Giấc Mơ Có Thật

Thứ Tư, 06 Tháng Sáu 201200:00(Xem: 125613)
Giấc Mơ Có Thật
Mục di trú và bảo lãnh do Văn Phòng tham vấn di trú Robert Mullins International đảm trách hằng tuần, nhằm mục đích thông báo các tin tức thời sự liên quan đến vấn đề đoàn tụ gia đình, rất hữu ích cho quý vị nào quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân. Đề tài trên đây cũng được thảo luận trực tiếp trên trang nhà của văn phòng, www.rmiodp.com, tiết mục Radio, vào mỗi tối thứ Tư, từ 7:00-8:00 giờ.

Vào ngày 2 tháng 6 năm 2012 vừa qua, Văn phòng Tham vấn Di trú Robert Mullins International tại San Jose đã tổ chức ngày kỷ niệm 25 năm thành lập công ty, với sự tham dự đông đảo của qúy thân chủ, thân hữu và bà con trong cộng đồng. Một trong những tiết mục cảm động nhất trong ngày kỷ niệm này là lễ trao giải thưởng những bài viết với chủ đề "Hồ Sơ Bảo Lãnh Cần Chia Sẻ". Giải nhì là bài "Thiên Đường Trong Trái Tim Tôi" của tác giả Nguyễn Mai Bình. Và Giải nhất là bài "Giấc Mơ Có Thật" của anh Trần Bá Liêng và chị Bùi Thị Ngọc Lan. Giấc mơ nào của gia đình anh chị Bá Liêng và Ngọc Lan đã trở thành sự thật? Những gian nan, khó nhọc nào đã thách thức hai anh chị đã phải vượt qua? Tình yêu, sự kiên trì và lòng can đảm nào đã biến giấc mơ của gia đình anh chị thành một kỷ niệm khó quên, và tình yêu vợ chồng, một lần nữa, lại được ngợi ca trong đời sống - của chúng ta. Văn phòng Robert Mullins International xin trân trọng giới thiệu bài viết "Giấc Mơ Có Thật" của anh Trần Bá Liêng và chị Bùi Thị Ngọc Lan.

*

"Ngày thứ tư 21/12/2011, lúc 15:45 chiều, chuyến bay của hãng Eva Airlines đáp xuống phi trường San Francisco là ngày mẹ con tôi đặt chân tới nước Mỹ. Ra đón mẹ con tôi hôm ấy là chồng tôi, anh Trần Bá Liêng và vợ chồng chú em bên chồng. Không bao giờ chúng tôi quên được cái giây phút tuyệt vời nhất trong ngày sum họp này. Một bước ngoặc, một cuộc đời mới đang đến với tôi, tôi luôn tin tưởng đây sẽ là niềm hy vọng tương lai tươi sáng vĩnh cửu.

Mẹ con tôi đang ngẩn ngơ trong sảnh của phi trường, nôn nao cứ nhìn tứ phía. Bất thình lình con gái tôi là bé Bou (Nguyễn Hoàng Các My) la lên: "Ba Liêng kìa mẹ!". Chao ôi, tôi bồi hồi sung sướng, cảm động đến rơi nước mắt khi nhìn thấy bóng dáng quen thuộc của chồng tôi vội vã chạy qua lại mà tôi nhận ra xuyên qua vòm xoay lăng kính cửa ra vào của phi trường. Hôm ấy, chồng tôi mặc áo jacket màu đỏ vì thời tiết khá lạnh, đó cũng là ngày đầu mùa Đông trên xứ Mỹ năm nay. Một kỷ niệm đẹp của vợ chồng tôi. Có lẽ đây là ngày hạnh phúc may mắn nên anh ấy chọn áo màu đỏ chăng? Giây phút gia đình tôi được đoàn tụ vào thời khắc chuyển giao cái lạnh từ mùa Thu sang mùa Đông, nhưng riêng chúng tôi lại cảm thấy ấm áp tận cõi lòng, hớn hở đón chào nhau bằng những vòng tay siết chặt, những nụ hôn thân quen, hình ảnh đẹp vô giá này đối với chúng tôi mãi mãi là giây phút thiêng liêng nhất. Không ngờ giấc mơ đã có thật, sự khép lại hồ sơ xuất cảnh theo chồng qua Mỹ của tôi đã có hậu, thành công mỹ mãn đến với chúng tôi sau 3 năm chồng tôi mở hồ sơ bảo lãnh mẹ con tôi tại Văn phòng Robert Mullins.

