Chiếu Khán Giữa Hai Nền Văn Hóa Khác Biệt

Thứ Năm, 26 Tháng Bảy 201200:00(Xem: 111660)
Chiếu Khán Giữa Hai Nền Văn Hóa Khác Biệt
Mục di trú và bảo lãnh do Văn Phòng tham vấn di trú Robert Mullins International đảm trách hằng tuần, nhằm mục đích thông báo các tin tức thời sự liên quan đến vấn đề đoàn tụ gia đình, rất hữu ích cho quý vị nào quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân. Đề tài trên đây cũng được thảo luận trực tiếp trên trang nhà của văn phòng, www.rmiodp.com, tiết mục Radio, vào mỗi tối thứ Tư , từ 7:00-8:00 giờ.

Trong một lần có việc đến Tòa Tổng Lãnh sự Hoa Kỳ ở Sài Gòn, ông Robert Mullins, Giám đốc Robert Mullins International, đã có một vài cảm nhận liên quan đến công việc cấp chiếu khán (visa) cho công dân Việt Nam. Sau đây là bài viết của ông được gửi đi từ Sài Gòn:

Một buổi sáng mới đây thôi, tôi có dịp đến Tòa Tổng lãnh sự Hoa Kỳ để xin thêm một số trang đính kèm và sổ thông hành. Dịch vụ này trước đây miễn phí nhưng nay phải trả 82 Mỹ kim. Tuy nhiên, dịch vụ này được thực hiện rất nhanh vì lãnh sự hiện nay đã có hệ thống xin hẹn với ban chuyên về những dịch vụ giúp công dân Hoa Kỳ. Người thu ngân ở ban này biết tên tôi làm cho tôi có cảm tưởng như đang sống trong gia đình. Công việc được giải quyết nhanh và thoải mái.

Mặc dù tôi chỉ ở Tòa Lãnh sự chỉ 10 phút, một thời gian ngắn ngủi, nhưng tôi có cảm tưởng như đang ở trong lãnh thổ Hoa Kỳ. Và điều này nhắc nhở tôi về nhiều sự rất khác biệt giữa hai nền văn hóa Hoa Kỳ và Việt Nam. Tiếc thay, những sự khác biệt về xã hội và văn hóa này, đôi khi, đã làm cho nhiều đơn xin chiếu khán bị từ chối.

Trong những hồ sơ diện hôn phu-thê và vợ-chồng, một số nhân viên lãnh sự thông cảm sự khác biệt về hai nền văn hóa và có thể chấp nhận mà không hề xét đơn dựa trên vấn đề này, vì thế họ có thể quyết định và chấp thuận ngay những hồ sơ có sự liên hệ chân thật. Nhưng một số nhân viên lãnh sự khác lại có sự hiểu biết trí thức hơn về những sự khác biệt này và có khuynh hướng nhạy cảm khi nhìn thế giới từ góc độ nền văn hóa của "chúng tôi và họ", hoặc nền văn hóa của "chúng tôi khác họ". Điều này có nghĩa là những khác biệt về xã hội và văn hóa tạo nên sự nghi vấn. Khuynh hướng này đã đưa đến việc một viên chức giám sự ở Tòa Lãnh sự cố vấn các nhân viên lãnh sự cần phải giả định ngay từ đầu cuộc phỏng vấn là tất cả hồ sơ đều giả mạo. Và các đương đơn phải đứng ở vị thế phải tìm cách thuyết phục nhân viên phỏng vấn rằng mối liên hệ của họ là chân thật.

Một tiết mục trên mạng điện tử mới đây nói về hiện tượng thuê mướn những người bán nam bán nữ đến nhà giúp giải trí cho khách đến dự đám tang. Những người được gọi là "nghệ nhân" này sẽ hát và kể chuyện vui để cho gia đình đang có đại tang sẽ quên đi nỗi đau buồn mất người thân yêu. Điều này thật ra chẳng ăn nhập gì đến đơn xin chiếu khán nhưng có thể là một thí dụ tốt về sự khác biệt văn hóa mà một số nhân viên lãnh sự sẽ khó có thể chấp nhận được.

Và theo một số nhân viên lãnh sự, điều khó chấp nhận cho cả hai người có mối liên hệ thiếu sự thứ tự cần phải có. Nhân viên lãnh sự sẽ nghi ngờ nếu thời gian liên hệ không cho thấy sự tiến triển, từ thời gian tìm hiểu nhau đến lễ đính hôn, đến lễ cưới truyền thống, đến tiệc cưới, đến việc việc xin hôn thú, đến việc mang thai. Bất cứ sự thay đổi trong tiến trình này dễ đưa đến sự nghi ngờ của một số nhân viên lãnh sự.

