Không Nên Tạo Cơ Hội Mất Quy Chế Thường Trú Nhân

Thứ Sáu, 06 Tháng Tư 201200:00(Xem: 118035)
Không Nên Tạo Cơ Hội Mất Quy Chế Thường Trú Nhân
Mục di trú và bảo lãnh do Văn Phòng tham vấn di trú Robert Mullins International đảm trách hằng tuần, nhằm mục đích thông báo các tin tức thời sự liên quan đến vấn đề đoàn tụ gia đình, rất hữu ích cho quý vị nào quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân. Đề tài trên đây cũng được thảo luận trực tuyến trên trang nhà của văn phòng, www.rmiodp.com, tiết mục Radio, vào mỗi tối thứ Tư , từ 7:00-8:00 giờ.
 
Trong tuần vừa qua, văn phòng chúng tôi đã nhận được một lá thư của một phụ nữ Việt Nam không hiểu rõ về Thẻ Xanh được sử dụng ra sao! Dường như bà nghĩ rằng Thẻ Xanh Thường trú nhân được sử dụng cho vấn đề du lịch hơn là quy chế thường trú ở Hoa Kỳ.

Sau một vài tháng di dân sang Mỹ, bà đã đi Việt Nam và ở lại sáu tháng. Sau đó bà trở về Hoa Kỳ và ở đúng một tháng, và lại đi Việt Nam. Người thân của bà hỏi văn phòng chúng tôi rằng Sở di trú sẽ làm gì nếu bà tiếp tục dành qúa nhiều thì giờ sống ở Việt Nam.

Văn phòng chúng tôi đã góp ý với bà rằng Sở di trú Hoa Kỳ sẽ tìm hiểu ý định của bà. Họ sẽ đưa ra quyết định về việc nếu bà thực sự muốn trở thành một Thường trú nhân tại Hoa Kỳ hay bà chỉ muốn dùng Thẻ Xanh như một phương tiện di chuyển hơn là phải nộp đơn xin chiếu khán du lịch nhiều lần. Nếu bà thường xuyên vắng mặt ở Hoa kỳ, Sở di trú có thể quyết định rằng quy chế thường trú nhân của bà có thể bị hủy bỏ.

Người thân của bà cũng hỏi văn phòng chúng tôi nếu bà muốn xin Giấy Phép Tái Nhập Cảnh (tức Re-Entry Permit) để có thể ở lại Việt Nam trên một năm. Chúng tôi đã góp ý rằng Thẻ Cho Phép Tái Nhập Cảnh cho phép Thường trú nhân sống ở ngoài Hoa Kỳ trên một năm, nhưng phải dưới hai năm. Nhưng điều quan trọng cần ghi nhớ là mỗi lần Thường trú nhân trở lại Hoa Kỳ sau một thời gian dài ở ngoại quốc, Sở di trú có quyền chất vấn ý định của người này và cũng có quyền thu lại Thẻ Xanh.

Sở di trú có thể đưa ra hình phạt ngay cả cho những lần vắng mặt trên 6 tháng nếu họ cảm thấy rằng Thường trú nhân này không có ý định sống thường xuyên tại Hoa Kỳ, và Sở di trú có thể cho phép những người vắng mặt trên một năm được tái nhập cảnh nếu họ có lý do vắng mặt hợp lý.

Giấy Phép Tái Nhập Cảnh không thể xin cấp lại hoặc gia hạn khi Thường trú nhân đang ở ngoại quốc. Sau hai năm ở nước ngoài, phải xin lại giấy mới và đơn xin phải nộp khi người này đang ở Hoa Kỳ.

Liệu sự vắng mặt thường xuyên của bà có ảnh hưởng đến việc bà nộp đơn xin nhập quốc tịch Hoa Kỳ không? Để nộp đơn xin nhập tịch, đương đơn phải sống 5 năm ở Hoa Kỳ. Một số thời gian vắng mặt được chấp thuận, nhưng thông thường bất cứ thời gian ở nước ngoài trên 6 tháng sẽ bị trừ vào thời gian cư trú 5 năm theo quy định.