Tuy nhiên, quay ngược lại thời gian để có ngày hạnh phúc bình yên như thế, vợ chồng tôi phải đương đầu với những gian nan từ khó khăn chồng chất này đến trở ngại chồng chất khác về hồ sơ xuất cảnh. Có thể nói rằng cứ nghĩ lại về những thủ tục từ lúc ban đầu đến ngày hồ sơ có mặt tại Lãnh sự quán Mỹ ở VN, tôi cảm giác ngao ngán khủng khiếp lắm!

Hồ sơ đã bị kéo dài 3 năm đầy gian khó chông gai, phải giải quyết trong sự nghi ngại, mong manh. Cảm giác oan nghiệt khó nói cho mối tình của chúng tôi quá nhiều... Trong vòng 3 năm qua, tôi và Văn phòng Robert Mullins tại Việt Nam; cũng như chồng tôi và Văn phòng Robert Mullins tại San Jose thường xuyên ngồi bàn bạc để gỡ rối và lý giải sự "tình ngay lý gian" trong hồ sơ của chúng tôi. Những vướng mắc trầm trọng trong hồ sơ của vợ chồng tôi rất nặng nề để phía Mỹ từ chối thì khá dài dòng, nên tôi chỉ nêu ra những lý do khó khăn nổi bật nhất dưới đây mà bất cứ ai nghe qua diễn biến hồ sơ này cũng sẽ nghĩ khó có hy vọng thành công.

1/ Vợ chồng tôi quen nhau qua e-mail đến khi làm hồ sơ là 7 năm nhưng không có hình chụp chung.

2/ Sống chung với nhau tại khách sạn suốt 7 năm khi chồng tôi về Việt Nam nhưng không có bill để chứng minh.

3/Không có bill điện thoại để chứng minh chồng tôi từ Mỹ gọi về Việt Nam cho tôi.

4/ Không tổ chức lễ đính hôn và lễ cưới cũng không.

5/ Quyết định ly hôn với chồng cũ ký ngày 05/09/2007.

6/ Đăng ký kết hôn với chồng hiện tại ký ngày 29/12/2007.

7/ Hồ sơ bảo lãnh mở ngày 07/08/2008.

8/ Tôi với chồng cũ tuy đã sống ly thân kéo dài rồi tới khi ly hôn thì tài sãn vẫn là tài sản chung, kèm theo địa chỉ nhà và hộ khẩu vẫn... chung.

Tại Văn phòng Rạng Mi (Robert Mullins) ở Việt Nam, cô Thu, cậu Phi, cô Trong, ai cũng phải nặn óc tìm ra lối thoát hiểm, rút kinh nghiệm nhiều hơn từ lần đầu mẹ con tôi phỏng vấn bị rớt. Ai cũng nhiệt tình khuyến khích tôi quyết tâm nhẫn nại không thể đầu hàng số phận vì mối quan hệ của chúng tôi là vợ chồng thật.