Các nhân viên lãnh sự được hướng dẫn rằng quy tắc văn hóa tại Việt Nam là việc tìm hiểu nhau phải cần một số lượng thời gian nào đó và những lễ cưới và đính hôn phải được tổ chức trang trọng và có sự tham dự đông đủ của thân nhân gia đình ở Việt Nam cũng như ở ngoại quốc nếu có. Và người bảo lãnh cần phải về Việt Nam thường xuyên. Bất cứ những điều xảy ra khác với những quy định này rất dễ làm cho nhân viên lãnh sự nghi ngờ.

Tiếc thay, không phải ai cũng có thể sống theo những cách liên hệ giống như người Mỹ. Một số cặp vợ-chồng, hôn phu-thê không theo những quy định như nhân viên lãnh sự mong muốn, nhưng điều này không có nghĩa là họ ít chân thật hơn hoặc không mặn mà trong mối quan hệ.

Trong khi chờ đợi hồ sơ được xem xét, những đôi uyên ương sẽ phải trải qua những thời gian dài xa cách nhau có thể vì vấn đề kinh tế không thể về Việt Nam thường xuyên được hoặc vì những lý do khác. Ngay cả sau khi người hôn phối đến Mỹ, họ có thể vẫn phải xa cách nhau nếu một người phải đi xa để có việc làm.

Xã hội Hoa Kỳ là một xã hội "có đôi có lứa", có nghĩa là những cặp vợ chồng phải sống với nhau thường xuyên, dù ở nhà hay ở ngoài công cộng, và lý tưởng cho rằng không có điều gì bí mật giữa hai người. Khi các đương đơn xin chiếu khán đến từ những xã hội ở Á Châu sống khác với những tập tục của dân Mỹ, một số nhân viên lãnh sự thường có phản ứng nghi ngờ ngay lập tức.

Trở ngại xin chiếu khán ở Việt Nam là một dữ kiện thực tế vì có nhiều hồ sơ diện hôn phu-thê và vợ-chồng giả mạo. Nhiều gia đình rất mong muốn con gái họ cưới một công dân Hoa Kỳ.

Vậy thì những cuộc hôn nhân giả có xảy ra ở Hoa Kỳ không? Tôi nghĩ rằng điều này còn tùy vào việc bạn định nghĩa thế nào là "giả mạo". Điều hiển nhiên là vẫn có những cuộc hôn nhân ở Hoa Kỳ và ở nhiều nước khác phát nguồn từ động cơ tài chánh hơn là đến từ sự rung động chân thật của con tim.

Hỏi Đáp Di Trú

- Hỏi: Nếu chúng ta giả thử rằng các nhân viên lãnh sự luôn nghi ngờ về những sự liên hệ không theo một số tập tục nào đó, vậy có cách nào cải thiện để cuộc phỏng vấn thành công không?

- Đáp: Đương đơn xin chiếu khán nên luôn ở tư thế vững vàng để giải thích tại sao sự việc xảy ra không giống như lãnh sự kỳ vọng. Để thực hiện điều này, đương đơn phải biết những điểm nào có thể gây sự nghi ngờ cho nhân viên lãnh sự. Những điều có thể trông rất bình thường đối với đương đơn nhưng lại bị nhân viên lãnh sự xem là "bất thường".

- Hỏi: Một lý do dẫn đến việc bị từ chối thường xuyên của những hồ sơ hôn phu-thê và vợ-chồng là đương đơn, tức người được bảo lãnh, không thể mô tả nơi mà người bảo lãnh sinh sống. Liệu có hợp lý không khi kỳ vọng một người phải mô tả về một nơi mà họ chưa từng sống qua?

- Đáp: Điều này không hợp lý và lại là lý do để nhân viên lãnh sự dễ dàng từ chối khi họ nghi ngờ. Giải pháp duy nhất cho người bảo lãnh là họ phải tin chắc rằng người được bảo lãnh phải biết tất cả mọi điều liên quan đến nơi sinh sống, nơi làm việc, thời gian rảnh rỗi làm những gì, tên của bạn bè, v.v... của người bảo lãnh.

