Công Việc Lãnh Sự Mỹ Ở Việt Nam (Phần 1)

Thứ Tư, 09 Tháng Năm 201200:00(Xem: 120243)
Công Việc Lãnh Sự Mỹ Ở Việt Nam (Phần 1)
Mục di trú và bảo lãnh do Văn Phòng tham vấn di trú Robert Mullins International đảm trách hằng tuần, nhằm mục đích thông báo các tin tức thời sự liên quan đến vấn đề đoàn tụ gia đình, rất hữu ích cho quý vị nào quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân. Đề tài trên đây cũng được thảo luận trực tiếp trên trang nhà của văn phòng, www.rmiodp.com, tiết mục Radio, vào mỗi tối thứ Tư , từ 7:00-8:00 giờ.

Văn Phòng Tổng Thanh Tra của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ vừa phổ biến một bản Tường Trình Thanh Tra về Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ ở Hà Nội và Tòa Tổng Lãnh Sự Hoa Kỳ ở Sài Gòn. Đối với nhiều người trong Bộ Ngoại Giao, bản tường trình đã nhắc lại nhiều hồi ức về cuộc chiến tranh khốc liệt đã mang đi mạng sống của hơn 58.000 người dân Mỹ và hơn 200.000 người dân Việt Nam. Bản tường trình của Văn Phòng Tổng Thanh Tra cũng nói đến các hoạt động trao đổi sau khi việc bình thường hóa sau cuộc chiến giữa Hoa Kỳ và nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam.

Sau đây là một số điểm chính trong bản tường trình này:

1- Tình trạng nghi ngỡ lẫn nhau vẫn kéo dài sau cuộc chiến tranh Việt Nam - một cuộc chiến mà phía cộng sản Việt Nam luôn tuyên truyền là "cuộc chiến tranh chống Mỹ". Tuy nhiên, bản tường trình nói rằng tình trạng thương mại trao đổi giữa hai nước đã tăng 17 lần trong 10 năm qua.

2- Việc quan tâm đến Hoa Kỳ khá cao: Một chương trình truyền hình phỏng vấn Đại sứ Mỹ được ghi nhận có khoảng 20 triệu người xem ở Việt Nam.

3- Trong niên khóa 2010-2011, đã có 14.800 học sinh, sinh viên Việt Nam đã du học tại Hoa Kỳ ở các trường đại học hai năm và bốn năm - đã xếp hạng Việt Nam là nước đứng hạng thứ 8 trên thế giới có đông sinh viên du học ở Hoa Kỳ.

4- Tòa Tổng Lãnh sự ở Sài Gòn giải quyết tất cả những hồ sơ cấp chiếu khán (visa) di trú ở Việt Nam (ngoại trừ những hồ sơ về con nuôi), và cũng được đánh giá là một trong những văn phòng lãnh sự cấp chiếu khán di dân bận rộn đứng hạng thứ năm trên thế giới. Trong tài khóa 2011, Tổng lãnh sự ở Sài Gòn giải quyết khoảng 52.000 đơn xin chiếu khán di dân.

5- Tòa Tổng Lãnh sự ở Việt Nam đối đầu với mức độ hồ sơ giả mạo khá cao, đặc biệt là những hồ sơ hôn nhân giả tạo, đã làm cho công việc lãnh sự càng khó khăn hơn. Từ 50% đến 60% những đương đơn xin chiêú khán di dân bị từ chối. Tuy nhiên, không phải tất cả những đơn bị từ chối vì lý do giả mạo. Bản tường trình cho biết các nhân viên lãnh sự có những quan điểm khác nhau khi quyết định những hồ sơ di dân nào nên được chấp thuận và những hồ sơ nào nên trả về cho Sở di trú Hoa Kỳ để tái duyệt xét và có thể bị hủy bỏ.

6- Về vấn đề con nuôi: Hoa Kỳ đã ngưng hiệp ước con nuôi với nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam trong năm 2008, vì tình trạng giả mạo và buôn bán trẻ em.

7- Bản tường trình cũng đưa ra một số đề nghị với ông Tổng lãnh sự Hoa Kỳ, dó là văn phòng này nên cố gắng thanh toán những chi phí về nhà cửa đúng hạn, và nên chú tâm nhiều hơn nữa trong việc viết báo cáo về các sinh hoạt của văn phòng lãnh sự, và ông không bao giờ nên gặp các cán bộ nhà nước ngoại trừ có nhân viên lãnh sự khác tháp tùng, hoặc ông nên để ý đến những giới hạn về luật nhập cảnh của Việt Nam liên quan đến việc mang vào Việt Nam một chiếc xe mới.

8- Điều đáng chú ý là bản tường trình của Bộ Ngoại Giao cũng quan tâm đến việc các nhân viên lãnh sự sử dụng những quyền lợi "nghỉ ngơi thoải mái" của mình, vì "những đối phó" với cuộc sống tại Việt Nam. Thêm vào đó, cũng chính vì "những đối phó" về đời sống ở Việt Nam, lương bổng của nhân viên lãnh sự đã tăng 25% như là tiền trợ cấp "khó khăn".

Bản tường trình của Văn Phòng Tổng Thanh Tra khá dài và không hấp dẫn những người ở bên ngoài Bộ Ngoại Giao, nhưng có một yêu cầu khá dí dỏm như sau: "Tòa Đại sứ ở Hà Nội không nên sử dụng quá nhiều ngân qũy cuối năm để mua rượu không cần thiết trong tài khóa năm nay".