Thế rồi hồ sơ của vợ chồng tôi được thông báo bị trả về Sở di trú tại Mỹ giải quyết. Chúng tôi vô cùng hoang mang, vô vọng, không biết có bị hủy hồ sơ luôn không? Chờ đợi suốt khoảng hơn một năm rưỡi sau khi rớt phỏng vấn lần đầu, thì chồng tôi bên Mỹ nhận được thông báo là Sở di trú tái chấp thuận hồ sơ bảo lãnh. Lần thứ hai, cậu Christ của văn phòng trực tiếp lo hồ sơ của chúng tôi. Anh Hưng là người cố vấn cho chồng tôi cụ thể để giúp cho vợ chồng tôi những lý do nào chắc chắn, hợp tình hợp lý khi bổ túc thêm bằng chứng; làm sao để chính phủ Mỹ thấy rõ và cần xét lại mối quan hệ của vợ chồng tôi. Tất cả những ý tưởng đối phó thông minh nằm trong 18 câu hỏi, nếu so sánh với thời gian trước và hiện tại thì mối quan hệ này vẫn luôn tiến triển rõ nét, đa chiều, mật thiết, sâu đậm tình cảm tình chồng nghĩa vợ, có trách nhiệm liên đới với hai con ở Việt Nam. Ngoài ra, cậu Christ còn giúp chúng tôi hiểu được nên khiếu nại để đưa ra bằng chứng nào mà mình cảm thấy thật sự bị oan khi phỏng vấn lần đầu thất bại. Suy cho cùng, mặc dù chúng tôi là vợ chồng thật nhưng nếu không có Văn phòng Robert Mullins tư vấn chuyên nghiệp và hết lòng cho việc bổ túc hồ sơ, cũng như phỏng vấn lần thứ hai của mẹ con tôi tại Việt Nam, thì không biết chúng tôi sẽ ra sao nữa!

Văn phòng Robert Mullins đã chứng minh được tính công bằng hợp lý: Tình Ngay bao giờ cũng chiến thắng. Điển hình là hồ sơ của vợ chồng tôi đã thành công ngoài sức tưởng tượng từ Việt Nam đến Mỹ. Văn phòng Robert Mullins là nơi tập hợp những nhân tài đạo đùc, uy tín, lại có kỹ năng chuyên môn đầy tâm huyết cho công việc gỡ rối mọi vấn đề nan giải về bảo lãnh di trú.

Với suy nghĩ của riêng vợ chồng tôi thì có lẽ ông trời cũng không bao giờ phụ rẫy sự hy sinh, lòng chung thủy trong tình yêu của bất cứ ai đến với nhau, yêu thương nhau thật lòng.

Ngày 08/11/2011 lúc 15:15 chiều, tôi đang ở trong không gian quen thuộc vì đã bốn lần tôi được mời vào đây, đó là nơi phỏng vấn hồ sơ xuất cảnh của Lãnh sự quán Mỹ tại Việt Nam. Tôi lúc bấy giờ cứ hồi hộp từng giờ phút đi qua. Tôi cứ phải ngồi thở dốc, tay chân lạnh và chờ được gọi tên Bùi Thị Ngọc Lan. Và điều gì đến phải đến. Khi cầm trên tay tờ giấy "hồng" (giấy màu hồng thường được nhân viên Lãnh sự Mỹ đưa cho người được bảo lãnh khi chấp thuận hồ sơ xin visa), tôi đã mừng đến khóc lên thành tiếng. Bàn tay phải tôi cầm bút viết mà cứ bị run rẩy, hoa cả mắt khi tìm chỗ ký tên mình theo hướng dẫn của nhân viên lãnh sự để làm thủ tục được cấp visa. Chiều hôm ấy, tôi nhớ mãi cảm giác bâng khuâng, nhẹ nhàng trong từng bước chân tôi đi về phía trước cửa ra của Lãnh sư quán Mỹ. Ra khỏi khuôn viên Lãnh sự quán, tôi gọi cellphone liền cho con trai tôi: "Bim ơi! Mẹ được chấp thuận rồi con ơi!". Tôi nói trong hân hoan mừng rỡ. Tôi nhắc cháu Bim "nói với Bou luôn khi rước em ở trường nhé, cho Bou mừng nữa". Mẹ con tôi vui sướng không tả nổi. Chồng tôi từ Mỹ gọi điện thoại ngay cho tôi. Tôi nói trong nỗi xúc động, nghẹ ngào nhưng hạnh phúc: "Em được chấp thuận rồi anh ơi!". Cả gia đình tôi hạnh phúc như chưa bao giờ có.

Với những lời lẽ mộc mạc, ý tưởng chân thật trên đây, tôi viết gói gọn bằng cảm nghĩ, cảm tưởng ấp ủ từ một "Giấc Mơ Có Thật". Vợ chồng tôi vô cùng biết ơn và khâm phục Văn phòng Robert Mullins đã dẫn bước, dõi theo chúng tôi ròng rã suốt 3 năm để chúng tôi đã được có nhau vĩnh viễn trên miền đất hứa Cali tươi sáng, đẹp đẽ này. Chúc mừng hạnh phúc này của chúng tôi và Văn phòng Robert Mullins. Hy vọng tất cả những ai cũng may mắn như chúng tôi khi đến với Văn phòng Robert Mullins.