Quý độc giả muốn có thêm tin tức cập nhật, xin theo dõi qua báo chí hay đón nghe chương trình phát thanh và phát hình trực tiếp của chúng tôi vào mỗi tối thứ Tư từ 7-8PM , trên các làn sóng 1430AM, 1500AM, và 106.3FM và trên trang nhà của văn phòng: www.rmiodp.com, mục Radio. Hoặc liên lạc với một văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: Văn Phòng mới trong khu Hanoi Plaza, trên đường Bolsa (714) 890-9933 , San Jose (408) 294-3888 (779 Story Road, phía trước Wal Mart), Sacramento (916) 393-3388 hay Email: info@rmiodp.com.
Thứ Tư, 23 Tháng Ba 2011(Xem: 138369)
Vào ngày 25 tháng 3 năm 2011, Văn phòng Di Trú của chính phủ Hoa Kỳ sẽ ngưng nhận đơn và sẽ chính thức đóng cửa Văn phòng Di Trú vào ngày 31 tháng 3 năm 2011.
Thứ Năm, 17 Tháng Ba 2011(Xem: 125022)
Trong chủ đề di trú hôm nay, chúng ta sẽ nói về một bài viết đặc biệt của Giáo sư Vivek Wadhwa, hiện là giảng sư các trường đại học nổi tiếng tại UC-Berkeley, Harvard Law School, Duke University and Emory University.
Thứ Tư, 09 Tháng Ba 2011(Xem: 137138)
Trong bất cứ hồ sơ xin chiếu khán (visa) phi-di-dân bị từ chối, các nhân viên Lãnh sự được yêu cầu cấp cho đương đơn một "Giấy Ghi Nhận Sự Từ Chối". Nhiều sự từ chối cấp chiếu khán này dựa trên điều luật 221(g) của Đạo Luật Quốc Tịch và Di Trú.
Thứ Bảy, 05 Tháng Ba 2011(Xem: 134044)
Thẻ mới trông giống như Thẻ Được Phép Làm Việc hiện nay nhưng sẽ có thêm dòng chữ "Dùng như Giấy I-512 Tạm Dung".
Thứ Năm, 24 Tháng Hai 2011(Xem: 125425)
Người di dân thường sống trong hoàn cảnh đặc biệt không thể tự vệ vì nhiều người không nói tiếng Anh giỏi, và thường sống xa gia đình và bạn bè thân thiết, và họ có thể không hiểu biết nhiều về luật pháp Hoa Kỳ.
Thứ Tư, 16 Tháng Hai 2011(Xem: 133061)
Nhiều thính giả và độc giả của Văn phòng Robert Mullins International luôn theo dõi rất sát thời gian các loại chiếu khán di dân đến ngày đáo hạn. Thời gian đáo hạn chiếu khán đã gia tăng khá nhanh trong suốt năm 2010, nhưng cũng đã trở lui rất nhanh từ tháng Giêng năm 2011.
Thứ Tư, 09 Tháng Hai 2011(Xem: 140882)
Trong qua khứ, nhiều người suy nghĩ rằng làm đơn bảo lãnh diện hôn thê- hôn phu (fiancée) tốt hơn là bảo lãnh diện vợ chồng vì diện hôn thê - hôn phu sẽ được phỏng vấn nhanh hơn.
Chủ Nhật, 30 Tháng Giêng 2011(Xem: 142771)
Việc ban hành luật di trú tai Quốc Hội trong năm 2010 đã chấm trong sự thất vọng. Đạo luật Ước Mơ từng được Hạ Viện thông qua khá sít sao thì bị Thượng viện bác bỏ vì không đủ 60 số phiếu cần thiết. Đạo luật cải tổ di trú đã không được đưa ra bầu bán lần nào trong năm ngoái.
Thứ Tư, 26 Tháng Giêng 2011(Xem: 137242)
Trong tháng vừa qua, sở di trú Hoa Kỳ đã điều chỉnh chính sách liên quan đến việc duyệt xét những đơn bảo lãnh sau khi người bảo lãnh qua đời. Trong những năm trước, Văn Phòng Dịch Vụ Và Công Dân Hoa Kỳ (USCIS) nói rằng luật di trú không cho phép người được bảo lãnh đang xin chiếu khán (visa) có sự chấp thuận đơn bảo lãnh nếu người bảo lãnh qua đời trong khi hồ sơ đang chờ đợi duyệt xét.
Thứ Tư, 19 Tháng Giêng 2011(Xem: 126889)
Vì những lợi ích của các công dân mới, Văn Phòng Dịch Vụ Di Trú và Công Dân Hoa Kỳ (USCIS) vừa phổ biến một bản lược duyệt những quyền lợi của các công dân vừa nhập tịch Hoa Kỳ. Những quyền này bao gồm quyền tự do phát biểu, tự do thờ phượng, quyền nộp đơn xin việc ở các văn phòng chính phủ liên bang, và quyền theo đuổi "cuộc sống, tự do và quyền theo đuổi hạnh phúc".