tuổi trưởng thành (trên 21 tuổi), còn độc thân hoặc đã lập gia đình. Một thường trú nhân có thể bảo lãnh con trưởng thành còn độc thân.
Thứ Tư, 23 Tháng Sáu 2010(Xem: 111919)
Đ ể nộp đơn xin chiếu khán (visa) cho người hôn phối, đòi hỏi căn bản đầu tiên là nộp một bản sao hôn thú. Nếu qúy vị hoặc người hôn phối của qúy vị đã từng kết hôn trước đây, qúy vị cần nộp các bản ly dị cho thấy những cuộc hôn nhân trước đây đã kết thúc hợp pháp.
Thứ Sáu, 18 Tháng Sáu 2010(Xem: 114348)
N hư chúng ta đã biết, Sở Di Trú Hoa Kỳ đã tăng lệ phí khá cao từ tháng 4 năm 2007. Hầu hết lệ phí đơn nộp cho Sở Di Trú đã tăng gấp hai, ba lần. Lúc đó, khó có ai tưởng tượng khi nộp đơn xin chuyển sang diện Thường trú nhân, đương đơn phải trả lệ phí mới 1,010 mỹ kim, thay vì $320 mỹ kim.
Thứ Năm, 10 Tháng Sáu 2010(Xem: 128012)
C uối tuần ở Thũng Lũng Hoa Vàng, thành phố San Jose rất nóng. Vậy mà nhiều người vẫn cười hân hoan. Áo quần nghiêm chỉnh. Ngay cả những cậu bé đội Lân ướt đẫm mồ hôi mà vẫn cười.
Thứ Năm, 10 Tháng Sáu 2010(Xem: 139053)
T rong hầu hết những hồ sơ bảo lãnh diện anh chị em, giấy tờ cần nộp tương đối đơn giản hơn những diện bảo lãnh khác. Người bảo lãnh cần nộp khai sinh va khai sinh của anh, chị, em cho thấy cả hai bên có chung ít nhất tên cha, hoặc tên mẹ.
Thứ Năm, 03 Tháng Sáu 2010(Xem: 121473)
Đ ôi khi, có những em bé được sinh ra ngoài hôn thú, do sự liên hệ ngắn ngủi giữa người mẹ ruột và người cha "Việt kiều" nào đó. Hoặc, vấn đề nhận con nuôi của công dân Mỹ không thể thực hiện trong lúc này, nên chúng ta vẫn nghe thấy có một số phụ nữ ở Việt Nam sẵn sàng "đẻ hộ" để sinh con "dùm" cho những cặp vợ chồng ở Hoa Kỳ không thể có con.
Thứ Tư, 26 Tháng Năm 2010(Xem: 119432)
L uật di trú mới tại Arizona đã được thống đốc tiểu bang phê chuẩn, nhưng chưa ai biết liệu nó có thể trở thành luật hay không! Dĩ nhiên, di dân bất hợp pháp đang chống đối, kể cả nhiều chính trị gia cũng chống lại để chiều lòng cư tri gốc các nước nói tiếng Tây Ban Nha.
Thứ Tư, 19 Tháng Năm 2010(Xem: 109352)
T rong thời gian gần đây, những dữ kiện thực tế cho thấy các nhân viên lãnh sự tỏ ra nghi ngờ tất cả hồ sơ bảo lãnh diện hôn phu-thê (fiancée), ngay cả những hồ sơ có rất nhiều bằng chứng về sự liên hệ chân thật.