San Jose, 28/5/2012

Trần Bá Liêng và Bùi Thị Ngọc Lan"

*

Quý độc giả muốn có thêm tin tức cập nhật, xin theo dõi qua báo chí hay đón nghe chương trình phát thanh và phát hình trực tiếp của chúng tôi vào mỗi tối thứ Tư từ 7-8PM, trên các làn sóng 1430AM, 1500AM, và 106.3FM và trên trang nhà của văn phòng: www.rmiodp.com, mục Radio. Hoặc liên lạc với một văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: Văn Phòng mới trong khu Hanoi Plaza, trên đường Bolsa (714) 890-9933, San Jose (408) 294-3888 (779 Story Road, phía trước Wal Mart), Sacramento (916) 393-3388 hay Email: info@rmiodp.com.
Thứ Hai, 23 Tháng Mười 2023(Xem: 3817)
(Robert Mullins International) Tị nạn Asylum là một hình thức bảo vệ, cho phép người được lưu lại ở Hoa Kỳ, tránh bị trục xuất về một quốc gia, nơi họ lo sợ bị ngược đãi hoặc bị bức hại vì lý do danh tính, tôn giáo hoặc quan điểm chính trị của họ. Theo luật pháp Hoa Kỳ và luật pháp quốc tế, những người mà gặp nguy hiểm ở quê hương họ có quyền đến các quốc gia khác để tìm kiếm sự an toàn và được xem xét yêu cầu tị nạn của họ. Để xin tị nạn Asylum tại Hoa Kỳ, người đó phải có mặt tại Hoa Kỳ. Họ cũng phải đáp ứng được định nghĩa về người tị nạn. Theo luật, người tị nạn là người không thể hoặc không muốn trở về quốc gia của họ vì lo sợ bị bức hại. Sự bức hại có thể vì lý do chủng tộc, tôn giáo, quốc tịch, thành viên của một nhóm xã hội cụ thể hoặc quan điểm chính trị.
Thứ Hai, 16 Tháng Mười 2023(Xem: 3297)
(Robert Mullins International) Có một số tuyên bố trực tuyến cho rằng chính phủ Hoa Kỳ đang hỗ trợ những người di dân bất hợp pháp, bằng cách cấp cho họ 2.200 Mỹ kim mỗi tháng. Điều này là hoàn toàn không đúng sự thật. Những người vào Hoa Kỳ bất hợp pháp không có đủ điều kiện để được nhận hỗ trợ tiền mặt của liên bang. Người tị nạn refugee và những người được cấp quy chế tị nạn asylum, cũng như một số người di dân nhân đạo khác thì được hưởng một số phúc lợi công cộng nhất định, bao gồm hỗ trợ tiền mặt liên quan đến việc tái định cư ban đầu của họ, mặc dù số tiền này không cao tới 2.200 Mỹ kim mỗi tháng. Tin đồn này đến từ đâu? Từ một vị khách mời của cựu người dẫn chương trình tin tức Fox - Tucker Carlson. Vị khách mời này là một đại tá quân đội Hoa Kỳ đã nghỉ hưu đã tuyên bố rằng “mọi người mà được cho là người xin tị nạn, người di cư bất hợp pháp tràn qua biên giới ở Texas hoặc bất cứ nơi nào khác” đều được cấp một khoản hàng tháng là 2.200 Mỹ kim.
Thứ Hai, 09 Tháng Mười 2023(Xem: 3466)
(Robert Mullins International) Những người di dân Việt Nam vào Hoa Kỳ trước năm 1995 hầu hết đều là những người tị nạn chạy trốn bạo lực và đàn áp sau khi Chiến tranh Việt Nam kết thúc. Chính sách của chính phủ Hoa Kỳ là họ không phải bị trục xuất. Hoa Kỳ và Việt Nam đã ký một thỏa thuận vào năm 2008 để không trục xuất những người di dân này. Hiệp định năm 2008 nêu rõ: “Công dân Việt Nam không phải là đối tượng bị bắt trở về Việt Nam nếu đến Hoa Kỳ trước ngày 12/7/1995”. Vì vậy, chính phủ Việt Nam đã không cấp giấy thông hành để cho phép những người di dân như vậy bị trục xuất về Việt Nam. Nhưng vào năm 2017, dưới sự chỉ đạo của chính quyền Tổng thống trước, Cơ quan Thực thi Di trú và Hải quan (ICE) đã bắt đầu giam giữ một số người di dân trước năm 1995 trong khoảng thời gian dài. Chính phủ Hoa Kỳ đã bắt đầu gây áp lực, buộc chính phủ Việt Nam cấp giấy thông hành để những người di dân trước năm 1995 có thể được quay trở về Việt Nam.
Chủ Nhật, 01 Tháng Mười 2023(Xem: 3759)
(Robert Mullins International) Vào ngày 5 tháng 9 năm 2023, Bộ Ngoại giao đã ban hành luật cuối nhằm loại bỏ Luật Gánh nặng xã hội mới của chính quyền trước. Trước luật ban hành năm 2019 của tổng thống tiền nhiệm, chỉ có phúc lợi hỗ trợ bằng tiền mặt công để duy trì thu nhập hoặc biên chế hóa dài hạn bằng chi phí của chính phủ mới được xem xét trong quyết định về gánh nặng xã hội. Luật năm 2019 của Tổng thống tiền nhiệm đã mở rộng việc kiểm tra gánh nặng xã hội bằng cách thêm vào một số yếu tố khác để xem xét, định liệu một cá nhân có khả năng trở thành gánh nặng xã hội hay không. Luật năm 2019 làm dấy lên lo ngại về nỗi sợ hãi và sự nhầm lẫn, ngăn cản những người di dân, bao gồm cả trẻ em, tiếp cận các dịch vụ và các phúc lợi của chính phủ dành cho họ.
Thứ Bảy, 23 Tháng Chín 2023(Xem: 3879)
(Robert Mullins International) Vào ngày 13 tháng 9, một thẩm phán liên bang lại nói rằng DACA là bất hợp pháp. Tuy nhiên, thẩm phán đã không ra lệnh cho các quan chức chấm dứt chương trình và những người DACA hiện hữu vẫn có thể gia hạn trạng thái DACA của họ. DACA hiện bảo vệ 580,000 người di dân “Mơ ước” khỏi bị trục xuất và cho phép họ làm việc. Tại thời điểm này, không có đơn xin DACA mới nào được tiếp nhận. Thẩm phán Hanen, tại Tòa án quận phía Nam Texas của Hoa Kỳ, cho rằng những nỗ lực của ông Biden nhằm đưa chương trình DACA vào quy chế liên bang đã không được thực hiện theo luật. Trước đây, Thẩm phán Hanen cho rằng khi ông Obama tạo ra DACA vào năm 2012, việc đó cũng không được thực hiện theo luật. Chính quyền Biden dự kiến sẽ kháng cáo quyết định của Thẩm phán Hanen và vụ việc có thể sẽ được đưa lên Tòa án Tối cao. Đây sẽ là lần thứ ba DACA lên Tòa án Tối cao nhưng vấn đề vẫn chưa được giải quyết.
Thứ Hai, 18 Tháng Chín 2023(Xem: 4434)
(Robert Mullins International) Chính sách di dân của Hoa Kỳ có một số mục tiêu. Đầu tiên, nó giúp đoàn tụ cho các gia đình bằng cách tiếp nhận những người di dân mà đã có người thân ở Hoa Kỳ. Thứ hai, nó tiếp nhận lao động nước ngoài khi thiếu người lao động Hoa kỳ. Thứ ba, nó cung cấp nơi lánh cư cho những người nước ngoài đang phải đối mặt với sự đàn áp vì lý do chủng tộc, tôn giáo, quốc tịch, thành viên của một nhóm xã hội cụ thể hoặc quan điểm chính trị. Tất cả các luật di trú của Hoa Kỳ đều có trong Đạo luật di trú và Quốc tịch (INA). Bắt đầu từ những năm 1920, luật di trú của Hoa Kỳ đã ngăn cản việc di dân của hầu hết người dân từ Châu Á, Đông Âu và Nam Mỹ.
Thứ Hai, 11 Tháng Chín 2023(Xem: 3917)