Đối với những người du lịch thường xuyên, điều quan trọng nhất là họ có thể chứng minh cho Sở di trú biết ý định chắc chắn của mình là sẽ giữ quy chế Thường trú nhân. Một trong những thể hiện cụ thể là nên giới hạn những chuyến xuất ngoại trên 6 tháng cho một chuyến đi. Những bằng chứng khác cũng là điều quan trọng mà Thường trú nhân cần có, chẳng hạn như chương mục ngân hàng ở Hoa Kỳ, thẻ tín dụng, bằng lái xe, các loại bảo hiểm, và bằng chứng mua bất động sản hoặc hợp đồng thuê nhà. Nói tóm lại, Sở di trú muốn thấy rằng Thường trú nhân ổn định vững chắc ở Hoa Kỳ và có ý định xem nước Mỹ là ngôi nhà thường xuyên của họ.

Hỏi Đáp Di Trú

- Hỏi: Nếu một Thường trú nhân muốn ở lại Việt Nam trên một năm, người này có thể nộp đơn xin Giấy Phép Tái Nhập Cảnh khi đang còn ở nước ngoài không?

- Đáp: Đơn xin tái nhập cảnh cần phải được lấy dấu vân tay và chụp hình tại một cơ sở di trú ở Hoa kỳ. Vì thế, đơn xin chỉ có thể nộp khi người này đang ở Hoa Kỳ. Tuy nhiên, người này có thể rời khỏi Hoa Kỳ sau hoàn tất thủ tục kể trên và sẽ nhận giấy phép khi ở nước ngoài.

- Hỏi: Theo Sở di trú, số thời gian chính xác mà Thường trú nhân phải ở Hoa Kỳ để tránh bị mất Thẻ Xanh là bao lâu?

- Đáp: Không có thời gian chính xác trong quy định của Sở di trú. Sở di trú sẽ xem xét cả hai vấn đề, thời gian ở nước ngoài và những bằng chứng thể hiện người thường trú cho thấy họ có ý định sống thường xuyên ở Hoa Kỳ.

Quý độc giả muốn có thêm tin tức cập nhật, xin theo dõi qua báo chí hay đón nghe chương trình phát thanh và phát hình trực tuyến của chúng tôi vào mỗi tối thứ Tư từ 7-8PM , trên các làn sóng 1430AM, 1500AM, và 106.3FM và trên trang nhà của văn phòng: www.rmiodp.com, mục Radio. Hoặc liên lạc với một văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: Văn Phòng mới trong khu Hanoi Plaza, trên đường Bolsa (714) 890-9933 , San Jose (408) 294-3888 (779 Story Road, phía trước Wal Mart), Sacramento (916) 393-3388 hay Email: info@rmiodp.com.
Thứ Sáu, 18 Tháng Tư 2008(Xem: 106289)
Các Văn phòng Tham vấn Di trú Robert Mullins International đã có cơ hội giúp cho nhiều qúy vị tăng-ni Phật giáo ở Việt Nam được cấp chiếu khán (visa). Các loại chiếu khán phục vụ tôn giáo, được là R-1, có loại ngắn hạn và loại chiếu khán dài hạn dành cho những người di dân đặc biệt phục vụ tôn giáo.
Thứ Sáu, 11 Tháng Tư 2008(Xem: 99498)
Điều quan trọng cần nhấn mạnh ở đây là khi người bảo lãnh và người được bảo lãnh nộp đơn bảo lãnh và những đơn từ, giấy tờ phụ trợ khác, nên hiểu rằng họ không chỉ làm công việc điền đơn là xong. Họ cần biết chính xác tình trạng hồ sơ của mình để có thể hoàn tất  hồ sơ với kết quả mỹ mãn.
Thứ Sáu, 04 Tháng Tư 2008(Xem: 104132)
Kể từ ngày thứ Bảy, 29 tháng 3 năm 2008, tất cả những cuộc hẹn phỏng vấn xin chiếu khán (visa) phi di dân phải được thực hiện trên mạng lưới điện tử của Tòa Tổng Lãnh Sự Hoa Kỳ tại Sài Gòn. Ngân hàng Citibank sẽ không còn trách nhiệm lập những cuộc hẹn phỏng vấn nữa. Tuy nhiên, lệ phí phỏng vấn, trả bằng mỹ kim, vẫn phải đóng ở văn phòng Sunwah Tower của ngân hàng Citibank.
Thứ Sáu, 28 Tháng Ba 2008(Xem: 107569)
Trong thời gian vừa qua, các thính giả và độc giả của Văn phòng Tham vấn Di trú Robert Mullins International đã quen thuộc với những bài viết của ông Steve Lopez, một luật sư dày dạn kinh nghiệm về vấn đề trục xuất, và hiện có nhiều văn phòng hành nghề luật ở tiểu bang California. Sau đây là một bài viết khác của Luật sư Steve Lopez cũng liên quan đến đề tài trục xuất:
Thứ Năm, 20 Tháng Ba 2008(Xem: 106867)
Trước đây, vào thời gian phỏng vấn ở Việt Nam, Lãnh Sự Hoa Kỳ muốn người được bảo lãnh phải nộp một số đơn và giấy tờ cần thiết. Thủ tục này đã thay đổi và hiện nay Trung Tâm Chiếu Khán Quốc Gia (gọi tắt là NVC) tại Hoa Kỳ sẽ là nơi có trách nhiệm thu nhận những giấy tờ quan trọng này.
Thứ Năm, 13 Tháng Ba 2008(Xem: 106155)
Vài năm trước đây, chúng ta đã có dịp nói về một số công việc của Tòa Tổng Lãnh Sự Hoa Kỳ tại Sài Gòn. Sự thay đổi người có trách nhiệm cao nhất tại Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ tại Hà Nội, cũng như Tổng lãnh sự và nhân viên lãnh sự tại Sài Gòn trong thời gian qua cũng phản ảnh khá nhiều sự thay đổi công việc thường ngày ở nơi này.
Thứ Sáu, 07 Tháng Ba 2008(Xem: 108191)
Như mọi năm, Phòng Công Chứng Liên Bang đã phổ biến bảng quy định mới về mức lợi tức tối thiểu cho năm 2008, và sẽ chính thức được áp dụng kể từ ngày 23 tháng 3 năm 2008. Xin lưu ý rằng những chỉ tiêu mới này sẽ áp dụng cho những người bảo lãnh đang sinh sống ở 48 tiểu bang và Quận District Columbia trên đất Mỹ .
Thứ Sáu, 29 Tháng Hai 2008(Xem: 110005)
Trong lần hội thoại trước, Văn Phòng Tham Vãn Di Trú Robert Mullins International đã giới thiệu phần đầu bài viết "Biện Hộ Chống Trục Xuất" của Luật sư Steve Lopez, nói về những nguyên nhân đưa đến việc trục xuất các ngoại kiều vi phạm luật hình sự và di trú tại Hoa Kỳ, cũng như nói về sự quan trọng của một văn phòng luật sư chuyên nghiệp
Thứ Năm, 21 Tháng Hai 2008(Xem: 108935)
"Trong những năm gần đây, mọi người đều nhận thấy một chiến dịch trục xuất những người không có quốc tịch bị phạm tội trên toàn nước Mỹ. Sự việc "mạnh dạn" này được sự cổ xúy đồng tình của giới truyền thông, và áp lực của những nhóm chống di dân lậu như "Minute Man Project", cũng như những buổi hội luận trên tinh thần bảo thủ
Thứ Năm, 14 Tháng Hai 2008(Xem: 111317)
Bản hiệp định mới đây của của chính phủ Hoa Kỳ và nhà cầm quyền Việt Nam nói về một số người Việt Nam đang định cư ở Mỹ có thể bị trục xuất về Việt Nam nếu họ đã nhận được bản quyết định tối hậu từ cơ quan di trú Hoa Kỳ. Tuy nhiên, trong tuần lễ này, chúng tôi được biết rằng hiệp định trục xuất sẽ không ảnh hưởng đến một số người mà một số dư luận lầm tưởng lúc đầu.