Trong chương trình hội thoại tới, chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu thêm về bản tường trình của Văn Phòng Tổng Thanh Tra, đặc biệt là những việc liên quan đến việc duyệt xét đơn xin chiếu khán di dân.

Hỏi Đáp Di Trú:

- Hỏi: Một cách chính xác nhất, tại sao Bộ Ngoại Giao đánh giá Việt Nam là nơi "khó khăn"?

- Đáp: Trên thực tế, có đến 60% Tòa Đại sứ và Lãnh sự Hoa kỳ được ghi nhận là "khó khăn" vì nhiều lý do, bao gồm vấn đề an ninh, nhà thương và trường học có chất lượg xấu, và thời tiết khắc nghiệt. Bản tường trình không nói chính xác những lý do nào có thể áp dụng cho Việt Nam. Nhưng, những lý do này này có lẽ bao gồm vấn đề thời tiết và các cơ sở y tế.

Hỏi: Bản tường trình của Văn Phòng Tổng Thanh Tra nói rằng có khoảng từ 50% đến 60% các đương đơn xin chiếu khán di dân bị từ chối. Có phải vì lý do giả mạo không?

- Đáp: Không phải tất cả hồ sơ bị từ chối vì lý do giả mạo. Nhiều hồ sơ bị từ chối vì đương đơn không mang tất cả những giấp tờ cần thiết khi đến nơi phỏng vấn. Chính vì thế, họ cần trở lại Lãnh sự để nộp những giấy tờ còn thiếu.

Quý độc giả muốn có thêm tin tức cập nhật, xin theo dõi qua báo chí hay đón nghe chương trình phát thanh và phát hình trực tiếp của chúng tôi vào mỗi tối thứ Tư từ 7-8PM , trên các làn sóng 1430AM, 1500AM, và 106.3FM và trên trang nhà của văn phòng: www.rmiodp.com, mục Radio. Hoặc liên lạc với một văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: Văn Phòng mới trong khu Hanoi Plaza, trên đường Bolsa (714) 890-9933 , San Jose (408) 294-3888 (779 Story Road, phía trước Wal Mart), Sacramento (916) 393-3388 hay Email: info@rmiodp.com.
Thứ Năm, 15 Tháng Giêng 2009(Xem: 92598)
Lời thú nhận "có tội" là con đường mà 95% những hồ sơ hình sự được định đoạt. Trong những hồ sơ mà bị cáo không phải là công dân Hoa Kỳ, lời thú nhận có thương lượng phải được nghiên cứu cẩn trọng và phải đi đến một số thay đổi làm tội nhẹ đi.
Thứ Tư, 07 Tháng Giêng 2009(Xem: 98271)
Trong chủ đề kỳ này, chúng ta sẽ nói đến hai đề tài liên quan đến các hồ sơ bảo lãnh diện vợ chồng.
Thứ Sáu, 02 Tháng Giêng 2009(Xem: 94990)
Chiếu khán R-1 được cấp cho các nhân viên phục vụ trong lãnh vực tôn giáo. Đây là loại chiếu khán phi-di-dân, chiếu khán tạm thời.
Thứ Tư, 24 Tháng Mười Hai 2008(Xem: 97470)
Trong năm 2008, người ta không thấy có những tiến triển nào quan trọng trong các luật lệ về di trú toàn cầu.
Chủ Nhật, 21 Tháng Mười Hai 2008(Xem: 99122)
Tại Đông Nam Á, công dân ở các nước Nhật, Brunei, Tân Gia Ba và Nam Hàn có thể sang Hoa Kỳ để du lịch hay làm công việc nào đó và cư ngụ trong 90 ngày mà không cần xin chiếu khán (visa)
Thứ Tư, 10 Tháng Mười Hai 2008(Xem: 97864)
Liệu có thể có một cuộc phỏng vấn thoải mái tại Tòa Lãnh sự Hoa Kỳ ở Việt Nam không? Có thể là không, nhưng có một số điều mà đương đơn (tức người được bảo lãnh) nên ghi nhớ khi chuẩn bị cho một cuộc phỏng vấn.
Thứ Sáu, 05 Tháng Mười Hai 2008(Xem: 104793)
Hàng năm, văn phòng chúng tôi thường nhận hai, ba câu hỏi tương tự như sau: "Tôi ở Việt Nam và có liên hệ với một cô gái, kết quả là đứa con chung của chúng tôi ra đời. Làm sao tôi có thể đưa cháu sang Hoa Kỳ?".
Thứ Tư, 26 Tháng Mười Một 2008(Xem: 99238)
Nếu bạn đã có Thẻ Xanh tạm có giá trị 2 năm, bạn cần phải nộp đơn xin Thẻ Xanh dài hạn chính thức (có giá trị 10 năm) trước khi Thẻ Xanh tạm hết hạn.
Thứ Sáu, 21 Tháng Mười Một 2008(Xem: 104629)
Đôi lúc, thính giả hoặc thân chủ của Văn phòng Tham vấn Di trú Robert Mullins International hỏi tại sao lại mất quá nhiều thời gian cho việc thẩm tra lý lịch người xin chiếu khán (visa) di dân hoặc xin Thẻ Xanh. Đã có một số người phải đợi trên 2 năm cho việc thẩm tra lý lịch. Tại sao vậy?
Thứ Sáu, 19 Tháng Chín 2008(Xem: 99342)
Khi là một thường trú nhân, bạn được quyền sống thường trú trên đất Mỹ và được làm việc cho hầu hết các chủ nhân.