(Robert Mullins International) Luật gánh nặng xã hội thời chính quyền trước đã có tác động lớn đến người di dân ở Hoa Kỳ. Theo luật đó, người di dân có thể bị từ chối thẻ xanh nếu họ sử dụng một số phúc lợi công cộng nhất định. Khi họ nghe về Luật gánh nặng xã hội này, nhiều gia đình di dân bắt đầu rút tên ra khỏi danh sách các phúc lợi công cộng mà họ và những đứa con sinh ra ở Hoa Kỳ của họ từng có đủ điều kiện được hưởng. Khi ông Biden trở thành tổng thống, ông đã bãi bỏ chính sách của chính quyền trước. Nói cách khác, Luật gánh nặng xã hội của chính quyền trước hiện không còn tồn tại. Nó đã đi và sẽ không trở lại. Người di dân không phải lo lắng về điều đó. Sở Di Trú Hoa Kỳ đã quay trở lại Luật gánh nặng xã hội cũ của năm 1999. Luật đó thoáng và nhân đạo hơn nhiều so với luật của chính quyền trước.
Thứ Hai, 28 Tháng Tám 2023(Xem: 4173)
Đây là phần cuối của loạt bài “Người di dân có du nhập văn hóa của họ không?” Hiện nay, một nghiên cứu mới cho thấy rằng, những người Mỹ da trắng sinh ra ở miền Nam chuyển đến các vùng khác của Hoa Kỳ, đã gây ảnh hưởng đến văn hóa ở nơi ở mới của họ như thế nào. Sau năm 1900, có một cuộc di cư lớn của những người da đen miền Nam đến các thành phố công nghiệp miền Bắc. Nhưng cũng có một số lượng lớn hơn những người da trắng miền Nam chuyển đến các vùng khác của đất nước, không phải đến các thành phố Đông Bắc mà thay vào đó là các bang ở phía Tây. Ở một số quận của các bang phía tây, nếu tỷ lệ người da trắng miền Nam tăng lên, thì những quận đó có nhiều khả năng ủng hộ ông Donald Trump, phản đối phá thai, xây dựng nhà thờ Tin lành, nghe nhạc đồng quê và thậm chí thích gà nướng hơn pizza.
Thứ Hai, 28 Tháng Tám 2023(Xem: 3988)
(Robert Mullins International) Các nền kinh tế định hướng tăng trưởng đòi hỏi tiết kiệm và đầu tư. Sẵn sàng tiết kiệm tiền là một đặc điểm văn hóa được tiếp tục trong các nhóm người chuyển đến nơi ở mới. Con cháu của những người di dân có hành vi tiết kiệm rất giống với nơi quê cha đất tổ của họ. Nhìn vào các khoản đóng góp hưu trí của những đứa trẻ người di dân sinh ra ở Mỹ. Các nghiên cứu cho thấy rằng những điều này tương tự như những gì xảy ra ở các quốc gia tổ tiên của họ. Hai nhóm người di dân quan tâm nhất đến việc đóng góp cho quỹ hưu trí của họ là Ireland và Ấn Độ. Tiếp theo là những người di dân đến từ Hà Lan và Thái Lan.
Thứ Hai, 21 Tháng Tám 2023(Xem: 4078)
(Robert Mullins International) Đây là phần một của loạt bài gồm có 3 phần. Một số nghiên cứu và sách vở đã cho chúng ta biết về những người di dân, những người trong nội bộ quốc gia hoặc từ quốc gia này sang quốc gia khác, đã truyền tải một số yếu tố văn hóa nhất định của họ cho con cháu của họ như thế nào. Nói cách khác, có những hành vi văn hóa nhất định không được đồng hóa hoàn toàn và không bị bỏ lại ở quê hương của họ. Điều này đã được quan sát thấy trong quá trình di dân của người miền Nam da trắng ở Hoa Kỳ, cũng như trong số những người di dân từ nước ngoài.